Các trường Đại học đang thay đổi như thế nào để chào đón thế hệ tân sinh viên?
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và mạng xã hội, các mô hình trường Đại học cũng đang từng ngày thay đổi, không chỉ bó buộc trong đào tạo đơn ngành, chuyên biệt nữa mà còn có cả đa ngành, liên ngành, thậm chí xuyên ngành để mở ra nhiều cơ hội cho chúng mình lựa chọn hơn!
MÔ HÌNH ĐA NGÀNH ĐÓN ĐẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ
Trên thế giới, các Đại học vùng được tổ chức, sắp xếp trên cơ sở sáp nhập những trường Đại học nhỏ của các khu vực xung quanh. Ở các đại học vùng này, việc quản trị đại học được phân cấp và chuyên môn hóa khi mà các đại học ( university ) tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư, quản trị nhân sự và tài chính.
ĐH Sydney (Úc) – trường đại học theo mô hình đa ngành khá nổi tiếng.
Còn lại, các trường đại học thành viên ( ecole , school ) tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhờ thế, mối quan hệ giữa đại học và các trường thành viên trở nên hài hòa, tính kết nối sâu rộng hơn, tạo điều kiện tối đa thực hiện tự chủ đại học.
Trong khi đó, nhắc đến các mô hình trường đại học ở Việt Nam, chúng mình thường chỉ quen với 2 thuật ngữ là đại học đơn ngành hoặc “đại học trong đại học”. Ví dụ ĐH Thái Nguyên có các trường ĐH thành viên gồm: ĐH Sư phạm, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Nông lâm, ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông, ĐH Y Dược…
Video đang HOT
Vấn đề ở chỗ, từng trường thành viên đều là trường đào tạo đơn ngành, đôi khi thiếu sự liên kết chặt chẽ với nhau, không tận dụng được thế mạnh nguồn lực, giáo viên của nhau. Mô hình khi đó sẽ giống với “liên hiệp các trường Đại học chuyên ngành” hơn là trường đại học đa ngành một cách trọn vẹn.
Mô hình đa ngành sẽ đem lại sự liên kết giữa các trường thành viên hơn.
Nhận thức được vấn đề đó, các trường đại học trong nước đang dần chuyển hướng. GS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội đã đưa ra kế hoạch phát triển của trường trong 5 năm tới với mục tiêu xây dựng đại học đa ngành, với các đơn vị thành viên gồm trường ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Y tế Công cộng, ĐH Điều dưỡng…
Tương tự, đại diện trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội cũng khẳng định kế hoạch 5 năm tới của trường là đặt mục tiêu trở thành ĐH đa ngành, thành lập 3 trường trực thuộc, gồm: Trường Kinh tế, trường Kinh doanh và trường Khoa học Công nghệ. Với 2 trường Kinh tế và Kinh doanh, trường đã đủ điều kiện. Còn trường Khoa học Công nghệ, trường cần phải chuẩn bị thêm, với hạt nhân hiện tại là ngành Công nghệ Thông tin.
ĐH Kinh tế quốc dân dự định trở thành trường đa ngành trong 5 năm tới.
SINH VIÊN THẾ HỆ Z SẼ ĐƯỢC LỢI GÌ?
Những điểm ưu việt được kỳ vọng ở mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực đó là bộ máy tổ chức gọn nhẹ, ngân sách được đầu tư tập trung, sinh viên được tự do lựa chọn học các môn học hoặc các chương trình liên ngành ở các trường khác nhau trong một đại học…
Như vậy “thực đơn” các ngành học để sinh viên lựa chọn sẽ phong phú hơn, nhiều môn học liên ngành ra đời với sự liên kết giữa các trường thành viên giúp trang bị kiến thức – kỹ năng đa ngành cho sinh viên, sinh viên được học với những giảng viên ưu tú nhất trong hệ thống trường, việc chuyển sang ngành học phù hợp hơn (nếu phát sinh nguyện vọng) giữa các trường thành viên cũng được thực hiện đơn giản, dễ dàng…
Sinh viên có thể tiếp cận điều kiện học tập tốt nhất của nhiều ngành học, nâng cao kỹ năng.
Đó là chưa kể khi các trường liên kết với nhau trong một đại học vùng cũng sẽ tận dụng được những lợi thế về quy mô, nguồn lực, tạo điều kiện để các giảng viên, sinh viên kết nối với nhau, thực hiện các hoạt động nghiên cứu. Nhờ đó, sinh viên có thể tiếp cận điều kiện học tập tốt nhất của tất cả các ngành chứ không chỉ ngành thế mạnh của trường thành viên mình đang theo học; “mạng lưới quan hệ” ( network ) của sinh viên cũng sẽ rộng rãi hơn, giúp ích cho chặng đường phát triển sự nghiệp.
Như vậy việc được học liên ngành, đa lĩnh vực ngay tại một giảng đường là một cơ hội lớn cho teen mình. Tuy nhiên, đứng trước quá nhiều lựa chọn có thể khiến chúng mình bị rối, vì vậy hãy lắng nghe bản thân mình để chọn ngành phù hợp thay vì chạy theo đám đông chọn ngành hot, ngành được nhiều người dự thi nha.
Sự thật là ngành học không nhất định phải là con đường trực tiếp dẫn đến sự nghiệp tương lai, đam mê của bạn có thể hoàn toàn thay đổi trong 4 năm giảng đường, do đó hãy luôn lắng nghe bản thân và đừng quá bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài trong quyết định chọn trường, chọn ngành của mình nhé!
Được chủ động cho sinh viên nghỉ học hoặc dạy trực tuyến
Thứ trưởng GD-ĐT Hoàng Minh Sơn vừa ký công văn gửi các đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Phun khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục (Ảnh: DUY LINH)
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục căn cứ tình hình dịch bệnh của địa phương để điều chỉnh kế hoạch dạy và học trong giai đoạn hiện tại và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu; chủ động quyết định cho sinh viên nghỉ học hoặc chuyển sang dạy và học trực tuyến.
Thứ trưởng GD-ĐT Hoàng Minh Sơn vừa ký công văn gửi các đại học, trường đại học, học viên, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương để điều chỉnh kế hoạch dạy và học trong giai đoạn hiện tại và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu; chủ động quyết định cho sinh viên nghỉ học hoặc chuyển sang dạy và học trực tuyến (nếu cần thiết) theo các hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về việc bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch Covid-19.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT yêu cầu cần tăng cường truyền thông, quán triệt tới toàn thể cán bộ và sinh viên thực hiện nghiêm túc "Thông điệp 5K" (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế), cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone; hạn chế tối đa việc di chuyển ra khỏi nơi cư trú, trường hợp sinh viên về quê nghỉ Tết phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn; thực hiện nghiêm công tác khai báo y tế nếu có các triệu chứng bệnh như ho, sốt, đau họng và đã từng đi tới vùng có dịch hoặc có tiếp xúc với người thuộc diện F0, F1, F2.
Đại học đa ngành: Đích đến phải là chất lượng Đại học (ĐH) đa ngành, đa lĩnh vực là phương tiện, không phải là mục tiêu để các trường phấn đấu. Chất lượng nghiên cứu, tỷ lệ việc làm sinh viên... mới là mục tiêu cần nâng tầm giá trị. Đó là quan điểm của TS Phạm Hiệp - Giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục Edlab Asia trước...