Các sở thú ở Anh đứng trước nguy cơ đóng cửa vì khủng hoảng năng lượng
Theo đài RT (Nga), các sở thú ở Anh có nguy cơ phải đóng cửa vì không thể duy trì chi phí chăm sóc động vật khi giá năng lượng tăng cao.
Sư tử Bhanu tại Sở thú ZSL London ở London, Anh. Ảnh: Reuters
Vào tuần trước, sở thú Bristol 186 năm tuổi – một trong những sở thú lâu đời nhất trên thế giới – đã phải đóng cửa do áp lực tài chính tăng cao. Trong khi một số loài động vật của sở thú này được chuyển đến công viên bảo tồn động vật hoang dã khác ở Anh, nhiều loài sẽ được đưa đến các sở thú trên khắp thế giới.
Sở thú Chester ở tây bắc nước Anh, nơi sinh sống của hơn 20.000 con vật, cũng báo cáo hóa đơn năng lượng hàng năm – thường ở mức khoảng 1,73 triệu USD – dự kiến tăng lên 2,3 triệu USD trong năm nay. Theo ông Jamie Christon, Giám đốc điều hành sở thú, số tiền đó có thể tăng vọt lên tới 3,46 triệu USD vào năm 2023.
Video đang HOT
“Tôi không thể mặc áo len cho rồng Komodo. Tôi phải duy trì nhiệt độ đủ để giúp những con vật này phát triển mạnh”, ông Christon chia sẻ với iNews. Ông lưu ý rằng cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã ảnh hưởng lớn đến số lượng khách tham quan sở thú. Ông cho hay người dân vẫn có tiền, nhưng họ đã chi tiêu thận trọng hơn. CEO này dự kiến vào năm tới, số lượng khách sẽ giảm mạnh khi nhiều người chắc chắn không chi tiền đến thăm sở thú.
Tấm biển thông báo đóng cửa tại Sở thú Bristol vào ngày cuối cùng mở cửa đón khách. Ảnh: Getty Images
Trong khi đó, ông Philip Miller, chủ sở hữu sở thú Sealife ở Southend-on-Sea, cho biết ông buộc phải “giải thoát” cho một số động vật trong sở thú, vì chi phí điện hàng năm đã tăng gấp 3 lần từ 276.000 USD lên gần 863.000 USD.
“Tất cả những loài động vật này cần giữ ấm, có loài cần sống trong môi trường lạnh giá, hoặc kết hợp cả hai. Do đó, các thiết bị sưởi hay điều hoà phải hoạt động 24/7. Những con vật cũng cần ăn. Chúng tôi cần khoản tiền lớn để duy trì các hoạt động đó. Tôi nghĩ rằng tất cả những con vật này sẽ được chuyển đến một nơi ở khác. Nhưng các sở thú khác đều có cùng cảnh ngộ”, chủ sở thú Sealife nói.
Giống như các doanh nghiệp và tổ chức từ thiện khác ở Anh, các sở thú không được hưởng lợi từ biện pháp áp giá trần năng lượng do chính phủ nước này đưa ra. Các chủ sở hữu vườn thú và các nhà điều hành công viên giải trí hy vọng chính phủ mới do tân Thủ tướng Liz Truss điều hành sẽ giải quyết vấn đề này.
Chủ sở hữu Khu vui chơi giải trí Happidrome ở Southend-on-Sea bày tỏ: “Hãy cho chúng tôi một chút niềm tin và trấn an người dân rằng không phải tất cả mọi thứ đều sẽ diệt vong và u ám. Anh sáng cuối đường hầm sẽ không bao giờ tắt”. Khu vui chơi giải trí Happidrome cũng đang đối phặt với kịch bản đóng cửa trong mùa đông tới.
Nước Anh đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí năng lượng nghiêm trọng với áp lực lạm phát cao. Hồi tháng 8, Ngân hàng Trung ương dự báo lạm phát của Anh sẽ vượt mức 13% và một số nhà kinh tế gần đây dự báo lạm phát của nước này có thể lên tới 20% nếu giá khí đốt tiếp tục được đẩy lên do cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Đức đang đứng bên bờ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng
Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, biên tập viên cấp cao của tờ Die Welt, một trong những tờ báo có ảnh hưởng nhất đất nước, cảnh báo.
"Không chỉ giá khí đốt ở gần mức cao kỷ lục, giá điện cũng đang báo hiệu tình trạng căng thẳng", ông Holger Zschaepitz, biên tập viên cấp cao về kinh tế và tài chính của nhật báo Die Welt, nhận định trên mạng xã hội Twitter.
Trong bài viết đăng kèm một biểu đồ, ông Zschaepitz chỉ ra rằng giá điện đã lên tới gần 400 euro/megawatt giờ trên sàn giao dịch năng lượng, tương đương 0,40 euro/ kilowatt giờ. Ông nhận định nếu giá tiêu dùng chịu tác động của giá thị trường, người Đức sẽ phải trả khoảng 0,80 euro/kilowatt giờ, cao hơn mức 0,30 euro hiện tại, bao gồm thuế và phí.
Giá điện ở Đức chịu ảnh hưởng bởi giá khí đốt tự nhiên - chiếm tới 15% nguồn cung điện năng của đất nước, theo thống kê chính thức. Giá khí đốt đã tăng gần gấp 4 lần trong năm nay, chủ yếu do Nga, nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu, đã cắt giảm đáng kể nguồn cung.
Cuộc khủng hoảng chi phí năng lượng đã khiến Đức phải quốc hữu hóa một phần công ty cung cấp năng lượng lớn nhất đất nước. Tuần trước, Chính phủ Đức tuyên bố sẽ mua lại 30% cổ phần của Uniper sau khi công ty này đề nghị chính phủ tung gói cứu trợ, với lý do "áp lực tài chính vô cùng lớn" do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên. Uniper gần đây đã buộc phải mua khí đốt trên thị trường giao ngay với giá cao hơn nhiều để bù đắp tình trạng thiếu hụt.
Theo một báo cáo gần đây của Bloomberg, các công ty năng lượng châu Âu đang nợ chồng nợ để trang trải chi phí tăng cao, khoản nợ phải trả của họ đã lên tới trên 1,7 nghìn tỷ USD.
Séc phản đối đề xuất áp giá trần khí đốt Nga của EU Hôm 7/9, Bộ trưởng Công nghiệp Jozef Sikela cho biết Cộng hòa Séc sẽ tìm cách đưa vấn đề áp giá trần khí đốt của Nga ra khỏi chương trình nghị sự trong cuộc họp sắp tới của các bộ trưởng năng lượng EU. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Cộng hòa Séc Jozef Sikela phát biểu khi đến dự cuộc...