Các quan niệm quản lý tài chính khác nhau của mẹ chồng và mẹ đẻ tôi đã dạy tôi 4 điểm này
Năm nay tôi ngoài 30 tuổi và đang sống chung với mẹ chồng. Tôi cảm nhận được quan điểm quản lý tài chính của mẹ chồng và mẹ đẻ mình khác nhau hoàn toàn, và chính quan niệm khác biệt này đã tạo ra cho họ một cuộc sống khác nhau.
Trước hết hãy để tôi nói về bố mẹ đẻ tôi, họ đều là công nhân cho các nhà máy và kiếm được một khoản thu nhập ít ỏi. Bố mẹ tôi làm việc rất chăm chỉ để kiếm tiền nuôi gia đình, nhưng gia đình vẫn không đủ sống. Ngoài việc xây nhà thì không có quá nhiều chi phí lớn. Ngay cả gia đình tôi bây giờ vẫn không được cải thiện nhiều.
Sau này khi cưới chồng, tôi có tiếp xúc với mẹ chồng một thời gian dài và nhận thấy tuy mẹ chồng và mẹ tôi bằng tuổi nhau nhưng cách nhìn nhận về mặt tinh thần và quan niệm về tiền bạc của hai người hoàn toàn khác nhau. Mẹ chồng tôi không phải đi làm, công việc hàng tháng của bà chủ yếu là thu tiền thuê nhà và đưa đón con tôi đi học.
Đằng sau cách nhìn khác nhau về cuộc sống, họ thực sự có những quan niệm quản lý tài chính khác nhau.
Ghi chép sổ sách có thể làm cho cuộc sống có trật tự hơn
Mẹ chồng tôi luôn có thói quen sổ sách, bà có một cuốn sổ để ghi chép các khoản chi tiêu hàng ngày. Mẹ chồng giữ nề nếp nhà cửa, các món ăn được thay đổi hàng ngày. Một điểm nữa là mẹ chồng tôi là vợ cả trong gia đình có 3 bà vợ, nên khi trong nhà có vấn đề gì lớn cần cùng nhau giải quyết thì số tiền chi tiêu cũng sẽ do mẹ chồng tôi quản lý. Cả nhà ai lấy đều rất tin tưởng bà.
Còn về phía mẹ đẻ, tôi luôn thấy bà phàn nàn về việc không biết tiền đã tiêu vào đâu. Mỗi khi cần tiêu tiền, tôi luôn thấy bà nói rằng bà không có. Đến bây giờ mẹ vẫn không có thói quen ghi chép, tiết kiệm tài khoản, thỉnh thoảng mới về nhà nghe mẹ nói chuyện tiền bạc, không biết để đâu cho hết.
Việc nắm rõ thu chi sẽ có ảnh hưởng lớn đối với một gia đình
Vì mẹ chồng tôi nhất quyết giữ tài khoản nên có thể nắm rõ thu chi của gia đình và có thể sắp xếp các khoản chi tiêu hàng ngày cho hợp lý. Chỉ cần có tiền dư, mẹ chồng sẽ để vào sổ tiết kiệm.
Sự bối rối của mẹ đẻ tôi đã khiến tài chính gia đình hỗn loạn, kinh tế gia đình nhiều năm cũng không khá lên được. Một trong những lý do lớn nhất là thu nhập của bố mẹ tôi không cao, nhưng điều quan trọng hơn là khả năng quản lý tài chính của mẹ tôi.
Chúng ta phải đầu tư vào tài sản nếu có thể
Video đang HOT
Khi mẹ chồng cưới bố chồng tôi, thậm chí không có một căn nhà riêng ở nhà, cả nhà 3 thế hệ sống chung trong một căn nhà. Sau khi cưới, cả bố chồng và mẹ chồng tôi đều đi làm, mỗi khi kiếm được tiền đều phải giao cho bà nội. Sau khi ra ở riêng, mẹ chồng tôi phụ trách thu chi. Thời đó, chuyện mua đất làm nhà là phổ biến trong làng, mẹ chồng nghèo lắm cũng có ý định vay tiền mua đất làm nhà. Thế là mẹ chồng tôi đi vay tiền, vay mượn hết họ hàng nội ngoại rồi mới xây được tổng cộng hai căn nhà và cho thuê. Trong nhiều năm, số tiền được sử dụng để xây dựng và cải tạo ngôi nhà từ lâu đã được hoàn vốn bằng tiền thuê nhà.
