Các thầy cô chọn nghề dạy học rồi thi nhau “chạy” cũng chỉ là để …có danh phận
Ước muốn trở thành thầy cô giáo để có danh phận trong xã hội. Đó là ý nguyện căn bản và chính đáng của một con người.
LTS: Bàn về câu chuyện tại sao giáo viên cứ nhất định phải chạy biên chế hoặc ít nhất có hợp đồng làm việc tại các cơ quan trường học, thầy giáo Nguyễn Văn Lự tiết lộ những nguyên nhân khác nhau.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Chạy biên chế nhà nước hoặc hợp đồng trong cơ quan nhà nước mà trường học là một mảnh đất đắc lợi của cả người kí tuyển dụng và người được tuyển cho dù mới có 1 ít bằng chứng được đưa ra, hoặc vài vụ việc đang điều tra.
Xã hội nào, nghề dạy học vẫn là nghề thiên lương và cao cả. Mong ước được làm nghề rất chính đáng và nỗ lực theo đuổi, tận tâm với nghề của nhiều phụ huynh và học sinh hiện nay làm chúng ta mến phục.
Những con số, những tên người, tên địa danh Krông Păk, Yên Định,.. đã và vẫn còn sục sôi trên báo chí và trong lòng người.
Vì sao những giáo sinh sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đổi lấy nghề dạy học với mức lương chỉ đủ sống kham khổ?
Vì sao nhiều người lại chấp nhận bỏ hàng trăm triệu đồng lấy một công việc lương tháng bèo bọt. Ảnh minh họa: TTXVN
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng bài “Học sư phạm xong, không xin được việc thì biết làm gì?” của Thùy Linh [1] và bài “Giải mã chuyện mất hàng trăm triệu chỉ đổi lấy lương 1 triệu đồng mỗi tháng” của Đăng Bình[2], tác giả Đỗ Quyên nêu còn phải chạy chất lượng[3]…
Đối thoại với thầy cô hợp đồng, chúng tôi rất đồng cảm với quyết định của đồng nghiệp.
Nhận thức của họ đúng nhưng vì sao họ lại đến nông nỗi bị bỏ rơi? Thầy cô tự tin theo đuổi nghề giáo bằng mọi giá có thể vì những lí do chủ quan và khách quan sau:
- Những thầy cô dũng cảm xin việc (trừ cậu ấm, cô chiêu) đều yêu nghề và rất chuyên chú vào chuyên môn.
- Dạy học là nghề kiếm sống như bao nghề khác. Không còn nhiều người nghĩ là nghề cao quý nhưng họ sẽ làm hết sức mình để xứng đáng làm thầy.
Họ đam mê, rất đam mê nghề dạy học như nhiều người trong xã hội ngày nay.
- Tiếc công sức và tiền bạc mấy năm để học nghề sư phạm. Không muốn bỏ phí đồng tiền và thời gian vài năm đó để đi tìm việc khác.
Những người dám cất kỹ tấm bằng sư phạm như một kỷ niệm, như một chuyến học khôn là phần lớn chưa yêu nghề sư phạm thật sự khi quyết định vào học.
- Ngành sư phạm còn thiếu nhiều, người ta công bố vậy, và cơ hội tìm việc luôn tiềm năng.
Video đang HOT
Việc xin biên chế rất dễ dàng, hợp đồng càng dễ; thi vào trường quá nhẹ nhàng và tuyển vào bao nhiêu ra bấy nhiêu với điểm hồ sơ ngon lành.
Sư phạm là sân chơi dành cho mọi đối tượng, từ cao cấp đến bình dân, từ học khá đến trung bình.
- Ước muốn trở thành thầy cô giáo để có danh phận trong xã hội. Đó là ý nguyện căn bản và chính đáng của một con người. Duy nhất chỉ nghề dạy học, lúc còn giảng dạy hay khi nghỉ hưu, người ta còn chào gọi là thầy!
