Các quốc gia trên thế giới quản lý tự học ở nhà như thế nào?
Tại Mỹ, bố mẹ phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà. Trong khi đó, phụ huynh Anh chỉ phải thông báo với trường con đang theo học.
Nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand coi giáo dục tại nhà là hợp pháp. Tuy nhiên, tại một số nước khác, dù không bị hạn chế bởi luật pháp, tự học ở nhà (home school) không được xã hội chấp nhận và gần như không tồn tại.
Theo khảo sát, Mỹ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng học sinh tự học tại nhà với khoảng 2,5 triệu người, chiếm khoảng 4% tổng số học sinh trong nước. Mỗi bang có quy định riêng trong việc chọn phương pháp giáo dục tại gia.
Thông thường, phụ huynh phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà. Bên cạnh đó, họ cũng phải tuân thủ một số quy định như có giáo viên được chứng nhận giám sát quá trình trẻ học hay đảm bảo chương trình học cho học sinh.
Tuy nhiên, theo xu hướng chung, Mỹ đang giảm bớt các yêu cầu. Theo nghiên cứu của Trung tâm Mercatus, năm 2013, các bang như Alaska, Oklahoma và Kansas đứng đầu về sự tự do trong giáo dục tại nhà, trong khi Ohio, Maryland và Massachusetts đứng cuối cùng. Những em tự học tại nhà cũng có thể ghi danh vào các trường công lập.
Trong vài thập niên qua, các trường đại học và cao đẳng của Mỹ ngày càng cởi mở trong việc chấp nhận sinh viên theo đuổi phương pháp học tập tại gia. 75% trường nhận những học sinh này, gồm các học viện quân sự của Mỹ, Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Cornell, Đại học Brown, Đại học Dartmouth và Đại học Princeton. 95% nhận được đơn yêu cầu nhập học.
8% cán bộ tuyển sinh cho rằng học sinh tự học tại nhà sẽ tốt hơn so với học sinh truyền thống. Họ đạt điểm cao hơn và tốt nghiệp đại học nhiều hơn.
Song, một số trường vẫn yêu cầu học sinh tự học ở nhà phải đáp ứng một số bài kiểm tra theo chuẩn như CLEP và DSST.
Tại Mỹ, phụ huynh phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà.
Tại Anh, cha mẹ có nghĩa vụ đảm bảo con cái của họ được giáo dục nhưng luật giáo dục ở Anh và xứ Wales không phân biệt giữa giáo dục tại gia và giáo dục truyền thống.
Theo Luật Giáo dục năm 1996 của Anh, mỗi đứa trẻ khi đến tuổi đi học phải được giáo dục toàn thời gian một cách hiệu quả và phù hợp lứa tuổi, khả năng, năng khiếu và bất cứ nhu cầu giáo dục đặc biệt nào tại trường học hoặc ở nơi khác.
Đối với giáo dục tại gia, cha mẹ không bắt buộc phải dạy theo Chương trình Giáo dục Quốc gia, cung cấp một nền giáo dục sâu rộng và cân bằng, có thời khóa biểu, cơ sở vật chất và trang thiết bị theo tiêu chuẩn cụ thể, cũng như có bằng cấp, lập kế hoạch giáo dục chi tiết, đánh giá tiến độ hoặc đặt ra mục tiêu phát triển.
Chính quyền địa phương không có nghĩa vụ giám sát chất lượng giáo dục tại nhà hay kiểm tra trừ khi được thông báo cha mẹ không cung cấp cho con một nền giáo dục phù hợp.
Video đang HOT
Phụ huynh có thể cho con rời khỏi hệ thống trường học bằng cách thông báo cho nhà trường bằng văn bản. Nếu đứa trẻ chưa bao giờ đi học, họ thậm chí không cần đăng ký. Khi một đứa trẻ lên 5 tuổi, phụ huynh có thể đăng ký trường học cho con hoặc tiếp tục giáo dục như khi mới chào đời.
Trẻ tự học ở nhà không bắt buộc phải tham gia kỳ thi và bài kiểm tra trình độ. Tuy nhiên, khi vào đại học, nhiều trường vẫn yêu cầu các chứng chỉ. Vì vậy, trẻ có thể đăng ký một kỳ thi riêng.
Tại châu Á, giáo dục tại gia là hợp pháp ở các nước như Ấn Độ, Indonesia, Israel và Philippines. Ở Thái Lan, tự học tại nhà xuất hiện trong hệ thống pháp luật từ năm 1992 song bị hạn chế.