Còn về phía mẹ đẻ, cách đây nhiều năm, có người thuyết phục mẹ tôi mua một căn nhà rồi cho thuê lấy tiền. Lúc đó mẹ tôi cũng có một ít tiền đặt cọc, hoàn toàn có thể mua được nhưng bà lại nghĩ thu tiền thuê không được bao nhiêu nên đã từ bỏ cơ hội “gia tăng tài sản gia đình” tốt như vậy. Giờ giá nhà đã đội lên trời, tiền thuê nhà cũng tăng theo. Sau khi mẹ tôi biết chuyện, bà chỉ tiếc cho quyết định của mình.
Giáo dục cho trẻ em là khoản đầu tư tốt nhất
Trong chuyện học hành, mẹ chồng và mẹ đẻ tôi cũng không giống nhau. Cả 4 anh chị em trong gia đình tôi đều học ít nhất là trung học cơ sở, tôi và anh trai tôi đã học đại học. Ba anh chị em của chồng tôi, hai người đã tốt nghiệp đại học, một người đã học trung học. Trong giáo dục, mẹ tôi luôn coi trọng nó. Ngay cả khi chúng tôi còn nhỏ, khi tiền học phí không có, mẹ tôi cũng chạy vạy vay mượn họ hàng. Mỗi khi con được đứng đầu lớp trong kỳ thi, mẹ sẽ mua hoa quả ngon hay làm một bữa ăn ngon để thưởng cho con.
Nhiều trẻ em ở thế hệ chúng tôi bỏ học trung học cơ sở vì nhà nghèo hoặc cha mẹ không ủng hộ việc học của con gái. Nói thật là mẹ tôi nhất quyết không cho con gái học khi hoàn cảnh gia đình tôi không tốt. Điều này thực sự không dễ dàng. Hôm nay, tôi có một công việc xuất sắc. Tất cả những điều này là kết quả của việc mẹ tôi đã cho tôi học.
Cả mẹ đẻ và mẹ chồng tôi biết rõ rằng việc giáo dục con cái là khoản đầu tư tốt nhất. Bản thân tôi giờ là một người mẹ, tôi cũng rất coi trọng việc giáo dục con cái, vì tôi biết rằng giáo dục để đồng hành cùng con là một khoản đầu tư không bao giờ lãng phí.
So với chồng, khả năng kiểm soát tiền bạc của tôi kém xa anh. Bây giờ tôi cũng đang tìm hiểu tất cả các loại kiến thức quản lý tài chính, hy vọng rằng tôi có thể trở thành một cao thủ về tiền bạc. Tôi rất thích câu này: Chúng ta không thích tiền, nhưng chúng ta phải kiếm tiền để đổi lấy nhiều tài nguyên hơn và mang lại cho gia đình chúng ta một cuộc sống tốt hơn.
Chuyên gia tâm lý: "Chúng ta không đánh sếp nếu bực tức nhưng lại đánh con vì biết đó là đối tượng không có khả năng tự vệ"
"Người lớn luôn có quyền lựa chọn ra đi hay ở lại khi một mối quan hệ có dấu hiệu bạo lực, nhưng trẻ con thì không thể", chuyên gia tâm lý nói.
- Chuyên gia tâm lý trẻ em Alicia Vũ (Quỳnh), hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh. Chị là người theo đuổi dự án với những câu chuyện của các nhân vật có thật, liên quan đến những tổn thương thời thơ ấu và ảnh hưởng của nó lên quá trình họ trở thành cha mẹ.
- Quan điểm: "Khi cha mẹ ổn, tự họ sẽ tìm ra cách phù hợp để nuôi dưỡng con cả về thể chất cũng như tinh thần".
Người lớn có quyền lựa chọn ra đi hay ở lại khi có dấu hiệu bạo lực, nhưng trẻ con thì không thể
- Từ vụ bé gái 8 tuổi bị "mẹ kế" bạo hành đến chết, theo chị có phải người ta chỉ nhân danh tình yêu để dạy dỗ 1 đứa trẻ bằng đòn roi, chứ thực ra đó là 1 sự bất lực trong giáo dục trẻ em?
Có thể phụ huynh sẽ cảm thấy đụng chạm nhưng thực tế đúng là như vậy. Có một điểm mình muốn làm rõ ở đây, đó là sự bất lực này không đến từ đứa trẻ. Hành động xuống tay đánh trẻ thể hiện nỗi sợ mất quyền kiểm soát tình hình của người lớn.
Chúng ta không đánh sếp, không đánh đồng nghiệp, không đánh hàng xóm nếu chúng ta tức giận hay nếu họ trái ý ta. Chúng ta đánh con, trút giận lên chúng vì chúng ta biết đó là đối tượng không có khả năng tự vệ, cũng không có khả năng rời bỏ mối quan hệ này. Nếu thật sự đòn roi thể hiện tình yêu, tại sao bạn không đánh cha mẹ để thể hiện tình yêu với họ?
