Các tổ hợp không thông dụng có rất ít thí sinh chọn lựa
Tại các mùa tuyển sinh trước, nhiều trường đã tạo ra các tổ hợp xét tuyển không theo truyền thống. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT nhận định, các tổ hợp ít thông dụng hầu như không được các trường tốt và thí sinh tốt lựa chọn nên đã không phát huy hiệu quả tuyển sinh như mong muốn.
(Ảnh minh hoạ: THUỶ NGUYÊN)
Theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành, nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển được quy định sử dụng kết quả của ba bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn bốn tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.
Với nguyên tắc lựa chọn tổ hợp trên, trong những mùa tuyển sinh trước, nhiều trường đã kết hợp để tạo ra các tổ hợp, đặc biệt là với các tổ hợp có môn năng khiếu.
Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, năm nay chưa có thống kê đầy đủ nên chưa biết chính xác tỷ lệ các tổ hợp truyền thống trong phương án tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng.
Video đang HOT
Cung cấp số liệu năm 2018 và năm 2019, lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học cho biết: Các trường đã sử dụng hơn 150 tổ hợp để xét tuyển. Trong đó, năm tổ hợp xét tuyển truyền thống (A00, D01, A01, B00, C00) luôn chiếm trên 90% nguyện vọng đăng ký xét tuyển và đã có trên 85,5% thí sinh trúng tuyển ở năm tổ hợp truyền thống này.
Các tổ hợp truyền thống với các môn thi chủ yếu và có tính liên quan đến nhau vẫn là điều kiện tuyển sinh của phần lớn các ngành, các trường. Hơn 140 tổ hợp khác có thí sinh đăng ký nhưng chỉ chiếm gần 10% số nguyện vọng đăng ký xét tuyển. “Nhiều tổ hợp do các trường đưa ra không có, hoặc có rất ít thí sinh đăng ký xét tuyển. Nếu có đăng ký xét tuyển bằng các tổ hợp này thì thí sinh cũng để ở các nguyện vọng có mức ưu tiên rất thấp” – bà Nguyễn Thu Thủy nhận xét.
Có thể thấy, các tổ hợp ít thông dụng hầu như không được các trường tốt và thí sinh tốt lựa chọn nên hầu như không phát huy tác dụng, trừ các ngành liên quan đến năng khiếu.
“Như vậy, việc các trường đưa ra nhiều tổ hợp để xét tuyển với mong muốn làm tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, tuy nhiên thực tế lại làm phức tạp cho công tác tổ chức xét tuyển, làm nhiễu thông tin trong việc thí sinh lựa chọn tổ hợp đăng ký xét tuyển” – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết; đồng thời, bà nhắc rằng theo quy định “hiệu trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về quy trình, cơ sở xác định tổ hợp tuyển sinh”.
Những điều thí sinh cần biết về xét tuyển đại học 2020
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh 2020, căn cứ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT vẫn xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với 1 số ngành.
Đây là thông tin được PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT đưa ra tại tọa đàm "Hỏi đáp về kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2020" vừa diễn ra. Theo bà Thủy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay về cơ bản vẫn ổn định như năm trước, đồng thời Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục hỗ trợ thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ các trường trong xét tuyển đợt 1 đối với các trường có sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Thí sinh vẫn được đổi nguyện vọng 1 lần khi có điểm thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh họa)
Đối với thí sinh xét tuyển vào các trường bằng phương thức này sẽ được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi trên một Phiếu và nộp tại các điểm tiếp nhận do sở GD-ĐT quy định (thông thường là nơi thí sinh đang theo học).
Thí sinh được một lần đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến (online) hoặc bằng phiếu nộp tại Điểm tiếp nhận sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đã xét tuyển, trúng tuyển và nhập học (đã nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi) bằng các phương thức xét tuyển khác trước ngày xét tuyển đợt 1 thì không được tham gia xét tuyển đợt 1.
Các thí sinh cần vào trang thông tin điện tử của trường để xem thông tin tuyển sinh được quy định trong đề án tuyển sinh.
Thí sinh đăng ký xét tuyển cùng với đăng ký dự thi trên một Phiếu và nộp tại các điểm tiếp nhận do sở giáo dục và đào tạo quy định (thông thường là nơi thí sinh đang theo học).
Thí sinh được một lần đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến (online) hoặc bằng phiếu và nộp tại Điểm tiếp nhận sau khi có điểm thi THPT. Thí sinh đã xét tuyển, trúng tuyển và nhập học (đã nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi) bằng các phương thức xét tuyển khác trước ngày xét tuyển đợt 1 thì không được tham gia xét tuyển đợt 1.
Thí sinh có đăng ký xét tuyển vào các trường Công an, Quân đội cần phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ liên quan.
Đại diện Vụ Giáo dục Đại học cho biết thêm, Bộ GD-ĐT sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đối với ngành đào tạo giáo viên và các ngành thuộc khối sức khỏe.
"Các em nên chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các quy định trong Quy chế tuyển sinh hiện hành và các văn bản hướng dẫn tuyển sinh của Bộ, đặc biệt là các quy định về tuyển sinh của trường để thực hiện đúng, tránh nhầm lẫn sai sót dẫn tới thiệt thòi về quyền lợi của mình", bà Thùy lưu ý./.
Đại học Công nghiệp Quảng Ninh thu hút học sinh giỏi với học bổng 12,5 tỉ đồng Nhằm khuyến khích, thu hút học sinh giỏi tham gia các chương trình đào tạo góp phần mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh vừa ban hành chương trình học bổng tuyển sinh năm 2020 với tổng kinh phí lên đến 12,5 tỉ đồng, được xét trao cho thí sinh...