Các nước Bắc Âu tạo niềm vui học tập cho học sinh như thế nào?
Tại hội thảo quốc tế Giáo dục bền vững với chủ đề Quản trị trong nhà trường phổ thông diễn ra sáng ngày 10/1, các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục của Phần Lan – quốc gia có nền giáo dục tiên tiến – họ cũng từng phải vượt qua giai đoạn khó khăn để tìm cách đổi mới giáo dục.
ảnh minh họa
Ông Alan Schneitz, chuyên gia giáo dục Phần Lan, tiết lộ có ít người biết rằng học sinh ở quốc gia được đánh giá có nền giáo dục hàng đầu này từng được đánh giá ít hạnh phúc nhất thế giới trong một khảo sát năm 2004.
Những nguyên nhân dẫn đến đánh giá này là môi trường giáo dục không tốt, có khoảng cách cảm xúc giữa giáo viên và học sinh, thiếu sự khích lệ của các bạn cùng lớp…
Những thay đổi sau 20 năm
Để giải quyết, Phần Lan đã tìm cách thay đổi để môi trường học trở nên thân thiện hơn với học sinh.
Với quan niệm mục đích chính của môi trường học là truyền cảm hứng cho học sinh, không gian lớp học đã được thiết kế bớt cứng nhắc nhằm khơi gợi niềm vui học tập. Ngay cả phòng giáo viên cũng được sắp xếp với mục đích tương tự.
“Chúng tôi sử dụng không gian bên ngoài lớp học làm công cụ để hỗ trợ việc học tập” – vị chuyên gia cho hay.
Tại một lớp ở Trường Tiểu học Lautasaari (thành phố Helsinki). Ở đây giáo viên sẽ tự chủ xây dựng bài giảng của mình; có những bài giảng bàn bạc với học sinh để thiết kế. Lớp học có kiến trúc không gian mở, thậm chí hai lớp chỉ cần ngăn bằng vách có thể kéo ra kéo vào, để chi cần thiết thì 2 lớp tổ chức các hoạt động giáo dục chung. Học sinh thoái mái nằm và ngồi.
Vị này đưa dẫn chứng bằng hình ảnh: 20 năm trước, bàn ghế trong các lớp học được bố trí tách biệt từng chỗ ngồi học sinh, 10 năm trước thì thiết kế dạng bàn tròn theo từng nhóm. Nhưng giờ đây, một lớp học thông thường được thiết kế theo nhiều khu vực, và các em có thể chọn chỗ để học những thứ mà mình thích thú.
Hay 20 năm trước, sân chơi trong trường học cũng không hề có hoạt động nhóm, và học sinh thường tham gia hoạt động thể thao ở ngoài trường. Nhưng từ 10 năm trước, Phần Lan xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng để học sinh có thể chơi thể thao và hoạt động nhóm ngay trong trường học.
Bước chuyển lớn là việc Chính phủ Phần Lan tổ chức chương trình “Schools on the move” (Trường học không ngừng chuyển động), với mục đích tăng cường hoạt động thể chất và giảm thời gian ngồi yên của trẻ trong độ tuổi đi học.
Video đang HOT
Chương trình bao gồm đào tạo giáo viên, hướng tới việc học sinh chủ động hơn và nhiều năng lượng hơn thông qua các hoạt động thú vị, không để học sinh ngồi yên một chỗ. Bởi vì theo ông Schneitz, học sinh càng ngồi lâu càng dễ chán.
“Học sinh Phần Lan có ít nhất một giờ mỗi ngày để tham gia các hoat động thể thao, phát triển thể chất” – ông Schneizt nói. “Sự tương tác cũng là yếu tố quan trọng. Chúng tôi dùng rất nhiều các môn học để tạo điều kiện cho học sinh làm việc và tương tác với nhau, đặc biệt các em được tham gia hoạt động ngoài trời và hòa vào thiên nhiên rất nhiều”
Trong một lớp học ở trường trung học Makelanrinne (Helsinki). Trường đào tạo chuyên về thể thao, có nhiều học sinh tốt nghiệp từ trường tham gia đội tuyển của quốc gia dự Thế vận hội thế giới. Tại Phần Lan, sau khi học xong THCS, 60% chọn hướng hoc trung học nghề, còn lại vào trung học phổ thông.
Ông Schneitz cho rằng Phần Lan đã trải qua cuộc cách mạng giáo dục lớn khi số môn học được giảm đi, nội dung kiến thức ít hơn và các hoạt động sáng tạo được bổ sung.
Tương lai học sinh nằm trong tay giáo viên
Phương pháp dạy học cũng được Phần Lan nghiên cứu để thay đổi, trong đó thay vì một, họ sử dụng hai giáo viên ở mỗi lớp học.
Ông Schneizt cũng cho biết, việc đánh giá trong quá trình học tập ở Phần Lan là một phương tiện hỗ trợ học tập chứ không chú trọng vào điểm số hay khiến học sinh tự ti về bản thân.
