Các nhạc sĩ có tiếng bày tỏ quan điểm về đề xuất bỏ danh hiệu NSND, NSƯT đối với nhạc sĩ: “Dỗi không sáng tác nữa”?
Các nhạc sĩ có tiếng như Nguyễn Văn Chung, Dương Cầm, Nguyễn Minh Cường,… đã thể hiện quan điểm trước đề xuất bỏ danh hiệu NSND, NSƯT đối với nhạc sĩ.
Sáng 23/10, tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra và QH thảo luận tại tổ.
Theo Điều 64 của dự thảo luật đối tượng được xét tặng danh hiệu “ Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” gồm diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, họa sĩ hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Như vậy so với quy định hiện hành, dự thảo luật trình Quốc hội khóa XV đã bỏ đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” đối với “nhạc sĩ”, “phát thanh viên”.
Thông tin về việc xóa bỏ “nhạc sĩ” ra khỏi danh sách công nhận “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” nhận về không ít ý kiến trái chiều từ người trong nghề.
Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường
Trên trang cá nhân của mình, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cảm thán: “Nhạc sĩ bọn mình đâu có được xem là nghệ sĩ. Thực ra mình cũng không phải ham hố gì, thế nhưng làm nhạc sĩ có gì sai mà cứ phải chịu thiệt thòi nhiều thế nhỉ?”.
Ở dưới phần bình luận của bài viết từ nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cũng cho biết: “Kệ đi em! Danh hiệu mà phải ngồi viết đơn xin thì anh cũng không cần!”. Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cũng cho biết thêm: “Các anh quay phim, họa sĩ còn nằm trong đối tượng được phong danh hiệu, còn nhạc sĩ thì bị đề xuất loại bỏ…”
Video đang HOT
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
Ở trang cá nhân của mình, nhạc sĩ Dương Cầm lại chia sẻ dòng trạng thái có nội dung: “Bây giờ các nhạc sĩ mà dỗi không sáng tác nữa thì các nghệ sĩ khác lấy đâu ra nhạc để diễn mà có NSƯT, NSND nhỉ…”
Nhạc sĩ Dương Cầm
Diva Thanh Lam tài năng thế nào được xét tặng danh hiệu NSND?
Diva Thanh Lam có danh xưng nữ hoàng nhạc nhẹ, được giới nghệ thuật đánh giá cao. Mới đây, nữ ca sĩ được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Mới đây, diva Thanh Lam có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND). Năm 2018, cô trượt danh hiệu NSND do không đủ số phiếu bầu của Hội đồng cấp Bộ và bị thiếu huy chương ở các kỳ liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp.
Ca sĩ Thanh Lam là con gái đầu lòng của cố nhạc sĩ Thuận Yến và nghệ sĩ đàn tranh Thanh Hương. 3 tuổi, cô được bố dạy hát và nghe đàn piano. 7 tuổi, Thanh Lam được mẹ dạy chơi đàn thập lục, tập hát các bài dân ca Việt Nam.
9 tuổi, Thanh Lam theo học đàn tỳ bà tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ngoài ra, cô còn tham gia ca hát trong đội Chim sơn ca của Đài Tiếng nói Việt Nam và đội Họa Mi ở Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội.
12 tuổi, Thanh Lam dự Festival thiếu nhi ở Đức. 15 tuổi, cô biểu diễn tại Festival Thanh niên Thế giới 1984. Năm 1985, Thanh Lam chuyển sang học thanh nhạc.
Những năm 1990, cùng với Hồng Nhung và Mỹ Linh, Thanh Lam là một trong 3 nghệ sĩ đi tiên phong, góp phần định hình nền nhạc nhẹ ở Việt Nam. Cô có 2 danh xưng là "nữ hoàng nhạc nhẹ" và diva nhạc Việt.