- Một số thầy cô giáo muốn được làm thầy cô để ổn định công việc, để hợp lý hóa gia đình.
Lấy vợ giáo viên thời nay đang là mốt của nam giới có thu nhập và việc làm ổn định. Lấy chồng giáo viên cũng được nhiều phụ huynh chọn mặt gửi con gái.
Thầy cô ít có cơ hội va đập cái xấu và phải giữ danh dự cho mình. Thầy cô có điều kiện quản lí gia đình và chăm sóc nuôi dạy con con hơn.
- Người ta chọn nghề dạy học nhàn nhã, lịch sự và thiên lương trong sáng, thời nào cũng được tôn trọng và kính nể. Chỉ ai làm thầy mới hiểu độ gian khổ tỉ lệ thuận với thâm niên.
- Cũng có người lấy dạy học làm “nghề phụ” để họ làm việc khác hay dạy gia sư… Muốn dạy ngoài, nhất thiết họ phải là thầy cô giáo, thậm chí, còn đi thi và được nhiều danh hiệu dạy giỏi để khẳng định chuyên môn của mình.
- Không mấy ai nghĩ gì đến đồng lương bèo bọt có như không và cả số tiền khủng chạy hợp đồng.
Ở nơi thị thành, chỉ vài năm họ có thể lấy lại khoản đầu tư nhưng nơi khó khăn, thôn quê thì không ai dám nghĩ đến lấy lại số tiền đó.
- Họ xin vào dạy hợp đồng còn để nuôi hi vọng một ngày kia sẽ mọi sự thay đổi và tương lai gia đình nhà giáo mẫu mực sẽ là niềm tự hào của con cháu…
- Họ tin mình, tin vào cơ hội thi tuyển viên chức giáo dục. Vừa học vừa làm, vừa tích lũy tiền trả nợ; vừa học thêm bằng cấp, củng cố tri thức, kinh nghiệm giảng dạy vừa nuôi hi vọng sẽ được dự thi và thi sẽ đỗ, sẽ là biên chế chính thức.
- Có người theo nghề vì sắp đặt của bố mẹ hay người thân.
- Cũng có người không thể làm việc nào khác vì nhiều lí do đành cố mà lo tiền chạy.
Năm tháng qua đi, vận đổi người đi, luân chuyển và lo lắng dần tăng lên, dần mờ mịt như hình bóng người giúp đỡ mình khi họ nghỉ hưu hay chuyển công tác.
Cái giá của bản hợp đồng chỉ còn là những bài soạn thâu đêm, việc chồng chất và mối lo nhức nhối: nhỡ ra, không khéo bị dừng, bị chuyển trường…
Xử lí quan hệ khéo léo, hăng say công việc và giữ gìn ý tứ, khuôn phép và tận tụy có lẽ là cách tốt nhất của thầy cô duy trì hợp đồng.
Hiện tượng cô giáo bị quỳ nhận lỗi ở trường Bình Chánh, Long An; cô giáo bị bóp cổ ở Bến Tre; thầy Đặng Minh Thủy bị hành hung ở Nghệ An…không còn là cá biệt, đơn lẻ.
Việc sa thải giáo viên dư thừa đủ tiêu chuẩn hay không đủ tiêu chuẩn, hợp đồng hợp pháp hay không hợp pháp vẫn còn quyết liệt ở nhiều địa phương cả nước.
Vì sao các thầy cô không thể phản kháng quyết liệt? Họ sợ liên lụy, sợ mất việc hay sợ điều chuyển đi trường xa?
Điều gì làm những trí thức kia phải im lặng ai cũng hiểu. Ngay cả trường tư thục, thân phận thầy cô nào cũng mỏng manh dễ vỡ.
Công việc là cuộc sống, là tất cả của người thầy dạy học. Một điều nhịn, chín điều lành, nhiều người Việt ta vẫn nghĩ và làm thế chứ đâu chỉ riêng nhà giáo.
