Các nhà mạng Hàn Quốc bị phạt 42,8 triệu USD vì tiếp thị bất hợp pháp
Ngày 8/7, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) ra quyết định phạt 51,2 tỷ won (khoảng 42,8 triệu USD) đối với 3 nhà mạng di động của họ là SK Telecom, KT và LG Uplus vì tham gia tiếp thị bất hợp pháp để thu hút thuê bao 5G.
Quyết định mức phạt đưa ra lần này của Cơ quan quản lý viễn thông Hàn Quốc được xem là khoản tiền phạt lớn nhất từ trước đến nay liên quan các khoản trợ cấp trái phép, vượt qua mức phạt kỷ lục 50,6 tỷ won trước đó vào năm 2018. Tuy nhiên, mức phạt này vẫn chưa thỏa mãn được kỳ vọng của ngành công nghiệp di động, mà nhiều chuyên gia dự đoán mức phạt sẽ vượt quá 70 tỷ won.
Quyết định được đưa ra sau khi KCC tổ chức phiên họp toàn thể do người đứng đầu KCC là ông Han Sang-hyuk chủ trì và đã quyết định phạt nhà mạng SK Telecom 22,3 tỷ won, KT 15,4 tỷ won và LG Uplus 13,5 tỷ won.
Ngoài ra, 125 nhà bán lẻ di động đã bị phạt tổng cộng 272,4 triệu won vì cung cấp trợ cấp bất hợp pháp cho khách hàng 5G.
Các nhà mạng Hàn Quốc bị phạt 42,8 triệu USD vì tiếp thị bất hợp pháp
Theo điều tra của KCC, 119 nhà bán lẻ đã hỗ trợ trung bình 246.000 won tiền trợ cấp bổ sung cho khách hàng dưới các hình thức khác nhau nhằm thu hút khách hàng tốt hơn. Như vậy, kể từ khi thương mại hóa 5G vào tháng 4 năm 2019, đây là lần thứ 2 các nhà mạng di động Hàn Quốc bị phạt. Trước đó, KCC cũng đã phạt các nhà mạng di động Hàn Quốc vì trợ cấp điện thoại thông minh bất hợp pháp cho khách hàng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm ngoái.
Video đang HOT
KCC cho biết, 3 nhà mạng di động đã thất bại trong việc giám sát các cửa hàng bán lẻ và khiến các cửa hàng cung cấp các ưu đãi khác biệt cho khách hàng, do đó vi phạm luật phân phối di động của Hàn Quốc.
Liên quan đến vấn đề này, ông Han Sang-hyuk – Chủ tịch KCC cho biết: “Ngay cả sau khi đã có một số hướng dẫn hành chính từ KCC, các vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra vì vậy chúng tôi đã mở một cuộc điều tra. Nhưng nhằm tạo điều kiện cho 3 công ty hoạt động ổn định, cùng với sự hợp tác điều tra và tự nguyện đưa ra các biện pháp phòng ngừa, chúng tôi đã quyết định tổng số tiền phạt cuối cùng. Chúng tôi cũng đã xem xét đến cam kết của 3 công ty để giúp các công ty đối tác vừa và nhỏ của họ vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 dưới hình thức quỹ hỗ trợ và trợ cấp”.
3 công ty viễn thông hứa sẽ cung cấp 710 tỷ won dưới dạng đầu tư sớm vào cơ sở hạ tầng và thiết bị mạng, và các quỹ hỗ trợ cho các công ty đối tác vừa và nhỏ.
Liên quan đến việc mức tiền phạt mà KCC đưa ra, các nhà mạng cho biết họ tôn trọng quyết định này và sẽ tuân thủ luật phân phối di động có liên quan và ngăn ngừa tái diễn.
“Chúng tôi tôn trọng quyết định của KCC và sẽ tuân thủ luật pháp và làm việc để ngăn ngừa tái diễn. Chúng tôi sẽ làm việc cho sự sống còn của 5G thông qua đầu tư và các dịch vụ khác biệt. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các kênh phân phối và các đối tác kinh doanh vừa và nhỏ”, một quan chức của KT cho biết.
Trong khi đó, một quan chức của nhà mạng LG Uplus thì nói: “Trong tương lai, chúng tôi sẽ làm việc để tạo ra một môi trường phân phối lành mạnh, đồng thời nâng cao lợi ích và sự tiện lợi của người dùng”.
KCC có kế hoạch tăng cường hệ thống giám sát để ngăn chặn tốt hơn các khoản trợ cấp bất hợp pháp do các công ty viễn thông cung cấp, cũng như tiến hành điều tra kỹ lưỡng và áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào trong tương lai.
