Các triệu phú tự thân dạy con cái bài học về tiền bạc rất khác “người thường”: Thật sự, cơ hội kiếm tiền có ở khắp mọi nơi!
Chỉ cần biết quan sát, học hỏi và kết giao đúng người, tiền bạc tự khắc sẽ kéo tới.
Trong một cuốn sách đã phát hành của Steve Siebold, “Secrets Self-Made Millionaires Teach Their Kids” (Tạm dịch: “Bí mật mà những triệu phú tự thân dạy con cái của họ), cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp, diễn giả chuyên nghiệp, đồng thời là triệu phú tự thân này đã chia sẻ một vào thông tin mà ông tin rằng chúng sẽ giúp con trẻ hình thành thói quen kiếm tiền tốt, và cuối cùng khiến chúng trở nên giàu có.
Tác giả Siebold đã nói chuyện với hơn 1.200 triệu phú khác và chắt lọc những lời khuyên của họ thành 160 chương ngắn để các bậc cha mẹ đọc cùng con mình. Bên cạnh những lời khuyên chung như để trẻ “thực hành nói trước đám đông”, “tò mò” và “đối xử tốt với mọi người”, Siebold còn nhấn mạnh những hành động cụ thể mà trẻ em nên thực hiện nếu chúng muốn tự lập để đạt được thành công về tài chính sau này. Lấy ví dụ từ chính cuộc sống của chính mình, Siebold dạy trẻ cách biến thất bại thành chiến thắng, cách suy nghĩ sáng tạo và cả cách làm sao để đương đầu với những lời chỉ trích.
Đây là năm “mẹo” hàng đầu theo quan điểm của anh ấy.
1. Đọc “Wall Street Journal” và thường xuyên trò chuyện với các chủ cửa hàng trong thị trấn của mình
Siebold gợi ý độc giả nên chú ý đến những gì đang xảy ra ở các thị trường thuộc mọi quy mô bằng cách đọc Wall Street Journal (tên một nhật báo tại Mỹ) và thường xuyên trò chuyện với các chủ cửa hàng trong thị trấn của mình.
Siebold nói: “Hãy để ý đến bức tranh (thị trường) lớn (cả nước) và cả bức tranh địa phương. Chúng ta thực sự nên theo dõi mọi thứ để tìm cơ hội vì chúng thực sự ở khắp mọi nơi”.
2. Tránh suy nghĩ ngắn hạn
Video đang HOT
Siebold không khuyến khích mọi người có khuynh hướng suy nghĩ ngắn hạn, hoặc tin rằng kết quả sẽ hiển thị ngay lập tức thay vì dần dần.
“Cái gì cũng đều cần có thời gian cả,” anh nói. “Tư duy muốn hài lòng ngay lập tức không phải là thứ thuộc về những triệu phú tự thân, và thực tế cũng không thường xảy ra như vậy. Thành công cần thời gian thực và cả những nỗ lực thực sự, nó tuyệt đối không phải là điều xảy ra trong một sớm một chiều.”
3. Chơi các môn thể thao nhà giàu
Theo Siebold, các “vận động viên” trẻ, những người chơi gôn, quần vợt hoặc các môn thể thao khác được những người quyền lực ưa thích có cơ hội kết nối với những mối quan hệ tốt hơn so với những người tham gia nhiều vào bóng rổ hoặc bóng chày, vốn thường phổ biến với mọi người.
Anh nói: “Tôi biết đây là điều xa xỉ đối với rất nhiều người, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Những môn thể thao đó được thống trị bởi các gia đình giàu có và vì vậy mối liên hệ mà họ có thể tạo ra trong những môn thể thao đó là rất đáng kể. Nói vậy không phải là để ép buộc [bọn trẻ] tham gia những môn thể thao mà chúng không thích, nhưng ít nhất hãy cho chúng tiếp xúc với những môn thể thao đó về mặt kết nối”.
Hãy nghĩ mà xem: Các giao dịch kinh doanh thường được thực hiện trên sân gôn, không phải sân bóng đá. Nếu bạn (theo nghĩa đen) ở trong cùng một nhóm với những người giàu có, điều đó có nghĩa là bạn đang thiết lập cho mình thành công bởi những mối liên hệ gần gũi hơn.
4. Viết “thư tầm nhìn”
Bạn đã nghe nói về “Bảng tầm nhìn” rồi phải không? (Bảng tầm nhìn hay bảng ước mơ là một bức tranh ghép các hình ảnh, tranh ảnh và lời khẳng định về ước mơ cũng như mong muốn của một người, nó được thiết kế để phục vụ như một nguồn cảm hứng và động lực. Tính hữu ích của bảng tầm nhìn đã được chứng thực bởi những người nổi tiếng như Oprah Winfrey, Steve Harvey và John Pierre.) Tác giả Siebold đã gợi ý một thứ tương tự có tên là “thư tầm nhìn”, ở đó, con trẻ sẽ viết thư cho một người bạn, giả vờ đó là trong tương lai và rằng chúng đã hoàn thành tất cả các mục tiêu của mình. Điều này thúc đẩy con cái làm việc chăm chỉ, nỗ lực hơn thông qua việc cho chúng biết trước cảm giác hạnh phúc sau khi chúng hoàn thành được một điều gì đó.
Theo Siebold, các giao dịch mua lớn chủ yếu hấp dẫn vì những cảm giác tốt đẹp mà chúng tạo ra, và việc viết một bức “thư tầm nhìn” giúp thúc đẩy cảm xúc tốt đẹp tạo ra động lực cho chúng.
5. Cười thật nhiều
Trên hết tất cả, Siebold nói rằng con trẻ nên nhớ dành thời gian để thư giãn và cười – điều này sẽ khiến chúng cảm thấy cởi mở hơn với sự sáng tạo và trải nghiệm mới. Cá nhân anh ấy thư giãn bằng cách xem phim của Will Ferrell và các clip của Bob Hope.
