Các thầy cô đã hiểu sâu và tự tin hơn với Chương trình GDPT mới

Theo dõi VGT trên

Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT cùng đoàn lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam họp đánh giá giữa kỳ Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP). Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Giám đốc WB tại Việt Nam – ông Ousmane Dione chủ trì cuộc họp.

Các thầy cô đã hiểu sâu và tự tin hơn với Chương trình GDPT mới - Hình 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Chương trình ETEP với sự hợp tác và tài trợ của Ngân hàng thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam”

Tạo ra sự thay đổi cơ bản về tư duy quản trị các trường sư phạm

Tại cuộc họp , Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Chương trình ETEP với sự hợp tác và tài trợ của Ngân hàng thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình có quy mô lớn, cách tiếp cận rất mới, căn bản, từ tăng cường năng lực các trường sư phạm đến xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng và triển khai bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông với một phương thức mới.

Chương trình ETEP đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về tư duy quản trị các trường sư phạm; gắn kết đồng bộ giữa nhu cầu và thực tế bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các chuẩn nghề nghiệp họ cần đạt và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đây là điều các lần cải cách giáo dục trước chưa làm được.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Theo báo cáo củaChương trình ETEP, thời gian qua, Chương trình đã đạt được một số kết quả chính. Trước hết về tăng cường năng lực các trường sư phạm, các trường đại học sư phạm tham gia ETEP đã xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017 – 2022 theo thỏa thuận, đạt được lộ trình tăng điểm theo cam kết thỏa thuận thực hiện chương trình (PA) trên cơ sở tham chiếu khung đánh giá năng lực các trường sư phạm (TEIDI).

Bộ GD&ĐT xây dựng được khung pháp lý mới về phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông: chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông và chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đáp ứng việc triển khai Chương trình GDPT mới;

Chương trình ETEP đã thiết lập và vận hành được phương thức mới trong bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, đó là kết hợp qua mạng và trực tiếp; kết hợp giữa các trường đại học sư phạm với các sở GDĐT và cơ sở giáo dục phổ thông; kết hợp giữa giảng viên sư phạm với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.

Các thầy cô đã hiểu sâu và tự tin hơn với Chương trình GDPT mới - Hình 2

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Tôi đã nhìn thấy rất nhiều tiến bộ tích cực của Chương trình ETEP”.

Vận hành phương thức bồi dưỡng này, bước đầu đã hình thành một cộng đồng học tập thông qua việc xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ;

Video đang HOT

Thời gian qua, cơ chế phối hợp giữa các trường đại học sư phạm với nhau và giữa các trường đại học sư phạm với các Sở GD&ĐT trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được cải thiện rõ rệt.

Tín hiệu tích cực

Đánh giá về kết quả này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, quá trình bồi dưỡng 17.000 giáo viên phổ thông cốt cán vừa qua, thông qua giám sát của Chương trình ETEP và các trường Sư phạm cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của giáo viên, từ chỗ còn mơ hồ về Chương trình GDPT mới, các phương pháp dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực phẩm chất, nay các thầy cô đã hiểu sâu và tự tin hơn. Đây là tín hiệu rất tích cực cho thấy hiệu quả của Chương trình.

Tôi đã nhìn thấy rất nhiều tiến bộ tích cực của Chương trình ETEP trong 6 tháng qua. Điều đó cho thấy những giải pháp và sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã đi đúng hướng; các trường đại học sư phạm tham gia Chương trình đã cố gắng rất nhiều.

Ông Ousmane

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao những kết quả đạt được của Chương trình ETEP, sự nỗ lực của các trường đại học sư phạm/học viện tham gia Chương trình, các Vụ, Cục, các Sở GD&ĐT và đặc biệt là những quyết định quan trọng, kịp thời của trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, đó là trao quyền nhiều hơn cho 8 trường đại học sư phạm chủ chốt tham gia Chương trình ETEP.

Đây là những yếu tố quan trọng đẩy nhanh tiến độ Chương trình ETEP và đã có bước ngoặt tích cực.

Nhằm đạt mục tiêu quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng hơn một triệu giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục, ông Ousmane cho rằng, trước những thách thức nâng cao năng lực các trường sư phạm, thách thức trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên thông qua hệ thống trực tuyến, cần thiết phải tái cấu trúc dự án với một hướng đi mới. Ông đưa ra một số đề xuất về phương án phát triển trọng tâm, hiệu quả cho Chương trình ETEP giai đoạn 2020 – 2022.

Tính đến ngày 1/11/2019, hơn 17.000 giáo viên phổ thông cốt cán của 48 tỉnh thành đã được bồi dưỡng về Chương trình giáo dục phổ thông mới và các kỹ năng sư phạm để nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Theo GDTĐ

Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để xét, thi thăng hạng: Ứa nước mắt thương thầy cô

Thời gian qua, quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để xét thăng hạng, nâng ngạch viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên đã phát sinh nhiều tiêu cực. Các loại "cò bằng cấp", "cò chứng chỉ" đã xuất hiện và có "đất" để trục lợi.

Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để xét, thi thăng hạng: Ứa nước mắt thương thầy cô - Hình 1

Ảnh minh họa

Giáo viên đang bị "móc túi"

Cho rằng đây là vấn đề gây ra nhiều bức xúc cho giáo viên, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn Trà Vinh) trao đổi bên hành lang Quốc hội: Để có thể trụ vững trong ngành, giáo viên đang phải chịu rất nhiều áp lực bởi những tác động khách quan, trong đó có vấn đề thi nâng ngạch, thăng hạngvới những yêu cầu về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ...

Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để xét, thi thăng hạng: Ứa nước mắt thương thầy cô - Hình 2

Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn Trà Vinh).

Theo quy định, giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp mới được xét thăng hạng, được hưởng lương đúng như bằng cấp mà họ đang có. Quy định này có nhiều bất cập. Đại biểu phân tích, đại đa số giáo viên làm trong môi trường không sử dụng ngoại ngữ thường xuyên nhưng lại yêu cầu họ phải có chứng chỉ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Với nhiều giáo viên, để có được chứng chỉ này còn khó hơn thi đại học. Đây chính là lý do để họ tìm mọi cách, kể cả gian lận để có được chứng chỉ.

"Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên là chủ trương hoàn toàn đúng, nhất là chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhưng với các quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ như hiện nay, để xét, thi thăng hạng giáo viên là chưa phù hợp với thực tiễn, rất cần điều chỉnh lại để phù hợp với thực tế hiện nay."

Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai kiến nghị

Theo đại biểu, với hàng triệu giáo viên đang trực tiếp đứng lớp, giảng dạy những môn không phải ngoại ngữ, mà yêu cầu họ cần đạt chuẩn B1, B2 là không phù hợp, gây lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của họ. Có cầu, ắt có cung nên các "cò" xuất hiện và tiêu cực cũng xảy ra; thực tế này đã được các cơ quan báo chí phản ánh.

"Khi nghe thông tin có giáo viên phải nộp số tiền lớn cho các "cò" để lấy chứng chỉ, thậm chí phải đi vay ngân hàng, tôi rất bất bình. Đây là việc lợi dụng quy định về chứng chỉ để "móc túi" giáo viên. Thực sự rất bức xúc và ứa nước mắt vì thương thầy cô" - đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai thẳng thắn nói, đồng thời đề nghị: Các cơ quan chức năng cần sớm điều chỉnh lại quy định này sao cho phù hợp.

Theo đại biểu, muốn chuẩn hóa đội ngũ thì phải có lộ trình dài hạn. Chẳng hạn 5 năm tới, yêu cầu cử nhân sư phạm, trước khi làm giáo viên phải đạt được yêu cầu gì, chứ không phải đề ra quy định rồi yêu cầu các giáo viên thực hiện ngay. Ngoài ra, muốn chuẩn hóa giáo viên, phải chuẩn ngay từ khâu đào tạo ở các trường sư phạm.

Rất cần sửa đổi

Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để xét, thi thăng hạng: Ứa nước mắt thương thầy cô - Hình 3

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên)

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) nêu thực trạng, hiện nay việc tổ chức thi xét nâng ngạch công chức, viên chức chưa được rõ ràng, minh bạch, còn tồn tại nhiều bất cập. Yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học còn mang tính hình thức bởi một số lý do nhất định. Đại biểu phân tích, nhiều cán bộ, công chức, viên chức vì muốn cho đủ thủ tục đã đăng ký các lớp học ngoại ngữ, tin học với thời gian thực học rất ngắn nên chất lượng các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không thực chất.

Ngoài ra, nhiều ngành nghề, lĩnh vực chưa thực sự cần đến các chứng chỉ này nên sau khi học xong và có chứng chỉ nhưng lại không sử dụng đến. Chính vì vậy, mục đích có chứng chỉ chỉ nhằm đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch và gây tốn kém cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên.

Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để xét, thi thăng hạng: Ứa nước mắt thương thầy cô - Hình 4

Đại biểu Ngô Thị Minh.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ: Nếu chúng ta chỉ nhìn vào bằng cấp, chứng chỉ thì chưa đủ. Hiện nay có nhiều vấn đề giáo viên đang băn khoăn, bức xúc, bởi họ đang bị coi như một viên chức đơn thuần, bị chi phối bởi các quy định của Luật Viên chức về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thi nâng ngạch, thăng hạng. Quy định này chưa thấy hết sự cống hiến, đóng góp của thầy cô giáo với sự nghiệp "trồng người".

