Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất “tha” cho Skype
Etisalat, nhà mạng hàng đầu Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã ngừng chặn truy cập website Skype dù động thái này có thể gây áp lực lên doanh thu của hãng.
Các nhà cung cấp dịch vụ gọi điện qua Internet ( VoIP) như Skype cho phép gọi điện thoại, nhắn tin miễn phí qua môi trường Internet trong khi gọi từ Internet về số di động hay cố định rẻ hơn nhiều so với các phương tiện truyền thống. Skype hiện là nhà cung cấp dịch vụ VoIP số 1 thế giới và thuộc sở hữu của tập đoàn Microsoft.
Trong tuyên bố chính thức trên Facebook, nhà mạng Etisalat cho biết đã bỏ chặn truy cập website Skype, nơi người dùng có thể tải phần mềm Skype. Skype đã xuất hiện tại UAE nhưng mọi nỗ lực truy cập trước ngày 8/4/2013 đều bị từ chối. Tuyên bố không nhắc tới việc gọi từ Skype sang điện thoại có được cho phép hay không. Ban đầu, Etisalat thông báo việc này trên Twitter tuần trước song nhanh chóng xóa bỏ tin tweet.
Matthew Reed, chuyên gia phân tích của hãng Informa (UAE) giải thích nguyên nhân của động thái bỏ chặn Skype: “Duy trì sự hạn chế VoIP ngày càng kém bền vững hơn do cách mọi người liên lạc đang thay đổi nhanh chóng. Tốt hơn các nhà mạng nên tìm giải pháp hợp tác với những người chơi OTT (over-the-top) như Skype thay vì khổ sở, cố gắng đi ngược lại xu thế thị trường”.
Tuy nhiên, cho phép dịch vụ OTT hoạt động cũng đồng nghĩa với việc nhà mạng tổn thất một lượng doanh thu từ cuộc gọi quốc tế không nhỏ. Chúng là nguồn thu quan trọng của UAE, quốc gia có phần lớn dân số đang làm việc tại nước ngoài. Những dịch vụ nhắn tin miễn phí như Whatsapp hay BlackBerry Messenger (BBM) cũng “ăn” vào doanh thu tin nhắn quốc tế.
Giá gọi Skype từ UAE sang Mỹ là 0,019 USD/phút trong khi giá cước tương tự của Etisalat là 0,58 USD/phút vào giờ cao điểm và 0,37 USD/phút vào lúc bình thường. Như vậy, gọi từ Skype rẻ hơn Etisalat tới 19 lần.
Video đang HOT
Etisalat hiện đang hoạt động tại 15 quốc gia. 69% doanh thu năm 2012 của hãng tới từ thị trường nội địa. Năm 2012, Etisalat đạt lợi nhuận 1,84 tỉ USD, giảm 24% so với năm 2009.
Etisalat và nhà mạng du Telecom đều thuộc sở hữu của các cơ quan chính phủ và Bộ Viễn thông Ấn Độ (TRA), được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của dịch vụ VoIP. TRA tuyên bố chỉ có Etisalat và du Telecom được quyền cung cấp dịch vụ VoIP, song tới nay hai hãng đều chưa có động thái phát triển dịch vụ nào.
Tuy vậy, người dân UAE vẫn “lách luật” bằng cách cài đặt Skype thông qua mạng riêng ảo VPN, kho ứng dụng hay khi đang ở nước ngoài. Sau khi cài đặt, dịch vụ có thể sử dụng bên trong UAE dù các cuộc gọi từ Skype sang điện thoại thường xuyên bị chặn.
Theo ICTnews/Reuters
Liệu người dùng có chấp nhận để nhà mạng chèn ép dịch vụ OTT?
Khi những công nghệ mới đem lại lợi ích lớn cho người sử dụng xuất hiện thì nhà mạng lại âm mưu ngăn chặn. 3G được kỳ vọng là bệ phóng cho sự phát triển của các dịch vụ gia tăng trên di động. Nhưng khi những công nghệ mới đem lại lợi ích lớn cho người sử dụng xuất hiện thì nhà mạng lại âm mưu ngăn chặn.
Trước khi dịch vụ nhắn tin miễn phí (OTT) phát triển mạnh tại Việt Nam, tất cả mạng di động có cung cấp 3G đều quảng bá mạnh mẽ về một mảnh đất màu mỡ và thuận lợi cho sự phát triển của những dịch vụ gia tăng trên nền công nghệ mới. Bản thân các mạng di động cũng rất tích cực tung ra các dịch vụ trên nền 3G để góp phần thúc đẩy sử dụng dữ liệu cũng như tăng doanh thu bằng từ tiện ích mới.