“Giảm căng thẳng, vui vẻ hơn và tận hưởng quá trình này, bởi lẽ trở thành một triệu phú tự thân luôn là cả hành trình. Và những điều trên là con đường thiết yếu dẫn đến nó”, Siebold chia sẻ.
Đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực
Thái độ sống là chìa khóa của hạnh phúc' và mỗi đứa trẻ khi lớn lên với suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.
Không ai khác, chính cha mẹ là người dạy cho trẻ những bài học đầu tiên, là người đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực mỗi ngày.
Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng tại trại hè do Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa) tổ chức.
Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên có những hành động tiêu cực, hủy hoại bản thân do nhiều nguyên nhân như: trầm cảm, áp lực học tập, bất đồng quan điểm với bố mẹ hoặc khi xảy ra các vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống. Khi sự việc xảy ra, dư luận xã hội đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thương cảm có, xót xa có và có cả những lời chỉ trích nặng nề... Thế nhưng, đằng sau mỗi câu chuyện đều là một bài học cay đắng, thức tỉnh các bố mẹ trong việc giáo dục, đặc biệt là xây dựng suy nghĩ tích cực cho con ngay từ khi còn nhỏ.
Chị Lê Thị Phương, Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) cho rằng: "Trong thời đại công nghệ 4.0, làm bố mẹ hay con trẻ ít nhiều cũng đều chịu những áp lực riêng. Bố mẹ nào cũng yêu con và mong muốn điều tốt nhất cho con mình. Ý thức được những áp lực trong công việc, cuộc sống nên điều tốt nhất mà gia đình chúng tôi làm cho các con đó là xây dựng lối sống tích cực ngay từ khi còn nhỏ".
Chị Phương tâm sự, chị có 2 đứa con (con trai 14 tuổi và con gái 9 tuổi), mặc dù không có nhiều thời gian trò chuyện cùng các con, song thi thoảng chị vẫn kể những mẩu chuyện nhỏ về cuộc sống và mỗi tình huống xảy ra đều được chị hướng dẫn các con giải quyết theo hướng tích cực nhất. Thay vì những câu phàn nàn trước mặt các con thì chị thường nói về những việc tốt hoặc điều tích cực của vấn đề như: "Cô đồng nghiệp mới ở văn phòng mẹ tốt bụng lắm, cô thường xuyên giúp đỡ mẹ", "hôm nay con ném bóng tốt hơn buổi học trước"... đặc biệt là khi cả nhà cùng quây quần, vui vẻ bên nhau. Và chị cũng luôn nhắc nhở các con rằng, người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi mà là người có thái độ tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vào mỗi dịp hè, chị Phương cũng khuyến khích, đăng ký cho các con tham gia các khóa học trải nghiệm hoặc khóa học thể thao yêu thích để rèn luyện bản thân.
Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển các trung tâm giáo dục kỹ năng sống. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 28 công ty được cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ hành chính.
Tại Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa), vào mỗi dịp hè thường thu hút khoảng 200 - 300 học viên từ học sinh cấp tiểu học đến THPT tham gia các khóa trải nghiệm. Trong đó, các khóa học đều hướng đến 7 giá trị cốt lõi bao gồm: yêu thương, kiên trì, tích cực, dũng cảm, trách nhiệm, tự lập và tự tin.
Chị Nguyễn Thị Huế, Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa) cho biết: Thông qua các hoạt động theo đội nhóm, các con được giao lưu với nhiều độ tuổi, được sinh hoạt trong môi trường tập thể đầy tích cực và tính kỷ luật, trách nhiệm, đòi hỏi tình yêu thương bao bọc lẫn nhau. Đặc biệt, đối với các khóa rèn luyện về giao tiếp, ứng xử dành cho học sinh THCS, THPT sẽ giúp các em xây dựng niềm tin vào bản thân, vui vẻ, tích cực trong giao tiếp, ứng xử văn minh khi gặp xung đột. Mặc dù mỗi khóa học chỉ kéo dài 5 ngày, song điều quan trọng mà mỗi học viên được trang bị đó là sự tự tin, tích cực, tự chủ và tự giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, điều quan trọng của các chương trình rèn luyện còn giúp trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, lạc quan ngay cả với những điều rất nhỏ.
Hiện nay, cùng với việc giáo dục lối sống hàng ngày, rất nhiều gia đình khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao. Theo một số nghiên cứu, vận động thể thao sẽ giúp cơ thể tiết ra Endorphin và các hormone khác giúp giảm lo âu, tăng cảm giác vui vẻ, yêu đời. Trẻ được luyện tập thể thao thường xuyên sẽ khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần, góp phần bồi đắp lối sống tích cực.
Có thể nói rằng, việc xây dựng thái độ sống tích cực ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có xu hướng giải quyết các vấn đề một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, việc đồng hành cùng con xây dựng lối sống tích cực không có nghĩa rằng chúng ta thỏa hiệp mọi vấn đề và phớt lờ những mặt tiêu cực, mà quan trọng là các bậc cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực để nuôi dưỡng khả năng thích ứng của trẻ trong cuộc sống.
GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Cần làm gương cho con cháu về tư cách, đạo đức và sự lao động của cha mẹ GS. NGND Nguyễn Lân Dũng quan niệm, dạy con vừa là niềm vui, vừa là trách nhiệm. Ông vui vì hai con đều trưởng thành và có đóng góp xứng đáng với xã hội. Ở tuổi 84, GS. NGND Nguyễn Lân Dũng vẫn miệt mài làm việc. (Ảnh: NVCC) Là một người gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp trồng người và...