Mấy năm nay, việc tuyển dụng giáo viên đã bão hòa, kể cả các tỉnh miền núi.
Việc tuyển dụng lại càng chặt chẽ và khó khăn hơn khi hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp sư phạm trong khi trăm người chọn vài suất, thậm chí có nhiều môn, nhiều cấp không có chỉ tiêu.
Do nhu cầu việc làm của công dân và thực tế thiếu giáo viên, do cơ chế xin cho và luật pháp chưa nghiêm,… nên vấn nạn chạy việc chưa biết bao giờ chấm dứt.
Người ta rỉ tai nhau đại loại: biên chế chục ngàn đô, hợp đồng dài hạn vài ngàn, chuyển trường vài ngàn… Nghĩa là chạy việc như canh bạc may rủi, thắng thua.
Thầy cô thất nghiệp vừa đáng thương lại cũng vừa đáng trách.
Chúng ta hi vọng Chính phủ kiến tạo rồi sẽ có giải pháp và hành động kịp thời, thấu tình đạt lí sau khi tạm dừng việc hủy hợp đồng của thầy cô.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hoc-su-pham-xong-khong-xin-duoc-viec-thi-biet-lam-gi-post184397.gd
[2]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giai-ma-chuyen-mat-hang-tram-trieu-chi-doi-lay-luong-1-trieu-dong-moi-thang-post184525.gd
[3]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Day-la-cac-ly-do-khien-nguoi-ta-muon-lam-thay-thi-phai-chay-post184561.gd
Nguyễn Văn Lự
Theo giaoduc.net
Cô giáo tiểu học sáng tạo với công nghệ thông tin
Đối với nghề "trồng người", niềm vui và hạnh phúc nhất của người giáo viên là được học sinh yêu quý, được phụ huynh trân trọng những giá trị lao động của mình. Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh, giáo viên Trường Tiểu học Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
ảnh minh họa
Yêu thương, tận tình với học sinh
Tốt nghiệp Trường ĐHSP 1 Hà Nội khoa Giáo dục Tiểu học năm 1999, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh đã gắn bó với nghề dạy học gần 20 năm. Truyền thống gia đình gắn bó với nghề giáo và tình yêu với con trẻ chính là động lực để cô theo đuổi sự nghiệp trồng người. Bố mẹ, chính là những người luôn đứng sau ủng hộ và hậu thuẫn cho lựa chọn về nghề của cô.
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh tâm sự: Để có thể làm tốt vai trò của người thầy rất cần sự đam mê và tấm lòng yêu mến học trò. Bản thân cô có nhiều năm liền giảng dạy lớp 1, ở độ tuổi này các con còn non nớt và luôn cần sự chỉ bảo tận tình của cha mẹ và cô giáo. Mỗi ngày lên lớp, vừa dạy vừa dỗ, tuy vất vả, nhưng ở bên các con cô luôn thấy tâm hồn mình trẻ trung mới mẻ.
Cô quan niệm đạo đức người thầy cần thể hiện ở những điều đơn giản nhất như: Quan tâm xem học sinh của mình cần gì để với các con; luôn đoàn kết và có ý thức chung tay xây dựng nhà trường. Hạnh phúc lớn nhất của ngư ời thầy là có được tình cảm tin yêu của học sinh, sự kính trọng của phụ huynh và quý mến của đồng nghiệp.
Bởi vậy, mỗi ngày lên lớp cô luôn chăm chút cho từng trang giáo án cũng như mỗi bài học trong từng phân môn. Là một giáo viên trẻ, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh nhận thức cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" thực sự rất có ý nghĩa đối với bản thân mỗi giáo viên.
Bởi cuộc vận động này gắn liền với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì thế cô luôn ý thức rõ việc học tập để nâng cao hiểu biết là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng đối một giáo viên trẻ.