Dịch vụ OTT đem lại những tiện ích đặc biệt cho hàng chục triệu người dùng.Các ông lớn viễn thông còn rùm beng về việc khuyến khích mạnh mẽ những nhà cung cấp dịch vụ nội dung tung ra các tiện ích có lợi thực sự cho người dùng Việt, đặc biệt là công nghệ mới. Thế nhưng, việc quan tâm đến lợi ích thực sự của khách hàng đang bị đặt một dấu hỏi cực lớn khi dịch vụ OTT xuất hiện.
Cũng là một dịch vụ gia tăng nhưng khác với những nhà cung cấp truyền thống, các công ty làm tiện ích OTT miễn phí hoàn toàn thoại, nhắn tin... và dự kiến sẽ thu tiền từ những dịch vụ khác (hiện chưa được tiết lộ). Sự xuất hiện của OTT làm các nhà mạng lo ngại suy giảm doanh thu và lợi nhuận. Chính vì thế, những ông lớn viễn thông bắt đầu dự kiến những biện pháp khá "tức cười".
Đầu tiên, nhà mạng đề xuất chặn hoặc cấm không cho cung cấp dịch vụ OTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, ý tưởng này nhanh chóng bị Bộ Thông tin và Truyền thông dập tắt bởi lý do:
"Đây là dịch vụ không vi phạm thể chế, có lợi cho người dùng và là xu hướng phát triển mới của công nghệ thế giới nên không thể cấm".
Sau khi bị bác bỏ, các nhà mạng lại dự kiến tung ra gói cước mới mà chỉ khi dùng gói này mới được sử dụng dịch vụ OTT. Ý tưởng khá tức cười này cũng nhanh chóng bị cư dân mạng "ném đá" không thương tiếc.
Thứ nhất, dịch vụ OTT cũng giống như nhiều dịch vụ gia tăng trên nền Internet khác. Việc bắt phải trả thêm tiền mới được dùng OTT chẳng khác nào việc bắt người dùng trả thêm tiền mới được dùng Facebook hoặc check mail khi dùng 3G hay Internet.
Nếu cứ có một dịch vụ nào đó trên Internet trở nên "hot" thì nhà mạng lại bắt trả thêm tiền mới được dùng thì không còn điều gì đáng tức cười hơn.
Thứ hai, trên thế giới không có quốc gia nào đưa ra quy định lạ lùng này.
Và cuối cùng, dự định kìm hãm sự phát triển của dịch vụ OTT lộ rõ ý định kéo ngược lịch sử phát triển công nghệ của nhà mạng: OTT là xu hướng mới của thế giới, những nhà cung cấp truyền thống muốn ngăn chặn sự phát triển để cố gắng vơ vét lợi nhuận từ người dùng và không cho họ sử dụng những tiến bộ công nghệ mới.
Trong lịch sử phát triển viễn thông Việt Nam, có những quyết định đi ngược lại lợi ích của người tiêu dùng và sự phát triển tương tự như đề xuất chặn dịch vụ OTT là việc duy trì độc quyền viễn thông di động.
Với nhiều lý lẽ khác nhau nhưng khi cho phép Viettel cung cấp dịch vụ thông tin di động, người dùng Việt Nam mới thấy một thế giới hoàn toàn khác: Giá rẻ, khắp mọi nơi và cho mọi người chứ không phải dịch vụ chỉ có ở thành phố lớn, dành cho người giàu và giá cắt cổ.
Liệu hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam có cho phép nhà mạng làm hại dịch vụ OTT, ngăn họ sử dụng những tiến bộ công nghệ mới? Hãy chờ người sử dụng lên tiếng.
Theo GenK
Nhà mạng trước "mối nguy" nhắn tin, gọi điện miễn phí Zalo, Viber, Wala, Line, WhatsApp, KakaoTalk..., những ứng dụng OTT (Over The Top) cho phép nhắn tin, gọi điện miễn phí đang nở rộ như nấm sau mưa tại Việt Nam, tỷ lệ thuận với số người dùng smartphone càng ngày càng lớn. Sự bùng nổ của các ứng dụng OTT như nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng đang là một...