Các thông tin về kỳ thi THPT quốc gia được dư luận đặc biệt quan tâm
Tuần qua, bên cạnh các thông tin xử lý vi phạm gian lận thi cử kỳ thi THPT quốc gia 2018, các thông tin chi tiết về kỳ thi năm nay được dư luận, các bậc phụ huynh và học sinh quan tâm ở mọi khía cạnh.
Ảnh minh họa
Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về kỳ thi THPT quốc gia
Theo thông tin hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019, chậm nhất ngày 25/4 thí sinh đăng ký hồ sơ không hợp lệ sẽ được phản hồi để điều chỉnh bằng địa chỉ gmail hoặc số điện thoại thí sinh ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019.
Theo đó, ngày 20/4 là hạn nộp hồ sơ cuối cùng, bắt đầu từ ngày này, thí sinh sẽ không được điều chỉnh bài thi cũng như địa điểm thi THPT quốc gia năm 2019.
Khi đăng nhập vào hệ thống quản lý thi, thí sinh có thể biết được tất cả các thông tin mình đã đăng ký. Những thông tin sai sót trong khi đăng ký sẽ được phản hồi trước ngày 25/4. Các thông tin khác về công nhận tốt nghiệp THPT; Giấy báo dự thi; Địa điểm thi; Kết quả xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; Kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ có phản hồi sai sót trước ngày 25/5.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2019 trên cả nước có hơn 886 nghìn thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có hơn 653 nghìn thí sinh đăng ký lấy kết quả để xét tuyển đại học.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết, đề thi năm nay sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12. Một trong những giải pháp để nâng cao kết quả kỳ thi là tổ chức tốt hoạt động dạy học; ôn thi hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị đăng ký dự thi phải hoàn thành việc nhập Hồ sơ đăng ký dự thi cho thí sinh chậm nhất là ngày 25/4. Đối với Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT và hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT kèm theo; nhập dữ liệu của thí sinh vào Hệ thống quản lý thi cũng phải trước ngày 25/5 là các đơn vị đăng ký dự thi phải hoàn thành.
Khi nhập xong dữ liệu, cán bộ máy tính sẽ in thông tin đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông của thí sinh từ Hệ thống quản lý thi, giao cho giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ được phân công tổ chức cho học sinh rà soát, ký xác nhận.
Song song đó sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi và các hồ sơ có liên quan đến kỳ thi, xem xét điều kiện dự thi của từng thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh, quyết định không cho thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ và thông báo trực tiếp cho thí sinh.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT cũng lưu ý các thí sinh phải chuẩn bị Chứng minh nhân dân để đăng ký dự thi. Trong trường hợp không có Chứng minh nhân dân thì Hệ thống quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.
Video đang HOT
Đối với những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, TC thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi. Sau khi nộp Phiếu đăng ký dự thi, thí sinh sẽ được đơn vị đăng ký dự thi cấp một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua internet tại địa chỉ https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn.
Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi từ khi đăng ký dự thi đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh ĐH, CĐ, TC. Để bảo mật thông tin. Thí sinh nhận được tài khoản và mật khẩu thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu và bảo mật tài khoản và mật khẩu của mình.
Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu, cách duy nhất là liên hệ với đơn vị đăng ký dự thi để xin cấp lại.
Cơ quan an ninh điều tra đọc quyết định khởi tố ông Đặng Hữu Thủy – phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm, trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La – Ảnh: Cơ quan an ninh
Xử lý nghiêm gian lận thi cử để làm án lệ, bài học kinh nghiệm cho kỳ thi sau
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ông không chấp nhận những cán bộ, giáo viên có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 – được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc, trong số 222 thí sinh được nâng điểm thi THPT quốc gia 2018, nhiều em là con em cán bộ ngành Giáo dục. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào trong việc xử lý những cán bộ này nếu họ bị cơ quan điều tra kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Thi cử phải nghiêm túc, kết quả thi phải đảm bảo trung thực, khách quan. Tôi rất đau lòng và không thể chấp nhận những cán bộ, viên chức ngành giáo dục bị kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh. Hành vi này vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Bộ GD&ĐT không chấp nhận những cán bộ, viên chức với nhân cách như thế được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình. Tinh thần là cương quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục những cán bộ này.
Bộ đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vị phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch.”
Việc xử lý trong năm 2018 sẽ như một tiền lệ và cũng như một thông điệp mạnh mẽ rằng: Mọi gian lận trong năm 2019 và những năm tiếp theo sẽ bị phát hiện và đã phát hiện sẽ xử lý nghiêm, thậm chí càng về sau càng xử lý nghiêm khắc, mạnh mẽ hơn những năm trước.
Liên quan đến nội dung này, trả lời câu hỏi của phóng viên truyền hình VTV1: “Những hình thức trong quy chế đã đủ tính răn đe, cảnh báo người có ý định sai phạm?”, theo PGS Mai Văn Trinh, quy chế về cơ bản đã hình dung, dự báo và đã có những phương án xử lý phù hợp với từng mức độ.