Hiện tại, một số tổ chức phi lợi nhuận như Hiệp hội Hội đồng Giáo dục Thay thế Thái Lan đang cố gắng hướng dẫn phụ huynh đăng ký cho con học ở nhà theo Luật Giáo dục Quốc gia.
Theo Zing
Người Mỹ tự học ở nhà lo bị phân biệt đối xử
Một người tự học ở nhà tại Mỹ cho rằng học sinh bị bó buộc khi đến trường vì phải mặc đồng phục, bị quản thúc và không được làm điều mình thích.
Ngày càng nhiều người cho rằng trường học truyền thống không thể cung cấp cho con cái họ nền giáo dục phù hợp. Nhiều bằng chứng cho thấy việc học hành của trẻ tại trường đang trở nên quá tải.
Theo Viện Nghiên cứu Giáo dục Gia đình Quốc gia Mỹ, năm 2009, 2,5 triệu trẻ em Mỹ tự học ở nhà (home school) và 95% hài lòng.
"Tôi chưa bao giờ muốn đến trường. Mỗi ngày đi học, tôi cảm thấy mình đang bị giam. Trường học giống nhà tù. Tại đó, học sinh phải mặc những bộ quần áo giống nhau. Giám thị luôn canh chừng chúng tôi trốn học. Tiếng chuông báo hiệu cho mọi người biết họ phải đi đâu. Thậm chí, tôi không thể chủ động học những môn mà mình thích", Eric Rodriguez, sống tại bang Virginia (Mỹ), nói.
Tự học ở nhà giúp học sinh có thể tập trung những lĩnh vực chúng yêu thích. Ảnh: Chicago Tribune.
Người đàn ông này cho biết anh tự học ở nhà khi 13 tuổi. Nhờ đó, Rodriguez có thể tập trung lĩnh vực mình yêu thích, cũng như xây dựng mối quan hệ với các cá nhân trong cộng đồng, những người sẽ giúp đỡ anh trên con đường sự nghiệp trong tương lai.
"Tôi nợ cha mẹ rất nhiều bởi họ đã dành thời gian bảo ban tôi bất chấp gánh nặng tài chính. Nhờ tình yêu đó, tôi mới trưởng thành như hôm nay", Rodriguez chia sẻ.
Cùng quan điểm, Emily, sống tại bang Maryland, thông tin tự học tại nhàkhông chỉ giúp cô học những điều mình thích mà còn giúp củng cố mối quan hệ giữa cô và mẹ.
"Năm lớp 9, tôi bắt đầu tự học ở nhà. Ban đầu, tôi không cảm thấy vui vẻ và muốn giống những đứa trẻ khác là 'thiếu niên bình thường'. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi tôi 16 tuổi. Cơ hội để chúng ta trò chuyện với mẹ ở tuổi này rất ít. Khi đó, chúng ta thường quan tâm những mối quan hệ khác. Tôi không nghĩ mình và mẹ sẽ gần gũi như hôm nay nếu năm đó, tôi đến trường cả ngày", cô nói.
Người phụ nữ này cho biết cô thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà. Điều này giúp mẹ con trở nên gần gũi hơn.
Thành công nhờ tự học tại nh
Trên thực tế, nhiều người đạt thành công nhờ phương pháp giáo dục tại gia. Các chuyên gia giáo dục giải thích nó giúp người học có thời gian theo đuổi ước mơ và đạt mục tiêu.
"Tôi thường xuyên phải đối mặt những lời chế giễu từ đám trẻ xung quanh.
Từ các câu hỏi ngây thơ của những người hiếu kỳ đến các câu chuyện cười mà nhân vật chính là những người không đến trường, tất cả nhắc nhở chúng tôi không giống mọi người"
Abigail Teske
Ví dụ, Chelsea Bets Christenson đã chiến thắng cuộc thi tiểu luận dành cho học sinh trung học Mỹ năm 2003 và 2005. Kate Siegel vượt qua hơn 80.000 sinh viên khác, đứng đầu cuộc thi "Tiếng nói dân chủ" ở Washington DC. Matthew Lifson đỗ 9/10 trường đại học mà cậu nộp đơn.
David McGrath, giáo sư của Đại học DuPage, cho biết sinh viên giỏi nhất trong lớp của ông tự học ở nhà trong suốt 12 năm. Điều này khiến ông thay đổi thái độ đối với chuyện giáo dục tại gia.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng trường học là nơi duy nhất để trẻ kết bạn. Tuy nhiên, sự thật không như vậy.
