Các nước EU do dự chuyển giao hệ thống Patriot cho Ukraine
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sở hữu hệ thống phòng không Patriot tỏ ra do dự trong việc cung cấp hệ thống cho Ukraine trong khi quốc gia này đang cố gắng tìm kiếm ít nhất 7 đội hình tên lửa phòng để đối phó mối đe doạ không kích của Nga.
Hệ thống phòng không Patriot tại sân bay Warsaw Babice, Ba Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trang Yahoo News dẫn các hãng tin nước ngoài đưa tin tại cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng EU ngày 22/4, Ngoại trưởng Hà Lan Hanke Bruins Slot cho biết Hà Lan đang xem xét mọi khả năng vào lúc này và đang đề nghị hỗ trợ tài chính cho sáng kiến của Đức nhằm giúp Ukraine tăng cường phòng không và mua thêm máy bay không người lái.
Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao không gửi một số hệ thống Patriot của mình cho Ukraine, Ngoại trưởng Slot thừa nhận nước này đang xem xét đến tình huống có thể cạn kiệt kho vũ khí nếu cung cấp cho Ukraine.
Tuần trước, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nói rằng liên minh quân sự này đã vạch ra các khả năng hiện có của liên minh và có những hệ thống có thể được cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo không nêu tên các quốc gia sở hữu hệ thống phòng không Patriot.
Video đang HOT
Patriot là hệ thống tên lửa dẫn đường có thể đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Mỗi khẩu đội bao gồm một hệ thống phóng gắn trên xe tải với 8 bệ phóng, mỗi bệ có thể chứa tối đa 4 tên lửa đánh chặn, một hệ thống radar mặt đất, một trạm điều khiển và một máy phát điện.
Ngoài tính hiệu quả cao, một trong những lợi thế chính của các hệ thống do Mỹ sản xuất là quân đội Ukraine đã được đào tạo để sử dụng chúng.
Tuy nhiên, để sản xuất một hệ thống Patriot cần nhiều thời gian, có thể lên tới 2 năm. Chính vì vậy, một số quốc gia không muốn cho đi. Đức hiện có 12 hệ thống nhưng đã cung cấp 3 chiếc cho Ukraine. Trong khi đó, Ba Lan – quốc gia giáp biên giới với Ukraine – có hai hệ thống và cần chúng để phòng thủ.
Khi được hỏi liệu Thuỵ Sĩ có cung cấp bất kỳ hệ thống Patriot nào không, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Pl Jonson trả lời: “Tôi không loại trừ khả năng đó, nhưng hiện tại chúng tôi đang tập trung vào việc viện trợ tài chính”. Ông Pal cũng tiết lộ Thụy Điển sẽ gửi các hệ thống khác có thể giảm bớt một số áp lực về nhu cầu sử dụng Patriot tại Ukraine.
Ông lưu ý nhiều hệ thống phòng không của Mỹ có thể sẽ được cung cấp cho Ukraine sau khi Hạ viện Mỹ thông qua gói hỗ trợ 61 tỷ USD vào cuối tuần qua, bao gồm 13,8 tỷ USD để Ukraine mua vũ khí.
Về phần mình, Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares nói rằng đất nước của ông sẽ đưa ra quyết định dựa trên khả năng nước này có trong tay để hỗ trợ Ukraine.
Ngoại trưởng Nga: Washington đã thông báo không muốn chiến tranh trực tiếp chống lại Moskva
Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, thông điệp nêu trên được chuyển qua các kênh ngoại giao. Về phần mình, Nga muốn giải quyết tình hình Ukraine và kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trong chương trình "Cuộc chơi Lớn" trên kênh "1" truyền hình nhà nước Nga ngày 28/12, ông Lavrov cho biết Nga muốn giải quyết tình hình Ukraine và kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt, bảo vệ tính mạng của binh lính và thường dân là ưu tiên hàng đầu của Moskva.
Ông Lavrov nói: "Chúng tôi muốn giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt, để chấm dứt cuộc chiến mà phương Tây chuẩn bị và cuối cùng đã nổ ra nhằm chống lại chúng tôi thông qua Ukraine". "Ưu tiên của chúng tôi là tính mạng của binh lính và tính mạng của dân thường vẫn ở lại các khu vực chiến sự."
Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Lavrov cho biết Moskva không muốn đàm phán với phương Tây, đặc biệt là khi các chính trị gia phương Tây "đã tuyên bố rằng an ninh ở châu Âu cần được xây dựng để chống lại Nga".
Về việc Mỹ chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine, ông Lavrov cho biết Moskva đã được thông báo qua các kênh ngoại giao rằng Washington không có ý định chiến tranh trực tiếp với Nga.
"Chúng tôi đã hỏi người Mỹ... liệu quyết định chuyển giao hệ thống Patriot... có nghĩa là sẽ có các chuyên gia Mỹ ở đó (ở Ukraine) hay không," ông Lavrov nói.
Và câu trả lời mà phía Nga nhận được, theo ông Lavrov là phía Mỹ đã giải thích chi tiết rằng không có kế hoạch nào như vậy, chính xác là vì người Mỹ không muốn chiến tranh trực tiếp chống lại Nga. "Họ cho biết sẽ mất vài tháng để đưa hệ thống Patriot vào hoạt động, trong thời gian đó, các quân nhân Ukraine có thể làm chủ công nghệ", ông nói thêm.
Ông cũng đặt câu hỏi về logic của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi đồng thời nói về sự cần thiết phải tránh chiến tranh trực tiếp với Nga và sự thất bại của Nga ở Ukraine. Ông Lavrov lưu ý rằng quân đội Mỹ đã can dự sâu vào cuộc xung đột ở Ukraine và không có kênh liên lạc nào giữa quân đội Nga và quân đội Mỹ để ngăn ngừa sự cố xảy ra.
Nga mất oanh tạc cơ Tu-22M3, chiến sự Ukraine có ảnh hưởng? Nga xác nhận một chiếc Tu-22M3 rơi do lỗi kĩ thuật khi nó đang trở về căn cứ sau nhiệm vụ chiến đấu, trong khi Ukraine tuyên bố lần đầu tiên bắn hạ thành công mẫu oanh tạc cơ tầm xa quan trọng trong biên chế không quân Nga. Theo các thống kê được Nga công bố, vụ rơi Tu-22M3 hôm 19/4 là...