Đơn cử, đối với thí sinh có mức độ trừ điểm từ 25%-50% số điểm bài thi; cao nữa là hủy bài thi và cao hơn nữa là xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với cán bộ trong ngành Giáo dục, quan điểm của Bộ GD&ĐT là xử lý một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch; kiên quyết đưa ra khỏi ngành cán bộ, giáo viên sai phạm, vi phạm trong gian lận thi cử vừa qua.
“Đây là răn đe, là thông điệp mạnh mẽ gửi tới toàn xã hội, thí sinh, nhà giáo trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 và những kỳ thi tiếp năm theo” – PGS Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các đại biểu tại Lễ phát động “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc” (Ảnh: PHC)
Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc
Trong tuần qua, tại trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT, Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7- Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đến dự, chính thức phát động toàn quốc triển khai kế hoạch.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh 3 tiêu chí quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. “Khái niệm “trường học hạnh phúc” mà chương trình này hướng tới không phải cái gì đó to tát mà đơn giản là mỗi người cảm thấy ngày hôm nay của mình tốt hơn ngày hôm qua; khi đến trường được vui vẻ, an tâm làm việc, sáng tạo; được tin tưởng, tôn trọng và mọi người cùng giúp đỡ nhau để bản thân, nhà trường phát triển”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh môi trường nhà trường phải an toàn để từ giáo viên đến học sinh được yên tâm dạy học và sáng tạo. Tới đây, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, các nhà trường phải làm sao để cán bộ, giáo viên vững tin là mình được đổi mới, sáng tạo và đồng nghiệp sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ.
Bộ trưởng hy vọng việc triển khai kế hoạch này sẽ đem lại kết quả thiết thực, giúp các thầy cô, học sinh, người lao động trong nhà trường cảm thấy hạnh phúc, yêu thích việc đến trường hơn. Tuy nhiên, khi xây dựng kế hoạch, ngành giáo dục không sử dụng văn bản có tính quán triệt, mệnh lệnh hành chính để chỉ đạo các nhà trường, thầy cô làm theo.
“Chúng tôi không đặt vấn đề và không cho phép các nhà trường, sở giáo dục mang hoạt động xây dựng môi trường học tập hạnh phúc ra để thi đua. Đây phải là hoạt động có tính chất thiết thực, vì lợi ích của từng thành viên trong nhà trường và như vậy thì chẳng cần văn bản chỉ đạo hay mệnh lệnh hành chính, các thầy cô, học trò cũng tự nguyện tham gia”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Kim Thoa
Theo giaoducthoidai
Được bảo lưu kết quả thi THPT quốc gia nếu không bị điểm liệt
Bài thi từ 5 điểm trở lên được bảo lưu điểm để xét tốt nghiệp. Thí sinh tự do tuỳ chọn nơi nộp hồ sơ, nhưng dự thi chung với học sinh THPT.
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia 2018 - Ảnh:N.H
Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh được bảo lưu điểm thi của bài thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, và bảo lưu điểm thi của từng môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019 nếu bài thi, môn thi đạt từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Tuy nhiên, thí sinh chỉ được bảo lưu điểm bài thi tổ hợp nếu điểm toàn bài đạt từ 5 trở lên, và điểm các môn thi thành phần trong từng bài thi đều lớn hơn 1 (không bị điểm liệt).
Khi đăng ký bảo lưu điểm bài thi tổ hợp nào, thí sinh phải ghi đủ điểm của tất cả môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó trong phiếu đăng ký dự thi.
Điểm bảo lưu do Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương nơi thí sinh đã dự thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 xác nhận.
Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được chọn địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại một trong các điểm đăng ký dự thi cho thí sinh tự do do các Sở Giáo dục và Đào tạo quy định, nhưng phải dự thi tại các điểm mà các thí sinh đang học THPT của đơn vị đăng ký dự thi đó dự thi theo qui định (thí sinh tự do không thi riêng như năm 2018).
Thí sinh có học bạ theo chương trình nào phải đăng ký dự thi theo quy định của chương trình đó.
Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT có nguyện vọng được dự thi năm 2019 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12, hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước.
Riêng thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp không có học bạ THPT, hoặc học bạ giáo dục thường xuyên cấp THPT đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.
Theo tuoitre
Công bằng ở đâu trong thi cử khi sự nổ lực được phủ nhận bởi "tiền" Năm 2018, sau kỳ thi THPT Quốc Gia, nhiều thí sinh đã mua điểm để có thể đạt nguyện vọng vào những trường đại học mà mình muốn. Vì điều này, những bạn có năng lực cao hơn nhưng phải chịu cảnh thi rớt để cho những người "không kiến thức nhưng nhiều tiền" có cơ hội được đậu. Như thế, liệu sau...