Các trường cao đẳng sư phạm mong được đối thoại với Bộ Giáo dục
Bộ Giáo dục cần có chủ trương quy định, hướng dẫn thực hiện chuyển tiếp số sinh viên cao đẳng sư phạm đang đào tạo và tốt nghiệp trong các năm 2020, 2021, 2022.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo Câu lạc bộ các trường cao đẳng sư phạm (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho biết:
Sau khi thảo luận tại Hội nghị Câu lạc bộ các trường Cao đẳng sư phạm tổ chức tại Đắc Lắk vào ngày 8/10/2020, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, lãnh đạo của 14 trường đại diện cho các trường cao đẳng sư phạm cả nước đồng thuận kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành cùng các bộ, ngành liên quan một số nội dung. Bao gồm:
Ảnh minh họa: Vietnam
Một là, cần duy trì hệ thống trường sư phạm địa phương trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp phù hợp với từng địa phương và có lộ trình tương ứng với việc ban hành hoặc sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Hai là, tiếp tục thực hiện việc phân cấp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non, Tiểu học, trung học cơ sở cho các địa phương như từ trước đến nay, trong đó có nhiệm vụ của trường sư phạm địa phương trong việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; bồi dưỡng cấp chứng chỉ công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
Video đang HOT
Ba là, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương quy định, hướng dẫn thực hiện chuyển tiếp cho số sinh viên cao đẳng sư phạm đang đào tạo và tốt nghiệp trong các năm 2020, 2021 và 2022.
Các quy định chuyển tiếp theo hướng vừa đảm bảo quyền lợi cho người học, vừa tạo điều kiện cho các trường cao đẳng sư phạm hoạt động trong khi chờ Chính phủ sắp xếp, quy hoạch. Trước mắt là giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng ngành Sư phạm Mầm non cho các trường Cao đẳng Sư phạm phù hợp với nhu cầu của từng địa phương.
Bốn là, sớm ban hành Điều lệ trường Cao đẳng Sư phạm, các quy định về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng sư phạm.
Năm là, mong muốn được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các trường cao đẳng sư phạm để đối thoại, giải đáp những kiến nghị, nguyện vọng của các trường.
Rõ ràng, cùng với nền giáo dục, sự tồn tại của trường sư phạm là tất yếu; củng cố, phát triển trường sư phạm vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu của phát triển giáo dục. Trường Sư phạm là cơ sở đào tạo mang tính đặc thù nghề nghiệp cao, nên trường sư phạm cần phải có cơ chế quản lý riêng, được ưu tiên trong đầu tư, chế độ đãi ngộ.
"Khủng hoảng" tuyển sinh: Trường cao đẳng thay đổi để tồn tại
Hệ thống các trường sư phạm địa phương, nhất là trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) đang "khủng hoảng" lớn trong công tác tuyển sinh.
Dường như nhiều trường hoạt động chủ yếu là bồi dưỡng GV. Giải bài toán thay đổi để tồn tại hay giải thể, sáp nhập, nhiều trường đã tìm ra lối đi riêng cho mình.
Các trường sư phạm cần đổi mới đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới (ảnh TG)
Hướng đi nào
Thay đổi để tồn tại và phát triển là vấn đề cấp thiết với các trường sư phạm, đặc biệt là trường địa phương. Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều chuyên gia, ở một số địa phương, giữa sở GD&ĐT và trường CĐ sư phạm dường như chưa có tiếng nói chung. Trong khi hoạt động GD địa phương có nhiều việc phải làm liên quan đến tạo nguồn GV cho tỉnh, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng chuẩn trình độ GV theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thế nhưng, việc này lại không được giao cho các trường CĐSP tham gia. Lý giải điều này có ý kiến cho rằng, việc bồi dưỡng GV thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới, cũng như việc tham gia bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, tổ chức chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, trường CĐSP không đủ sức làm.
Theo GS.TS Đinh Xuân Khoa, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, việc các trường sư phạm nói chung và CĐSP nói riêng cần làm ngay là phải nâng cao chất lượng giảng viên, đáp ứng nhu cầu của đổi mới "căn bản, toàn diện".