Sáng tạo với các tiết dạy E-learning
Bằng lòng say mê với nghề, cô đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để làm sao tìm ra được phương pháp giảng dạy gần gũi, dễ hiểu nhất với các con học sinh. Cô nhận thấy việc áp dụng ứng dụng CNTT trong giảng dạy rất phù hợp để học sinh tiếp cận kiến thức hấp dẫn và phong phú hơn.
Vì vậy cô luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn về CNTT mà nhà trường và Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân tổ chức. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp cùng với cố gắng của bản thân, mà từ một giáo viên chưa biết nhiều về CNTT hiện nay cô đã thành thạo trong việc ứng dụng CNTT vào bài giảng.
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh cho biết: Để nâng cao kiến thức chuyên môn thì việc tự nghiên cứu, học tập để đạt hiệu quả như mong muốn là vấn đề cô luôn quan tâm và trăn trở.
Điều đầu tiên cô thực hiện đó là cố gắng tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho mình bằng nguồn tài liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng, qua báo chí, sách chuyên môn, sách tham khảo, qua mạng Internet... Từ đó cô đã chuyển tải những bài giảng đến với các con học sinh sinh động và dễ hiểu hơn.
Với những bài giảng trực tuyến, học sinh có thể được cập nhật và học tập ở mọi lúc thông qua hệ thống máy tính có kết nối Internet. Các kiến thức này rất thiết thực và bổ sung cho bài giảng trên lớp của cô giáo.
Ví dụ với tiết học "Con cá" môn TNXH lớp 1, bài giảng E-learning sẽ mang lại những hình ảnh sống động cho các em. Học sinh sẽ được quan sát nhiều loài cá một cách cụ thể trong hoạt động bơi lội, kiếm mồi của chúng.
Ngoài việc được tìm hiểu về các bộ phận của cá, học sinh còn được hiểu thêm về môi trường sống về đặc điểm riêng của từng loài. Với bài học này giáo viên cũng có thể lồng ghép nội dung hướng dẫn các em cách thức biết bảo vệ môi trường.
Bằng những sáng tạo của mình, bài giảng E-learning "Con cá" của cô đã đoạt giải Nhì quốc gia của cuộc thi "Thiết kế bài giảng trực tuyến E-learning".
Trong nhiều năm gần đây, lớp cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Linh chủ nhiệm đều có ít nhất từ 3 đến 5 học sinh đạt giải cao thi Toán, tiếng Anh Internet cấp quận và thành phố. Với những cố gắng của mình, cô đã được nhận Bằng khen của Liên đoàn Lao động thành phố năm học 2014 - 2015; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm học 2015 - 2016 và Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm học 2016 - 2017.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thưởng Tết cho giáo viên, nơi chai nước mắm, nơi vài trăm ngàn Thưởng Tết cho giáo viên có nơi chỉ vài chai nước mắm nơi vài trăm ngàn khiến họ chạnh lòng Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý nên nhiều giáo viên vùng khó khăn mong muốn được thưởng tết cao hơn. Năm nay, thưởng tết cho giáo viên là câu chuyện được nhiều người bàn luận. Vì...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tạ Đình Phong bày tỏ tình cảm với Vương Phi trong đêm nhạc tình yêu
Sao châu á
17:47:49 26/04/2025
Xử phạt người đăng tải bình luận xuyên tạc, gây chia rẽ trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Pháp luật
17:46:46 26/04/2025
Lamine Yamal nhuộm tóc, háo hức ghi bàn vào lưới Real Madrid
Sao thể thao
17:38:21 26/04/2025
Bắt một thẩm phán Mỹ vì cản trở bắt giữ người nhập cư trái phép
Thế giới
17:11:45 26/04/2025
Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"
Sao việt
16:46:38 26/04/2025
Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt
Tin nổi bật
16:42:17 26/04/2025
Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone
Thế giới số
16:32:08 26/04/2025
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac
Đồ 2-tek
16:26:49 26/04/2025
Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn
Netizen
16:02:16 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025