Bạn thấy đấy, con trẻ không bao giờ muốn làm tổn thương cha mẹ mình ngay cả khi bất mãn với họ. Chỉ có cha mẹ luôn nhân danh tình yêu để làm tổn thương con cái thôi. Người lớn luôn có quyền lựa chọn ra đi hay ở lại khi một mối quan hệ có dấu hiệu bạo lực, nhưng trẻ con thì không thể. Chúng không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chịu tổn thương.
- Chúng ta cần nhìn lại về khái niệm những đứa trẻ bị gọi là hư đốn, cứng đầu... như thế nào?
Các cụ có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện", nghĩa là vốn con người sinh ra đều mang tính thiện và hướng thiện. Trẻ con đứa nào cũng mong mình trở thành trẻ ngoan, chẳng đứa nào cố tình "hư đốn" cả. Nếu trẻ có hành vi chưa phù hợp, đó là do nhận thức trẻ chưa hoàn thiện và chưa có đủ kinh nghiệm cư xử trong thế giới người lớn. Trẻ không cố tình trở nên hư đốn và cứng đầu để gây khó dễ cho cha mẹ.
Trước hết, chúng ta nên ngừng gắn nhãn trẻ là hư đốn, thay vào đó hãy hiểu rằng đó chỉ là hành vi chưa phù hợp. Hành vi chưa phù hợp thì điều chỉnh và hướng dẫn, không phải là trừng phạt. Giáo dục không bao giờ đồng nghĩa với trừng trị. Cần tách bạch giữa hành vi chưa phù hợp và bản chất của một con người. Hành vi chưa phù hợp không có nghĩa là đứa trẻ hư đốn.
Thứ hai, từng cha mẹ hãy nghiêm túc định nghĩa lại "hư đốn" là như thế nào? Một đứa trẻ 2 tuổi khóc khi không lấy được món đồ mình muốn, hay một đứa trẻ 8 tuổi không tập trung vào bài học không thể gọi là hư đốn mà ở tuổi đó, khả năng của chúng chỉ có như vậy. Sự trừng phạt chỉ gieo rắc nỗi sợ và uốn nắn hành vi bề nổi, chứ không thể giúp trẻ tốt lên từ tâm trí.
Giáo dục không bao giờ đồng nghĩa với trừng trị
- Nghiêm khắc và đòn roi khác nhau như thế nào, thưa chị?
Như mình đã trình bày ở trên, "giáo dục không bao giờ đồng nghĩa với trừng trị". Chúng ta không cần đánh đập con trẻ mà vẫn có thể thể hiện được cái uy và sự nghiêm khắc. Sự nghiêm khắc đúng đắn phải xuất phát từ tình yêu và sự thấu hiểu, không phải từ mong muốn thuần phục hay để đạt được mục đích cá nhân.
Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc "đánh một hai cái có sao đâu" hay "lúc cần vẫn phải đánh". Vấn đề ở đây là nếu bạn cho mình quyền làm tổn thương trẻ khi trẻ sai, trẻ cũng cho người khác cái quyền đó hoặc cho phép bản thân làm tổn thương người khác khi họ sai (ví dụ như em nhỏ).
Sự nghiêm khắc đúng đắn thì không như thế. Nghiêm khắc chỉ đơn giản là thực hiện đúng những cam kết, quy định và thỏa thuận đã đề ra; dạy trẻ biết được hệ quả của hành động, đôi khi để trẻ tự lãnh chịu hệ quả đó, từ đó trẻ tự tìm cách điều chỉnh hành vi của mình, trao cho trẻ quyền quyết định và cơ hội sửa sai. Sự nghiêm khắc đúng đắn dạy trẻ biết tôn trọng các giới hạn của bản thân, của người khác, của xã hội mà không mất đi sự tử tế.
- Lời khai của bà "mẹ kế" cho biết việc bạo hành thường xảy ra khi học online tại nhà. Dù điều đó không thể bao biện, nhưng thực tế không ít cha mẹ cũng cảm thấy "tăng xông" khi kèm con học, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh việc học online trở thành cách học phổ biến. Chuyện đòn roi và cảnh nước mắt rơi trên trang vở cũng xảy ra, theo chị giải pháp cho chuyện này có thể là gì?
Trong hầu hết tình huống dẫn đến xung đột cha mẹ - con cái, nguyên nhân phần lớn đến từ sự kỳ vọng chưa phù hợp và áp lực không cần thiết. Ví dụ, trong bối cảnh các cháu đều học online, việc phụ huynh kỳ vọng con sẽ tập trung, nghiêm túc, tiếp thu và hiểu bài như đi học trên lớp là những kỳ vọng chưa phù hợp. Hay như áp lực các cháu phải đạt thành tích tốt như khi đi học trên lớp cũng là những áp lực không cần thiết.