"Thời gian qua chúng tôi thực hiện công tác giám sát của Quốc hội, đã nghe nhiều phản ánh về việc có tiêu cực trong các kỳ thi chứng chỉ phục vụ nhu cầu thăng hạng, nâng ngạch. Giáo viên phải đối phó với quy định này bằng cách bỏ tiền mua chứng chỉ hoặc gian lận trong thi cử. Điều này khiến thầy cô rất áp lực và bức xúc."

Đại biểu Ngô Thị Minh

Đại biểu Ngô Thị Minh dẫn giải, những giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, hằng ngày không dùng đến ngoại ngữ, không có môi trường để trau dồi ngoại ngữ, giờ yêu cầu họ phải có chứng chỉ ngoại ngữ, rõ ràng là bất cập.

Theo đại biểu, khi ban hành một chính sách phải đặt mình vào đối tượng chịu sự tác động của chính sách, hiểu đối tượng đang cần gì và phải làm gì? Luật Viên chức hiện nay đang quá rộng, chưa phù hợp với đặc thù của nghề giáo. "Chúng tôi tha thiết đề nghị có Luật Nhà giáo để tháo gỡ được bất cập. Nếu gộp hết các đối tượng giáo viên, bác sĩ, y sĩ... là viên chức nói chung, thì chưa tháo gỡ được những vấn đề thực tiễn đặt ra. Giáo viên cần có thời gian để nghiên cứu đổi mới về phương pháp giảng dạy, cải tiến trong công việc chứ không phải bỏ thời gian đi học, thi chứng chỉ rồi không dùng đến nó" - đại biểu Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời nhiều câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng cũng nhận thấy sự phiền hà về việc văn bằng, chứng chỉ khi thi nâng ngạch, xét thăng hạng viên chức và quy trình bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. "Chúng tôi cam kết với Quốc hội: Năm 2020, sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Viên chức có hiệu lực, chúng tôi sẽ sửa ngay.

Chúng tôi sẽ thực hiện các quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch theo đúng quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ, thủ tục nào nữa. Còn vấn đề kiểm soát, chúng ta có nhiều cách; Tin học, ngoại ngữ bây giờ phải thi trên máy tính, bài làm sát hạch bằng tiếng Anh, không cần phải có văn bằng. Sắp tới, chúng tôi sẽ làm các phương pháp này để loại bớt đi thủ tục hành chính" - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trao đổi.

"Nếu học ngoại ngữ, chỉ cần vài tháng không sử dụng đến là có thể quên, nói chi đến giáo viên ra trường cả chục năm, hàng ngày gắn bó với bục giảng, phấn trắng, bảng đen. Đây là vấn đề bất cập. Đề nghị các cơ quan liên quan rà soát, xem lại các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giáo viên. Nếu không phù hợp thì bãi bỏ". Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai

Bài và ảnh: Minh Phong

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ Quý Bình vừa lau bàn thờ cho chồng vừa nghẹn ngào tâm sự: "Em vẫn như xưa, cắm hoa xấu hoắc"Vợ Quý Bình vừa lau bàn thờ cho chồng vừa nghẹn ngào tâm sự: "Em vẫn như xưa, cắm hoa xấu hoắc"
13:36:26 29/03/2025
ViruSs cùng làm 1 hành động với cả Pháo - Ngọc Kem và Emma, có bằng chứng rõ ràng không thể cãi nổiViruSs cùng làm 1 hành động với cả Pháo - Ngọc Kem và Emma, có bằng chứng rõ ràng không thể cãi nổi
11:03:18 29/03/2025
Lộ tin nhắn nghi Kim Soo Hyun cũng lái xe trong tình trạng say rượu?Lộ tin nhắn nghi Kim Soo Hyun cũng lái xe trong tình trạng say rượu?
10:59:39 29/03/2025
Kiến thức chống "tối cổ" cho những ai đi ngủ sớm: "Nhô" là gì mà MXH rần rần đăng tải?Kiến thức chống "tối cổ" cho những ai đi ngủ sớm: "Nhô" là gì mà MXH rần rần đăng tải?
10:45:55 29/03/2025
Dàn sao Vbiz phản ứng căng vụ ViruSs, 1 người đẹp nói 2 chữ khiến dân mạng dậy sóngDàn sao Vbiz phản ứng căng vụ ViruSs, 1 người đẹp nói 2 chữ khiến dân mạng dậy sóng
13:13:43 29/03/2025
Đối tượng uy hiếp bé gái ở Bắc Ninh vẫn 'ngáo đá' sau hơn 1 ngày bị bắt giữĐối tượng uy hiếp bé gái ở Bắc Ninh vẫn 'ngáo đá' sau hơn 1 ngày bị bắt giữ
11:26:40 29/03/2025
Nóng: Vương Nhất Bác gặp tai nạn giao thông, xe mất lái lao ra khỏi đườngNóng: Vương Nhất Bác gặp tai nạn giao thông, xe mất lái lao ra khỏi đường
12:28:57 29/03/2025
Pháo tiết lộ trả tiền hẹn hò, còn bị hỏi vay thêm, ViruSs phản pháo: "Mang chuyện tài chính nói thì tôi cũng chịu"Pháo tiết lộ trả tiền hẹn hò, còn bị hỏi vay thêm, ViruSs phản pháo: "Mang chuyện tài chính nói thì tôi cũng chịu"
11:15:56 29/03/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Tin nổi bật