“Để trẻ em trở thành những học sinh hạnh phúc nhất thế giới hay đưa chúng tôi trở thành nền giáo dục hàng đầu như giờ đây, chìa khóa của các nhà giáo dục là dùng trái tim để giúp việc học tập trở nên hứng thú với các em” – vị chuyên gia Phần Lan nói.
Ông Schneitz nhắc đến tác động của công nghệ với giáo dục và các trường học: “20 năm trước, chúng tôi tin rằng bảng đen là cách chúng ta dạy học. 15 năm trước, chúng tôi nghĩ bảng trắng sẽ thay thế bảng đen. Đến 10 năm trước, khi màn hình chiếu xuất hiện thì chúng tôi tin rằng nó sẽ thay thế tất cả những công cụ trước đây”.
Theo vị này, thế giới đang thay đổi rất nhiều, công nghệ mới đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp và làm việc. Do đó giáo viên cần trang bị cho học sinh sẵn sàng trước những thay đổi.
“Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như Phần Lan. Bởi giáo viên Việt Nam có kỹ năng cần thiết và có sự ủng hộ từ phía Bộ GD-ĐT” – vị này khẳng định.
“Học sinh càng có niềm vui thì càng có khả năng tiếp thu và học tập tốt hơn. Có thể nói tương lai của học sinh, của đất nước nằm trong tay chính các giáo viên”.
Bà Anya Eskildsen, Hiệu trưởng Trường Niels Brock (Đan Mạch) cũng cho rằng giáo viên cần trang bị cho học sinh những năng lực mà trí tuệ nhân tạo hay người máy không thể thay thế được.
“Chẳng hạn, một sinh viên muốn vào ngành công nghiệp xe hơi phải biết trước rằng sau này các loại xe đều sẽ thiết kế không người lái. Vì vậy, giáo viên cũng phải biết rằng những kỹ năng nào có thể giúp các em vận dụng khi bước vào thị trường lao động” – bà Anya Eskildsen nêu dẫn chứng.
Tuy nhiên, vị này cho rằng các giáo viên, giảng viên Việt Nam cần “lười” đi một chút trong quá trình giảng dạy.
Với kinh nghiệm liên kết hoạt động với các đại học ở Trung Quốc và Việt Nam, bà nhận thấy giảng viên, giáo viên các nước châu Á rất chăm chỉ, làm rất nhiều việc cùng lúc, nhưng hình ảnh sinh viên ngủ gục trên giảng đường không phải là chuyện hiếm.
“Các thầy cô cần làm ít việc hơn để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên hoạt động tích cực hơn” – bà Eskildsen nói.
Theo Vietnamnet
Từ thất bại Đề án đào tạo tiến sỹ: Tiêu tiền của dân phải thận trọng
Dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc lãng phí nguồn lực, bởi đó là tiền thuế của dân.
Dư luận cho rằng, cần xem xét lại việc đào tạo tiến sỹ từ thất bại của Đề án 911 (ảnh minh họa)
Được đầu tư 14.000 tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện "Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" (Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là không hiệu quả. Tất cả các chỉ tiêu của đề án này đều không đạt và Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 50 tỷ đồng.
Theo Quyết định 911 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 911) có tổng kinh phí 14.000 tỷ đồng, với mục tiêu đào tạo ít nhất 20.000 tiến sỹ. Riêng giai đoạn 2012-2016, chỉ tiêu đào tạo nghiên cứu sinh là 12.800 người gồm các hệ: đào tạo trong nước, đào tạo nước ngoài và đào tạo phối hợp.
Tính đến hết năm 2016, tổng số nghiên cứu sinh trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là hơn 4 nghìn nghiên cứu sinh, đạt hơn 31% so với chỉ tiêu giai đoạn và bằng 17,5% của cả đề án. Tuy nhiên, mới chỉ có 787 nghiên cứu sinh tốt nghiệp và được cấp bằng, đạt 6% so với chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% của cả đề án. Vấn đề sử dụng kinh phí triển khai đề án cũng có nhiều hạn chế.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành tháng 11/2018 cho thấy, tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 về đào tạo tiến sỹ giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chỉ, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Về chất lượng, với hình thức đào tạo trong nước, dù các quy định về chương trình đào tạo, điều kiện đầu vào, đầu ra của đề án đều cao hơn quy chế đào tạo tiến sỹ nói chung, nhưng các nghiên cứu sinh bảo vệ thành công và nhận tốt nghiệp không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sỹ đại trà.
