Các nước Arập kêu gọi các phe phái ở Syria đối thoại
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 27/3 tại Baghdad (Iraq), trong một dự thảo nghị quyết, các nước Arập đã kêu gọi chính phủ và lực lượng đối lập Syria tiến hành đối thoại dân tộc và coi vụ thảm sát ở khu vực Baba Amr của thành phố Homs là tội ác chống lại loài người.
Lãnh đạo các nước Arập tại hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Arập ở Baghdad (Iraq). (Nguồn: Reuters)
Dự thảo nghị quyết trên sẽ được thảo luận trong cuộc họp các Ngoại trưởng Arập diễn ra vào ngày 28/3 và sẽ được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh các nước Arập trong ngày 29/3.
Dự thảo nghị quyết khẳng định Hội nghị thượng đỉnh các nước Arập nhiệt liệt hoan nghênh phái đoàn của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập về vấn đề Syria mà đứng đầu là ông Kofi Annan nhằm thực hiện tiến trình chính trị, tìm ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng và chuyển tiếp hoà bình hướng tới dân chủ.
Video đang HOT
Văn bản trên cũng kêu gọi Chính phủ Syria và lực lượng đối lập có thái độ tích cực đối với phái đoàn này bằng việc khởi động cuộc đối thoại dân tộc nghiêm túc dựa trên kế hoạch mà AL đưa ra và nghị quyết mà Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua. Các nước Arập cũng kêu gọi các lực lượng đối lập tại Syria hãy thống nhất và đưa ra những kế hoạch của họ để thực hiện đối thoại nghiêm túc nhằm mang đến một cuộc sống dân chủ như nhân dân nước này mong muốn.
Các nước Arập cũng hoan nghênh kết quả của hội nghị quốc tế “những người bạn của Syria” tại Tunisia và dự kiến hội nghị lần thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 1/4 tới tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Các nước Arập đồng thời kêu gọi Chính phủ Syria lập tức chấm dứt bạo lực và sát hại, trả tự do cho tù nhân, bảo đảm tự do và biểu tình hoà bình vì sự cải cách và thay đổi.
Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Lukashevich chiều 27/3 tuyên bố tại Mátxcơva rằng Nga không tham gia hội nghị “những người bạn của Syria” ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông Lukashevich, mặc dù Mátxcơva đã nhận được lời mời, nhưng sẽ không tham gia như đã từ chối dự hội nghị tương tự lần đầu tiên hôm 24/2 ở Tunisia. Nga cho rằng cuộc gặp ngày 1/4 tới nhằm tạo điều kiện cho sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của Syria chứ không nhằm mục đích tìm kiếm con đường đối thoại và giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này./.
Theo TTXVN
Thảm sát 256 người, lĩnh 7.710 năm tù giam
Một tòa án Guatemala hôm qua (20/3) tuyên án 7.710 năm tù giam đối với mỗi người trong nhóm 5 cựu thành viên lực lượng bán quân sự địa phương vì vai trò của họ trong vụ thảm sát 256 người Ấn Độ hồi năm 1982.
Các bị cáo trong phiên xét xử. Ảnh: AFP
Thẩm phán Jazmi Barrios đã tuyên án 30 năm tù giam cho mỗi nhân mạng đã bị giết hại trong vụ thảm sát đẫm máu và 30 năm tù giam về tội ác chống lại loài người đối với mỗi bị cáo trong vụ việc.
4 trong số 5 bị cáo này là thành viên của lực lượng Tự vệ tuần tra (PAC) còn bị cáo thứ 5 là một ủy viên quân sự địa phương.
Vụ thảm sát người Achi Maya Ấn Độ diễn ra vào ngày 18/7/1982 tại ngôi làng Rabinal, phía Bắc Guatemala khi nước này nằm dưới quyền cai trị của cựu độc tài Efrain Rios Montt.
Trước đó, ngày 12/3 vừa qua, cựu thành viên của một đơn vị tinh nhuệ trong quân đội Guatemala cũng đã bị kết án 6.060 năm tù vì tham gia vụ thảm sát 201 người dân năm 1982.
Ủy ban Sự thật của Liên hợp quốc đã ghi nhận 669 vụ thảm sát trong suốt cuộc nội chiến tại Guatemala, trong đó 626 vụ có là do các lực lượng thuộc chính phủ gây ra.
Theo ước tính, khoảng 200.000 người đã bị giết hoặc mất tích trong suốt thời gian nội chiến kéo dài từ năm 1960 đến 1996 tại Guatemala.
Theo PLVN
LHQ: Dấu hiệu tội ác chống lại loài người ở Syria Cao ủy LHQ về nhân quyền Navi Pillay ngày 13/2 cho biết nhiều khả năng xảy ra các tội ác chống lại loài người trong cuộc trấn áp đẫm máu nhằm vào những người bất đồng chính kiến ở Syria. Phát biểu trước Đại hội đồng LHQ, ông Pillay nhấn mạnh: "Bản chất và quy mô các vụ lạm dụng của lực lượng...