Theo Business Insider, một nghiên cứu năm 2015 cho thấy 55% thiếu niên cho biết họ thường xuyên dành thời gian trò chuyện với bạn bè thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. 45% cho hay họ kết bạn nhờ việc học ngoại ngữ, thể thao hoặc sở thích.
"Tôi vẫn có thể kết bạn khi tham gia các câu lạc bộ của địa phương", Rodriguez nói.
Mặt tối
Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục Mỹ, số lượng học sinh tự học tại nhà ở Mỹ chiếm 4% trong tổng số học sinh của quốc gia này. Những người chọn phương pháp giáo dục này vẫn là thiểu số. Đôi khi, họ phải đối mặt sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
Raashanai Coley (trái) và mẹ của em, Nicholette Lawrence. Ảnh: Linda North.
"Tôi thường xuyên phải đối mặt những lời chế giễu từ đám trẻ xung quanh. Một số người nghĩ rằng những người tự học ở nhà được bố mẹ bảo vệ khỏi những ảnh hưởng xấu của thế giới. Nếu đó thực sự là mục tiêu của phụ huynh, họ đã thất bại. Từ các câu hỏi ngây thơ của những người hiếu kỳ đến các câu chuyện cười mà nhân vật chính là những người không đến trường, tất cả nhắc nhở chúng tôi không giống mọi người", Abigail Teske chia sẻ.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tạo điều kiện che giấu những vụ việc như lạm dụng hay bạo hành bởi thiếu sự giám sát của các cơ quan chức năng.
Theo một nghiên cứu do Liên đoàn Giáo dục Gia đình có trách nhiệm Mỹ (CRHE), "trẻ tự học ở nhà có nguy cơ tử vong cao hơn những em học theo phương pháp truyền thống".
Rachel Coleman, Giám đốc điều hành CRHE, cho biết: "Nhiều người cho rằng phụ huynh sẽ chăm sóc con cái một cách cẩn thận khi cho chúng tự học ở nhà. Tuy nhiên, thực tế đôi khi không hẳn như vậy".
Năm 2013, nước Mỹ rúng động sau cái chết của Raashanai Coley, sống tại bang Illinois. Cô bé qua đời khi mới 10 tuổi, sau một năm tự học ở nhà. Thủ phạm được cho là Nicholette Lawrence, mẹ ruột của em.
Theo The Guardian, bà Lawrence từng gặp rắc rối với pháp luật với những hoạt động bất hợp pháp và bị tước quyền nuôi con. Tuy nhiên, năm 2006, người mẹ này giành lại quyền nuôi con và chuyển đến sống tại bang Texas cùng chồng mới. Sau đó, gia đình họ tiếp tục chuyển đến bang Illinois.
Chính quyền từng nhiều lần điều tra việc cô bé bị cha mẹ ngược đãi. Năm 2011, cha dượng của Raashana thừa nhận đã đánh đập em và phải chịu giám sát.
Năm 2012, mẹ cô bé quyết định cho con nghỉ học ở trường. Tại Illinois, yêu cầu duy nhất để tự học ở nhà là phụ huynh phải ký vào một văn bản, trong đó ghi rõ mục đích.
Không có các cuộc viếng thăm, những bài kiểm tra cũng như không có sự theo dõi từ các dịch vụ xã hội. Điều này có nghĩa không ai biết về tình trạng của cô bé ngoại trừ bố mẹ.
Cơ quan chức năng cũng từng nhận các cuộc điện thoại tố cáo tình trạng lạm dụng tại nhà Raashanai. Tuy nhiên, khi cảnh sát đến, họ thậm chí không thấy bóng dáng cô bé. Họ hàng của em nghĩ rằng em không còn sống ở đó.
Tháng 9/2013, cơ quan cứu hộ phát hiện Raashanai chết vì bị đánh vào dạ dày. Khi ấy, cô bé mới 10 tuổi và chỉ nặng 25 kg. Hàng xóm bị sốc. Họ thậm chí không biết sự có mặt của cô bé.
Theo Zing
Người đàn ông cho 2 con bỏ trường tự học ở nhà: Giọt nước tràn ly Hơn 3 năm nay, Đặng Thái Anh và Đặng Nhật Anh không đến lớp, tự học tại nhà. Tuy nhiên, kiến thức lẫn trình độ tiếng Anh của hai em không hề thua kém bạn bè. Nhật Anh và Thái Anh sinh ra trong gia đình có truyền thống sư phạm bởi bố mẹ hai em là anh Đặng Quốc Anh và chị...