Với kết quả được xem là thất bại "thảm hại" như vậy khiến dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và việc lãng phí nguồn lực, bao gồm cả nhân sự và tài chính. Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM cho rằng, Bộ GD-ĐT cần có đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện đề án và những nguyên nhân khiến đề án thất bại:
"Tôi nghĩ là đầu tiên tổng kết và rút kinh nghiệm những cái mình làm được và chưa làm được. Nguyên nhân không hiệu quả là vì lỗi của con người chứ không phải lỗi của cách quản lý. Con người ở đây là yếu. Giảng viên Việt Nam, các cơ quan cử người đi thì đa phần trình độ tiếng Anh rất là yếu, rồi ngay cả việc bồi dưỡng tiếng Anh đủ chuẩn để đi du học cũng yếu, cho nên rất nhiều em qua học 4 năm không thể làm được. Trong suốt thời gian vừa rồi các em cũng than phiền là sinh hoạt phí rất thấp, đi theo học bổng cuối cùng phải bươn chải đi làm thêm, làm sao mà học hành được", ông Đỗ Văn Dũng nói.
Cùng quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, việc đánh giá bằng con số như báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố là rất thuyết phục, rõ ràng kết quả đạt được của Đề án 911 rất thấp so với các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cần làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong quản lý, điều hành, bởi việc đánh giá hiệu quả của đề án không chỉ là việc đếm số lượng tuyển sinh (đầu vào) và tốt nghiệp (đầu ra).
"Trước hết phải đánh giá không phải chỉ có kiểm toán về mặt tài chính mà phải đánh giá kết quả đào tạo và chỉ ra những điều kiện làm thế nào để đào tạo tiến sỹ có chất lượng rồi, trên cơ sở đó Nhà nước phải cung cấp một khoản kinh phí tương xứng với việc đào tạo có chất lượng chứ không để mặc nghiên cứu sinh và cũng không để mặc Bộ GD-ĐT. Tôi đề nghị là qua chỉ đạo của Bộ GD-ĐT như thế này là không hoàn thành nhiệm vụ thì phải có thêm những lực lượng khác, hội đồng nào đó để vừa giám sát vừa đôn đốc để đảm bảo chất lượng đào tạo", ông Tùng Lâm bày tỏ.
Phải đào tạo được tiến sỹ thật chứ không phải tiến sỹ "giấy"
Trong khi chưa có những đánh giá cụ thể về những hạn chế của Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, cũng như công tác đào tạo tiến sỹ nói chung, cuối năm ngoái, Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng dự thảo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025.
Với dự án mới này, Bộ dự kiến dành 12.000 tỷ đồng (nguồn vốn còn lại của Đề án 911) để đào tạo 9 nghìn tiến sỹ. Đề xuất này khiến xã hội không khỏi lo lắng về chất lượng đào tạo tiến sỹ, nếu Bộ GD-ĐT không có giải pháp quản lý hiệu quả hơn.
Theo ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nhu cầu đào tạo tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm để đổi mới giáo dục là rất lớn, nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo được chất lượng đào tạo:
Đại biểu Dương Trung Quốc nêu quan điểm: "Tôi không nói đến số lượng, số lượng bao nhiêu thì phải cân đối, tính toán trên thực tế. Nhưng mà điều quan trọng là chất lượng. Bởi vì cho đến bây giờ kể cả chương trình trước, với số lượng lớn hơn rất nhiều mà người ta thấy hiệu quả chưa có thay đổi bao nhiêu thì lần này phải đặt câu hỏi là tại sao.
Trong ngành Giáo dục đúng là rất cần thiết cái bằng cấp vì nó là sự đào tạo có thầy có trò... nhưng mà chúng ta cũng phải xem lại xem chất lượng hiện nay, hay là giá trị của bằng cấp ấy hiện nay đến đấu. Giá trị ấy không phải tính ở xem cái việc đào tạo ở đâu, đào tạo ở trường nào mà quan trọng nhất là có đáp ứng được mục tiêu tăng cường chất lượng giáo dục đại học hay không. Tôi cho điều đó là cần thiết và tiêu đồng tiền của dân thì phải thận trọng".
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, nhu cầu nhân lực tiến sỹ ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay rất lớn, nhưng phải gắn với chất lượng thật sự chứ không phải "tiến sỹ giấy". Do đó, trước khi triển khai dự án mới, Bộ GD-ĐT cần đánh giá khách quan, minh bạch Đề án 911 để xem xét nên dừng hay tiếp tục triển khai dự án mới, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan như thế nào, phương pháp thực hiện đề án mới như thế nào...
Bên cạnh đó, Bộ cũng nên đánh giá toàn diện vấn đề đào tạo tiến sỹ nói chung ở nước ta để tìm ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp, để tránh lãng phí nguồn lực của nhà nước
Theo VOV
Cô giáo 'chuyên gia giáo dục toàn cầu' 'Đến Diễn đàn giáo dục toàn cầu, tôi giống như bước ra khỏi miệng giếng vậy. Tôi hiểu giáo viên phải học liên tục, liên tục, không bao giờ được ngừng lại'. ảnh minh họa Đó là của cô Tô Thụy Diễm Quyên - cô giáo được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu. Trong năm 2017, cô có nhiều...