Theo Gia đình và xã hội, liên tiếp các năm từ 1997-2001, Thanh Lam nhận giải top 10 Ca sĩ được yêu thích nhất của Làn sóng xanh. Các ca khúc giúp cô nhận giải ca sĩ được yêu thích như: "Khát vọng", "Cho em một ngày", "Bên em là biển rộng", "Giọt nắng bên thềm", "Hoa tím ngoài sân", "Em và tôi", "Chia tay hoàng hôn", "Một ngày mùa đông", "Chiều xuân", "Hoa cỏ mùa xuân", "Hát với chú ve con", "Ngồi hát ca bềnh bồng", "Không thể và có thể", "Đợi chờ", "Đố tình"...
Thanh Lam còn đoạt nhiều giải thưởng khác như giải Giọng hát vàng Asean 1998 với bài "Không thể và có thể" (nhạc sĩ Phó Đức Phương) và "Khát vọng" (nhạc sĩ Thuận Yến), giải nhì đơn ca nhạc nhẹ toàn quốc (1987), giải ca sĩ trẻ được yêu thích nhất tại Cuba (1989), giải thưởng lớn cuộc thi Ca nhạc nhẹ toàn quốc (1991).
Thanh Lam được giới nghệ thuật đánh giá cao. Theo Vietnamnet, cố nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết, Thanh Lam là "hiện tượng của một năng lượng lớn, một cá tính mạnh, một của hiếm và một ca không thể... kiểm soát nhưng lại tạo ra điều khác biệt và khiến cho tác phẩm của ông đạt đến độ mỹ mãn".
Nhạc sĩ Nguyễn Cường từng nhận xét về "nữ hoàng nhạc nhẹ" Thanh Lam: "Nghệ sĩ mà thăng bằng, tỉnh táo quá là vứt, cảm giác chông chênh mới mang lại thăng hoa trong sáng tạo. Có thể thấy sự thiếu thăng bằng đến nghiêng ngả ở Thanh Lam, thể hiện ở sự khát khao, nổi loạn, có lúc đẩy niềm vui lên đến tận cùng, rồi cũng có lúc để mình chìm đi trong nỗi buồn. Đó là cái hay, cái mạnh của Thanh Lam".
Năm 2007, Mỹ Linh chia sẻ trên Netlife: "Ở Việt Nam chỉ có NSND Lê Dung và Thanh Lam mới có thể xứng với danh xưng diva. Cô Lê Dung là người hát rút ruột, rút gan và gây ra một ảnh hưởng lớn trong các thế hệ ca sĩ sau này. Cũng giống như chị Thanh Lam. Chị ấy vẫn luôn ở đỉnh cao sau bao sóng gió của cuộc đời. Thanh Lam là người quyết liệt. Tôi không chịu nhiều ảnh hưởng của cô Lê Dung vì cách xa thế hệ, nhưng tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Thanh Lam".
Năm 2012, trong cuộc phỏng vấn trên Dân Trí, Thu Minh chia sẻ về Thanh Lam: "Đối với tôi, phải có lý do để mọi người ca tụng chị Thanh Lam là Diva của âm nhạc Việt Nam. Chị là một hình mẫu mà bao thế hệ ca sĩ đàn em phải học tập, trong đó có tôi. Trong những lần biểu diễn chung, tôi lại càng dành sự ngưỡng mộ, trân trọng giọng hát thiên bẩm cũng như khả năng chuyên môn và cả tính bộc trực của chị".
Lê Thanh Huyền Trân là ai? 'Tiểu ni cô' hát nhạc Trịnh tại 'Giọng hát Việt nhí' được Quang Lê nhận nuôi Lê Thanh Huyền Trân hiện đang sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai và ít xuất hiện bên cạnh cha nuôi ca sĩ Quang Lê Lê Thanh Huyền Trân là nữ ca sĩ mặc áo nâu sòng, từng gây sốt mạng xã hội khi hát nhạc Trịnh trong chương trình Giọng hát Việt nhí năm 2014 và được biết như là một trong...