SK Telecom đặt mục tiêu 6-7 triệu thuê bao 5G vào cuối 2020
Trong một hội nghị với các nhà đầu tư vừa diễn ra, Giám đốc Tài chính của nhà khai thác mạng di động Hàn Quốc SK Telecom, Poong-Young Yoon cho biết, họ đặt mục tiêu sẽ đạt 6-7 triệu thuê bao trong phân khúc 5G vào cuối năm 2020.
Theo Giám đốc điều hành của SK Telecom thì vào cuối năm ngoái, nhà khai thác này đã đạt 2,08 triệu thuê bao 5G. "Trong khi có một số cạnh tranh trong giai đoạn đầu khi đưa vào sử dụng 5G vào năm ngoái, năm nay chúng tôi sẽ duy trì trật tự thị trường hiện tại ổn định và thực hiện chi phí tiếp thị hiệu quả và tập trung vào phát triển thuê bao 5G thông qua khả năng cạnh tranh dịch vụ", ông nói thêm.
Để đạt được mục tiêu này, SK Telecom có kế hoạch tập trung vào việc cung cấp dịch vụ 5G mới trong năm nay thông qua quan hệ đối tác với các công ty lớn của nước ngoài và Hàn Quốc, giám đốc điều hành cho biết.
Nhà mạng Hàn Quốc nhắm mục tiêu 6-7 triệu thuê bao 5G vào cuối năm nay
"Chúng tôi tin rằng sự tăng trưởng liên tục cho các thuê bao 5G, cũng như sự tăng trưởng trong việc sử dụng dữ liệu sẽ dần mang lại đóng góp tích cực cho lợi nhuận của chúng tôi. Chúng tôi đã chứng kiến thị trường ổn định hơn rất nhiều kể từ quý 4 năm ngoái và chúng tôi hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm nay", ông nhận định.
SK Telecom cho biết thu nhập ròng của họ đã giảm 72,5% trong năm ngoái so với một năm trước do giảm lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu từ công ty liên kết sản xuất chip. Trong một hồ sơ được công bố, công ty đã báo cáo thu nhập ròng 861,9 tỷ won (725,9 triệu đô la) vào năm ngoái, giảm từ 3,1 nghìn tỷ won trong năm 2018.
Công ty cho biết lợi nhuận hoạt động trong năm đã giảm 7,6% so với cùng kỳ xuống còn 1,11 nghìn tỷ won, mặc dù doanh thu hàng năm tăng 5,2% so với cùng kỳ lên mức kỷ lục 17,74 nghìn tỷ won.
Trong khi đó, một đối thủ của SK Telecom là KT đã kết thúc năm 2019 với tổng số 1,42 triệu thuê bao trong phân khúc 5G. KT đã trải qua giai đoạn phát triển thuê bao 5G chậm lại chỉ với 363 nghìn thuê bao phát triển được trong quý 4/2019 so với 636.000 thuê bao 5G trong quý 3/2019.
Một đối thủ khác của SK Telecom là LG Uplus cũng cho biết, kết thúc năm 2019 họ đã đạt 1,16 triệu thuê bao 5G. Số lượng thuê bao 5G của nhà khia thác này đã tăng 33,1% trong quý 4 năm 2019.
Các nhà mạng Hàn Quốc SK Telecom, LG Uplus và KT ban đầu đã ra mắt dịch vụ 5G tại nước này vào tháng 4 năm ngoái.
Ba nhà mạng Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ thương mại 5G giới hạn vào tháng 12 năm 2018 như một phần của thỏa thuận với Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc để triển khai đồng thời mạng 5G nhằm tránh cạnh tranh quá mức. Ba nhà mạng di động ban đầu đã ra mắt dịch vụ 5G tại các khu vực hạn chế ở thủ đô Seoul.
Trước đó, vào tháng 6 năm 2018, Hàn Quốc đã hoàn thành một quy trình đấu thầu thông qua đó họ đã trao phổ tần ở cả hai băng tần 3,5 GHz và 28 GHz. Chính phủ đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong băng tần 28 GHz cho các nhà khai thác di động.
Theo viet nam net
Các nhà mạng Hàn Quốc tăng doanh thu trong quý 2 nhờ 5G Các nhà phân tích cho biết, các nhà mạng di động lớn của Hàn Quốc kỳ vọng sẽ có kết quả kinh doanh sau thuế được cải thiện trong quý 2 do sự gia tăng số lượng thuê bao mạng 5G trong bối cảnh đại dịch xảy ra. Theo một cuộc thăm dò của Yonhap Infomax, chi nhánh tin tức tài chính của...