Đặc biệt, đứng trước yêu cầu đổi mới Chương trình GDPT, các trường đào tạo sư phạm phải vận dụng thành công thành tựu cách mạng 4.0 trong giảng dạy. Nhà trường phải thực tế hơn, tìm hiểu xem giáo dục phổ thông cần gì, mình phải đổi thay thế nào để nhập cuộc. Cần có sự kết hợp nhuần nguyễn giữa lý luận dạy học với kinh nghiệm, tăng cường thực hành để đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn.
NGƯT Đặng Lộc Thọ, nguyên Hiệu trưởng Trường CĐSP Trung ương, chia sẻ: Trường CĐSP Trung ương có 3 trường thực hành sư phạm mầm non. Những trường này là nơi SV thực hành, vừa để nhà trường minh chứng chất lượng đào tạo với người học và xã hội. Thực tế cho thấy, tâm lý chung người học chuộng bằng cấp ĐH.
Tuy nhiên ở Trường CĐSP Trung ương, đào tạo GV mầm non vẫn là địa chỉ uy tín, giáo sinh tốt nghiệp luôn được các trường mầm non rộng cửa đón nhận. Tôi cho rằng, các trường sư phạm cần nương tựa vào trường thực hành sư phạm nhiều hơn; tiếp tục đổi mới từ phương pháp dạy học đến vận dụng phương pháp dạy học tiên tiến.
Thành công bước đầu
Giờ lên lớp của sinh viên sư phạm Trường Đại học Trà Vinh (ảnh TG)
Trong khi nhiều trường CĐSP chật vật tìm nguồn tuyển, Trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn tuyển sinh tốt các ngành sư phạm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những điều thuyết phục nhất là vị thế của nhà trường với công tác đào tạo và bồi dưỡng GV của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được khẳng định.Theo đại diện nhà trường, có được kết quả trên do những năm gần đây, Trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu đổi mới đồng bộ các khâu trong quá trình đào tạo sư phạm, trong đó có liên kết với trường ĐH để nâng cao hiệu quả đào tạo.
Theo ThS Nguyễn Văn Tráng (Trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu), trường chủ động chuyển từ dạy kiến thức sang phát triển phẩm chất đạo đức, chú trọng dạy người. Chuyển từ dạy để người học "biết được gì" sang "làm được gì". Triển khai định hướng trên, giảng viên trong trường phải có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ Chương trình GDPT mới. Từ đó, các trường vận dụng để thay đổi chương trình, cách thức đào tạo nhằm đáp ứng cho việc dạy học Chương trình GDPT mới tại trường phổ thông.
Không nằm ngoài khó khăn chung, Trường CĐSP Nam Định cũng chật vật xoay sở cho qua những khó khăn. Giải quyết tình trạng không có SV, Sở GD&ĐT Nam Định "bật đèn xanh" để trường tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho GV và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS. Cụ thể, Ban chủ nhiệm khoa Tự nhiên của Trường CĐSP Nam Định cử giảng viên xuống trường dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho HS các trường THCS. Việc làm trên được đánh giá đem lại chất lượng cao, tạo việc làm, trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và GV.
Thầy Võ Hoàng Khải- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho biết: Chúng tôi chủ động tìm đến người học và sát cánh cùng ngành GD thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu Chương trình GDPT mới. Đây là một trong nhiều điểm đổi mới căn bản mà giảng viên các trường sư phạm phải thấu hiểu để bồi dưỡng, tập huấn cho GV phổ thông một cách tốt nhất. Trước thách thức của công nghệ 4.0, các trường cần kết hợp mô hình trực tiếp và trực tuyến để bảo đảm hiệu quả trong công tác bồi dưỡng GV hiện nay và sau này.
Chuyên gia "mách" cách cứu các trường cao đẳng sư phạm, đại học địa phương Bộ Giáo dục cần chỉ đạo cụ thể thực hiện quy trình đào tạo kết hợp: 3 năm tại trường cao đẳng sư phạm địa phương 1 năm tại trường đại học sư phạm trọng điểm. Trước những nguy cơ về trường cao đẳng sư phạm, đại học địa phương đã được nêu ở bài viết trước, chia sẻ với Tạp chí điện...