Thực tế, học online ở nhà luôn khiến trẻ dễ mất tập trung, kết quả không cao như khi học trên lớp là điều bình thường. Hãy tin rằng cháu nào cũng thế, cháu nào không thế đều là số ít và là ngoại lệ xuất chúng thôi.
Chấp nhận thực tế và giảm bớt kỳ vọng sẽ tránh được những xung đột không đáng có.
Những đứa trẻ có tuổi thơ êm đẹp trưởng thành rất khác
- Đã từng có nhiều nghiên cứu về tâm lý trẻ em, theo chị ngoài vết thương về thể xác thì vết thương về tâm lý với những đứa trẻ bị đánh, mắng, thậm chí là bị bạo hành có những hậu quả như thế nào, thưa chị?
Trong dự án sách mình đang theo đuổi gần 1 năm qua, các nhân vật đều có tuổi thơ không mấy tốt đẹp. Tất cả họ đều là nạn nhân của bạo hành thể xác hoặc bạo hành tâm lý gia đình. Từng cá nhân, từng câu chuyện cụ thể lại thể hiện một ảnh hưởng khác nhau nhưng điểm chung là không có ảnh hưởng nào tích cực.
Bên cạnh những cá nhân bị hủy hoại cả cuộc đời mà xã hội dễ dàng nhìn thấy được, điều đáng sợ hơn là bên cạnh đó có vô vàn những đứa trẻ có tuổi thơ bị đòn roi, mắng chửi hay bạo hành tâm lý mà lớn lên có biểu hiện bề ngoài không khác gì những đứa trẻ có tuổi thơ êm đẹp. Họ vẫn lớn lên, học hành giỏi giang, thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, họ có thể mắc những rối loạn hay lệch lạc về tâm lý mà bản thân họ còn không biết.
Hiện nay có một tranh cãi không hồi kết trong các hội nhóm nuôi dạy con, đó là: "Ngày xưa mình cũng bị đánh suốt có sao đâu". Vấn đề chính là ở chữ "có sao đâu" ấy. Khi một đứa trẻ bị đánh quá thường xuyên bởi người mà chúng yêu thương, chúng sẽ hình thành nên một nhận thức lệch lạc rằng bạo lực là biểu hiện của tình yêu, rằng chúng đáng bị như vậy, rằng những tổn thương của chúng là "chẳng sao cả".
Những đứa trẻ đó khi lớn lên có thể tiếp tục chấp nhận là nạn nhân của bạo hành, hoặc trở thành kẻ bạo hành trong gia đình mà vẫn coi đó là chuyện bình thường. Dễ thấy nhất là những phụ huynh có tuổi thơ bị đòn roi đó vẫn cho rằng họ có quyền đánh đập con họ, ngay cả khi pháp luật đã ngăn cấm, đơn giản vì họ chưa từng được trải qua cách dạy dỗ nào khác tốt hơn.
Những đứa trẻ có tuổi thơ êm đẹp đều trưởng thành rất khác. Chúng có một thứ mà những đứa trẻ tổn thương không bao giờ có. Đó là một tâm hồn lành lặn và bản năng tự nhiên để tiếp tục gieo những hạt giống tốt ở đời sau mà không phải chật vật hay bế tắc. Những đứa trẻ đó lớn lên cũng dễ dàng bao dung, thông cảm và yêu thương người khác, biết ơn cuộc sống, y như cách mà chúng đã được lớn lên.
- Vậy giáo dục trẻ em theo chị cần lấy điều gì làm trọng yếu để cha mẹ có đường đi đúng?
Theo mình, điều quan trọng nhất để dẫn cha mẹ có lối đi đúng là phải luôn nhớ rằng: Con là một cá thể độc lập, con không thuộc quyền sở hữu của chúng ta, không phải chịu ơn chúng ta, không sống thay những ước mơ và mong muốn mà chúng ta không đạt được.
Đừng cho rằng mình có thể can thiệp vào cuộc đời con hay uốn nắn con thành phiên bản mình muốn. Đặc biệt, chúng ta không có quyền làm tổn thương trẻ cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta hãy nhớ mình chỉ là người đồng hành và giúp đỡ của con thôi.
Trường Mầm non Trung Kiên giáo dục giá trị tình thân cho trẻ Đề cao việc giáo dục trẻ em các giá trị truyền thống cốt lõi của gia đình, Trường Mầm non Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) đã đưa nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị với sự tương tác của phụ huynh vào chương trình dạy học. Sự tương tác giữa phụ huynh với giáo viên, nhà trường trong quá trình giáo dục học...