Các nhà mạng bất lực trước tin nhắn rác
Hiện các chủ sử dụng điện thoại di động đang mệt mỏi và đôi khi mất tiền oan bởi những tin nhắn quảng cáo và đôi khi có cả tin nhắn với nội dung không lành mạnh.
Sau nhiều đợt ra quân kiểm soát và xử lí các số điện thoại quảng cáo rao vặt trái phép hoặc thực hiện các tin nhắn rác, cuộc gọi nhỡ lừa đảo khách hàng. Hà Nội đã tạm ngừng hoạt động của trên 7000 số điện thoại.
Sau một thời gian tạm lắng, thời gian gần đây, tin nhắn rác lại bắt đầu xuất hiện với số lượng tin nhắn lớn và nhiều nội dung dung tục khiến khách hàng vừa mất thời gian, bực mình và đôi khi còn mất tiền oan.
Nhiều thuê bao có ngày nhận đến hàng chục tin nhắn với các nội dung như quảng cáo, mời gọi, tặng bài hát, cầu số lô đề, trang web sex… thậm chí những giải thưởng hấp dẫn giá trị hàng trăm triệu đồng.
Anh Hùng- chủ thuê bao 0912676… bức xúc cho biết mỗi ngày anh nhận được ít nhất 3 – 4 tin nhắn với nội dung như: Thần tài giúp bạn 1 cặp số chắc ăn 99%. Để lấy soạn tin LOC (matinh/tp) VD: LOCMB, LOCTP, LOCKH gửi 19008966; liên hệ bán SIM số đẹp; cơ hội nhận iPhone5s miễn phí khi đăng kí dịch vụ VinaSport, tham gia Gameshow thể thao và trổ tài dự đoán kết quả trận đấu,… và mỗi tin nhắn như vậy khi người dùng trả lời mất ít nhất 5.000đ.
Video đang HOT
Chủ thuê bao số 091231192… cho biết thêm, để quản lí và đưa đón con đi học thuận tiện anh sắm cho con điện thoại và ngay tháng đầu tiên vợ chồng anh tá hỏa vì thông báo cước lên 670.000đ/tháng, tìm hiểu nguyên nhân anh được biết do mới sử dụng điện thoại con anh thường vào các hướng dẫn trò chơi, tải bài hát, phim hoặc games… và mỗi lần kích vào mất 15.000đ.
Cũng chung “số phận” như vậy, chị Thùy Linh – sinh viên ĐH Luật – cho biết, một lần tình cờ thấy có tin nhắn: Bạn thân tặng bạn bài hát yêu thích, hãy nhắn theo hướng dẫn để tải bài hát về. Đây cũng chính là bài hát mà chị yêu thích, sau ba lần nghe bài hát với thời lượng gần 7 phút, đến cuối tháng nhìn hóa đơn chị mới giật mình vì phải trả tiền hơn 100.000 đồng cho việc nghe hát trên.
Như vậy có thể khẳng định là tin nhắn rác đang gây phiền hà cho người sử dụng điện thoại cả về vật chất lẫn tinh thần. Tin nhắn rác lừa đảo đánh vào tâm lí tò mò và hiếu kì của khách hàng.
Việc giải quyết tin nhắn rác đã được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lí, như HN xử lí trên 7.000 số điện thoại quảng cáo rao vặt trái phép. Năm 2012, Sở TT&TT TPHCM cũng đã có văn bản yên cầu ngừng cung cấp dịch vụ đối với hơn 13 triệu sim vi phạm và 2 thiết bị kích hoạt sim, phạt tiền 3 DN vi phạm quy định về đăng kí thông tin thuê bao trả trước.
Nhưng hình như mức phạt đó chưa đủ sức răn đe vì cứ sau mỗi đợt ra quân lại “đâu đóng đấy” và có phần mạnh hơn. Tình trạng nhà mạng buông lỏng công tác quản lí hệ thống sim trả trước và tràn lan sim khuyến mãi là những nguyên nhân chính khiến tin nhắn rác hoành hành, gây nhũng nhiễu cho khách hàng.
Theo đó, để quản lí tốt tin nhắn, loại trừ tin nhắn rác, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, các nhà mạng cần có biện pháp quản lí chặt đối với sim khuyến mãi, sim trả trước, tránh để trôi nổi tin nhắn rác.
Theo Giáo Dục
Việt Nam: Siêu "khủng bố" tin nhắn rác
Theo số liệu của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đứng thứ 6 về phát tán tin nhắn rác, là đích tấn công của các tin tặc thế giới đổ vào Việt Nam.
Theo số liệu 8/2013, Việt Nam là nước phát tán tin nhắn rác, với số lượng tin nhắn được phát tán hàng ngày là 140 tỉ tin, trong đó 70% là thư rác, có nghĩa là Việt Nam phát 3,3 tỉ tin nhắc rác 1 ngày tương đương 2 triệu máy tính, thì mỗi máy tính phát tán gần 2000 tin nhắn rác/ngày. Đây là một số liệu rất lớn.
VNCert cũng ghi nhận 14.075 địa chỉ IP thuộc không gian mạng Việt Nam hoạt động trong mạng lưới Zeus Botnet, cập nhật 113.273 địa chỉ IP đang hoạt động trong mạng lưới botnet Sality, Downadup, Trafficconverter. Mạng lưới máy tính ma Sality có 20 địa chỉ thuộc sự quản lí của các CQNN.
Ngoài ra, VNCERT ghi nhận sự cố các trang web của Việt Nam tham gia tấn công vào ngân hàng Mỹ. Mạng botnet bRobot, được cho là điều hành bởi nhóm tin tặc Iran (Izz ad-Din al-Qassam Cyber Fighters) đã tấn công các trang web trên toàn thế giới và cài đặt mã độc để biến trang web này thành thây ma của mạng botnet bRobot. Việt Nam đã có 2309 trang web bị tấn công với mã độc được cài trên 6978 trang. Hiện nay qua theo dõi còn tồn tại 793 trang vẫn bị lây nhiễm (IP thuộcVNPT là 401, FPT 150, CMC 26, Viettel 14, ODS 12.
Thách thức đối với các tổ chức trong thời gian tới về an toàn an ninh mạng, VNCERT cho biết đó là mạng lưới gián điệp mạng (APT). Đây là Phương pháp tấn công mạng mà tin tặc không nhằm mục đích phá hoại mà nhằm mục tiêu trộm cắp thông tin và sử dụng các kĩ thuật để tránh sự phát hiện của các thiết bị, phần mềm mạng nhằm duy trì sự tồn tại trong mạng càng lâu càng tốt.
VNCERT khuyến nghị người sử dụng cần: Nâng cao nhận thức; Lên phương án thường xuyên kiểm tra và phát hiện mã độc trong mạng nội bộ, đặc biệt là các máy tính của các cán bộ lãnh đạo, cán bộ soạn thảo văn bản, hoặc các máy có chứa các tài liệu nhạy cảm; Phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc theo dõi và cảnh báo sự hoạt động của mạng lưới mã độc gián điệp.
Theo Người Đưa Tin
Apple "xử" tin nhắn rác trên iMessage Nếu bạn bị tin nhắn rác trên dịch vụ iMessage thì hãy thông báo với Apple để xử lý vấn nạn này. Việc nhận các tin rác trên iMessage thực sự khó chịu hơn nhiều so với các tin nhắn rác SMS thông thường. Lý do là bởi iMessage có thể được tương tác dễ dàng qua máy tính đồng thời hệ thống...