Các nước tăng cường lực lượng tuần duyên đối phó Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông
Những hành động bành trướng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các quốc gia trong khu vực phải tăng cường năng lực của lực lượng tuần duyên nhằm bảo đảm lợi ích và tránh xảy ra kịch bản đối đầu quân sự.
Tàu của lực lượng tuần duyên Philippines (Ảnh: Philippine Coast Guard)
Báo cáo do Viện Chính sách Chiến lược Australia công bố ngày 2/8 cho biết, để ngăn chặn nguy cơ đụng độ trên biển với Trung Quốc và giữa các nước với nhau, từ đó tránh nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự, các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đều chuyển lực lượng phụ trách an ninh biển từ hải quân sang tuần duyên.
“Lực lượng tuần duyên đã trở thành vùng đệm chiến lược quan trọng giữa các lực lượng hải quân của ASEAN”, báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo của viện nghiên cứu Australia, ngoài các mối đe dọa về cướp biển, khủng bố, tội phạm có tổ chức và đánh bắt cá trái phép, lý do chủ yếu để các quốc gia trong khu vực tăng cường lực lượng tuần duyên là “chiến lược hàng hải bành trướng của Trung Quốc”, bao gồm việc xây dựng trái phép các tiền đồn quân sự cũng như các hoạt động đánh bắt cá phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác.
Báo cáo nhận định việc sử dụng hình thức chấp pháp dân sự sẽ cho phép các nước duy trì sự hiện diện và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông mà không gây căng thẳng như khi triển khai lực lượng quân sự. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ giảm khả năng đối đầu với Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong số 45 vụ căng thẳng lớn từng được ghi nhận xảy ra trên Biển Đông từ năm 2010-2016, có tới 32 vụ liên quan tới ít nhất một tàu tuần duyên của Trung Quốc hoặc các tàu chấp pháp hàng hải của Trung Quốc. Một trong số những vụ căng thẳng nhất xảy ra giữa hải quân Philippines và lực lượng giám sát hàng hải Trung Quốc (sau này sáp nhập vào lực lượng tuần duyên Trung Quốc) tại bãi cạn Scarborough nơi cả Manila và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền.
Thống kê của viện nghiên cứu Australia cho thấy Philippines đã bổ sung thêm 14 tàu và 2 máy bay vận tải cho lực lượng tuần duyên trong năm 2013 và 14 tàu mới trong 3 năm sau đó. Tương tự, Malaysia cũng tăng cường sức mạnh của lực lượng tuần tra bờ biển bằng cách bổ sung thêm 105 tàu trong giai đoạn 2013-2014. Trong khi đó, từ năm 2005-2016, Indonesia đã tăng số tàu của lực lượng tuần duyên từ 9 tàu lên 34 tàu.
Zhang Mingliang, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Jinan ở Quảng Châu, Trung Quốc, nhận định lực lượng tuần duyên của các nước ASEAN có thể sẽ còn tiếp tục mở rộng thêm nữa khi Mỹ tăng cường chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc trong khu vực.
“Chúng ta sẽ còn chứng kiến việc Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia viện trợ thêm tàu và trang thiết bị, huấn luyện nhân sự hay hỗ trợ tài chính cho các lực lượng hàng hải (của các nước ASEAN)”, ông Mingliang cho biết.
Mặc dù báo cáo của viện nghiên cứu Australia cho biết nước này sẽ thúc đẩy “hợp tác về tuần duyên khu vực mạnh hơn” với các nước thành viên ASEAN, song chuyên gia Mingliang nhận định động thái này của Australia khó có thể được thực hiện. Theo ông Mianliang, nếu Australia thực sự muốn hợp tác, các nước ASEAN cũng sẵn sàng đón nhận vì họ xem đây là động lực để cân bằng sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Trung Quốc quân sự hóa lực lượng tuần duyên
Lực lượng tuần duyên Trung Quốc được đặt dưới quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, thay vì Cục Hải dương như lâu nay, bắt đầu từ ngày 1.7.2018. Việc quân sự hóa lực lượng này gây lo ngại cho các nước trong khu vực.
Kể từ ngày 1.7, lực lượng tuần duyên Trung Quốc đặt dưới quyền lãnh đạo Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo Tân Hoa Xã, lực lượng tuần duyên hoạt động dưới quyền của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc sẽ là một cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền hàng hải của quốc gia.
Tuần duyên có trách nhiệm chống các tội phạm hình sự trên biển, tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường, quản lý ngư trường và chống buôn lậu.
Quốc hội Trung Quốc cách đây vài tuần đã thông qua quyết định quân sự hóa lực lượng tuần duyên. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng nhiệm vụ cơ bản của lực lượng tuần duyên trong việc thực thi pháp luật hàng hải sẽ không thay đổi.
Nhưng Trung Quốc đã bổ sung thêm các tàu lớn hơn cho lực lượng này, bao gồm cả tàu chiến hết biên chế, và lực lượng tuần duyên này đã tiến hành tuần tra chung với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 5 vừa qua.
Tờ Hoàn cầu Thời báo cho biết, dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương, lực lượng tuần duyên sẽ tham gia các cuộc tập trận của quân đội.
Chuyên gia Tống Trung Bình nói với tờ báo rằng các tàu tuần duyên sẽ được vũ trang các khẩu đại bác có hỏa lực mạnh hơn. Các nhân viên tuần duyên cũng được phép mang vũ khí.
Tuy nhiên theo chuyên gia này, tuần duyên Trung Quốc sẽ không đe dọa các nước khác, nếu họ không "khiêu khích" chủ quyền và quyền hàng hải của Bắc Kinh.
Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong cuộc họp báo ngày 26.6 đã bày tỏ quan ngại về việc quân sự hóa lực lượng này.
Được biết, Bắc Kinh có 164 tàu tuần duyên với hơn 16.300 nhân lực.
K.M
Theo Laodong
ASEAN - Trung Quốc đạt bước tiến quan trọng trong đàm phán COC Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc hôm nay đã nhất trí về dự thảo đàm phán của bộ quy tắc ứng xử (COC) được cho là đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán về Biển Đông trong cuộc họp của khối tại Singapore. Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc chụp ảnh chung tại cuộc họp ở Singapore ngày...