15:08:10 29/03/2025
Sau tiếng động mạnh, nhiều người phát hiện bé trai khoảng 6 tuổi nằm bất động trong khuôn viên chung cư ở TPHCM.
Pháo tung tin nhắn tình cảm thuở mặn nồng, uất ức lên tiếng: "Thật sự quá tồi rồi!"

Pháo tung tin nhắn tình cảm thuở mặn nồng, uất ức lên tiếng: "Thật sự quá tồi rồi!"

Sao việt

15:07:28 29/03/2025
Sau khi bị ViruSs phủ nhận chuyện tình cảm trong thời gian yêu đương bí mật, Pháo đã ngay lập tức tung những đoạn tin nhắn tình cảm lên trang cá nhân.
Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch

Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch

Pháp luật

15:05:47 29/03/2025
Sáng 29/3, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, bệnh nhân V.Đ.M.Q. (SN 2003), trú tại phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, người bị chém trọng thương vào sáng 28/3, hiện đã qua cơn nguy kịch.
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần

4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần

Sáng tạo

14:14:30 29/03/2025
Có những món đồ dùng trong nhà mà trước khi mua, tôi tự nhẩm trong lòng thôi, chán lắm , nhưng dùng rồi mới ngã ngửa: Sao mình không sắm sớm hơn?! Từ bị coi nhẹthành báu vật trong nhà, cảm giác hạnh phúc cứ tăng vèo vèo
Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm

Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm

Thế giới

14:08:09 29/03/2025
Cơ quan kiểm lâm cho biết thêm lửa bùng phát trở lại vào khoảng 3h00 sáng 29/3. Cháy rừng cũng bùng phát trở lại ở một số khu vực khác trong tỉnh này.
Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'

Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'

Hậu trường phim

13:43:44 29/03/2025
Điện ảnh Việt từng chứng kiến nhiều cái kết xứng đáng dành cho những chiêu trò truyền thông bẩn với mục đích quảng bá sản phẩm.
Phát hiện Sulli cố tự tử sau ồn ào đóng cảnh nóng với Kim Soo Hyun

Phát hiện Sulli cố tự tử sau ồn ào đóng cảnh nóng với Kim Soo Hyun

Sao châu á

13:33:38 29/03/2025
Công chúng chờ đợi động thái rõ ràng từ phía tài tử Kim Soo Hyun sau khi vụ ồn ào cảnh nóng của Sulli chiếm sóng truyền thông mới đây.
Những con giáp chẳng thiết tha gì yêu đương, cứ hễ nhắc đến chuyện cưới xin là "lặn" mất tăm hơi

Những con giáp chẳng thiết tha gì yêu đương, cứ hễ nhắc đến chuyện cưới xin là "lặn" mất tăm hơi

Trắc nghiệm

13:01:43 29/03/2025
Top 3 con giáp vô cùng ngại nói chuyện yêu đương.3 con giáp có vận trình tình duyên thuận lợi, đào hoa nở rộ trong tháng 4 này 3 con giáp vượng
4 món ăn sang chảnh khiến bạn ngỡ ngàng vì quá ngon với một thực phẩm bình dân - quả chuối

4 món ăn sang chảnh khiến bạn ngỡ ngàng vì quá ngon với một thực phẩm bình dân - quả chuối

Ẩm thực

12:14:49 29/03/2025
Thành phần dinh dưỡng của chuối còn vô cùng phong phú, mang lại cực nhiều lợi ích cho sức khỏe nên loại trái cây này càng xứng đáng ưu tiên có mặt trong thực đơn hàng ngày.
ViruSs tung timeline "tà lưa" với Pháo và Ngọc Kem, nhờ ChatGPT ra định nghĩa thế nào là hẹn hò nhưng chưa yêu

ViruSs tung timeline "tà lưa" với Pháo và Ngọc Kem, nhờ ChatGPT ra định nghĩa thế nào là hẹn hò nhưng chưa yêu

Netizen

12:01:53 29/03/2025
ViruSs lên tiếng sau khi kết thúc livestream có sự xuất hiện của Pháo. Tại đây nam streamer làm rõ vấn đề timeline hẹn hò mà Pháo đã đặt ra trước đó trong livestream vì cô cho rằng ViruSs hẹn hò Ngọc Kem lúc vẫn đang qua lại với mình.