Các nhà lãnh đạo EU tìm kiếm mức trần giá khí đốt nhập khẩu ‘khả thi’

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ yêu cầu cơ quan điều hành của khối đưa ra đề xuất khả thi về mức trần giá khí đốt nhập khẩu tại hội nghị thượng đỉnh trong tuần này, nhằm “hạ nhiệt” giá khí đốt.

Các nhà lãnh đạo EU tìm kiếm mức trần giá khí đốt nhập khẩu khả thi - Hình 1
Xe chở nhiên liệu tại kho trữ dầu ở Hemel Hempstead , phía Bắc London (Anh) ngày 5/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc thúc đẩy mức trần giá khí đốt đã chia rẽ các nước EU , khi 15 quốc gia ủng hộ động thái trên đang tranh cãi với một nhóm nhỏ hơn các quốc gia thành viên EU, bao gồm Đức – nền kinh tế lớn nhất khối, vốn phản đối sáng kiến này.

Việc đưa ra một tuyên bố về mức trần giá khí đốt tại cuộc họp ở Praha, CH Czech (Séc) vào ngày 7/10 tới vẫn đang được đàm phán, và Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét về “đề xuất các giải pháp khả thi để giảm giá khí đốt thông qua mức trần giá”. Đề xuất này là một trong số các biện pháp tiềm năng trong nỗ lực của EC nhằm giảm chi phí năng lượng cho người dân châu Âu trước mùa Đông năm nay, sau khi cuộc xung đột ở Ukraine khiến giá cả tăng vọt.

Giá điện và khí đốt tại châu Âu tăng cao do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt sang “Lục địa già”, khiến lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng vọt lên 10% vào tháng trước.

Đức đã lập luận chống lại việc áp mức trần giá nhập khẩu khí đốt vì sợ điều đó sẽ hạn chế nguồn cung cần thiết khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và một số nước khác đến châu Âu.

Berlin cũng “châm ngòi” sự quan ngại ở nhiều nước EU khác bằng việc tung ra kế hoạch cứu trợ trị giá 200 tỷ euro (195 tỷ USD) để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp Đức vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng. Việc Đức sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để giúp người dân, trong khi lại phản đối sáng kiến toàn khối về mức trần giá khí đốt đã bị các nước không có khả năng tài chính mạnh “kêu ca” là không thể hiện sự đoàn kết với các quốc gia thành viên EU.

Khủng hoảng năng lượng tạo ra trật tự mới ở châu Âu: Italy mạnh hơn, Đức yếu dần

Cùng đối mặt với khủng hoảng năng lượng nhưng Đức và Italy là hai ví dụ trái ngược nhau.

Italy chủ động, Đức bị động

Khủng hoảng năng lượng tạo ra trật tự mới ở châu Âu: Italy mạnh hơn, Đức yếu dần - Hình 1
Giám đốc điều hành Eni, ông Claudio Descalzi. Ảnh: Reuters

Video đang HOT

Vài tuần sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine ngày 24/2, ông Claudio Descalzi, Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Italy Eni, đã bắt đầu một chuyến thăm các quốc gia cung cấp khí đốt ở châu Phi.

Theo hãng tin Reuters, ông Descalzi đã gặp các quan chức ở Algeria vào tháng 2, tham gia đàm phán ở Angola, Ai Cập và Cộng hòa Congo vào tháng 3. Ông Descalzi thường đi cùng với các quan chức cấp cao của Italy.

Tập đoàn Eni và Italy đã có thể tận dụng các mối quan hệ hiện có với các quốc gia nói trên để đảm bảo có một lượng khí đốt bổ sung thay thế một phần lớn khối lượng mà nước này mua từ Nga.

Đó là thay đổi nhanh chóng mà nhiều quốc gia châu Âu đã không thực hiện được khi xung đột ở Ukraine tác động đến nhiều thứ.

Đức là một ví dụ. Cường quốc kinh tế này hoàn toàn bị động. Đức đang trên bờ vực suy thoái, ngành công nghiệp nước này đang chuẩn bị cho tình huống bị hạn chế khí đốt và điện. Đức cũng vừa phải quốc hữu hóa một công ty điện lớn.

Trong khi đó, Italy vốn là một quốc gia thường xảy ra khủng hoảng kinh tế lại có sức chống chịu tương đối kiên cường. Italy đã tìm được nguồn cung cấp khí đốt bổ sung và tự tin rằng sẽ không cần phải phân bổ khí đốt. Chính phủ Italy tự hào quốc gia này là nước có an ninh năng lượng tốt nhất châu Âu.

Trên thực tế, hai quốc gia Đức và Italy đang ở trong những hoàn cảnh trái ngược nhau khi cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng xảy ra tại một lục địa mà mức độ phụ thuộc vào khí đốt Nga rất khác nhau.

Phần lớn khu vực phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn cung vào mùa đông, trong đó những nước bị ảnh hưởng nặng nề gồm có Đức, Hungary và Áo. Các quốc gia ít bị ảnh hưởng hơn gồm Pháp, Thụy Điển, Anh và Italy - vốn không phụ thuộc Nga.

Ông Martijn Murphy, chuyên gia dầu khí tại công ty nghiên cứu Wood Mackenzie, cho biết mặc dù Italy từ lâu đã coi Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của mình, nhưng nước này có các nhà cung cấp đa dạng và mối quan hệ lâu dài với châu Phi. Nhờ đó, Italy có khả năng đối phó tốt hơn các nước khác khi Nga ngừng cung cấp khí đốt.

Ông Murphy nói: "Eni có quan hệ rất chặt chẽ với tất cả các quốc gia mà tập đoàn này hoạt động ở Bắc Phi và có mặt ở tất cả các nước: Algeria, Tunisia, Libya, Ai Cập và ở hầu hết các quốc gia này, Eni là nhà đầu tư thượng nguồn và nhà sản xuất dầu quốc tế lớn nhất".

Cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột Ukraine đã buộc các chính phủ phải đối mặt với nguy cơ khi phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp hoặc khu vực. Khủng hoảng này giống khủng hoảng năng lượng những năm 1970 đã khiến phương Tây phải suy nghĩ lại về việc phụ thuộc dầu mỏ Trung Đông. Sau đó, phương Tây đã tăng cường hoạt động thăm dò toàn cầu và tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế như Venezuela và Mexico.

Bộ Kinh tế Đức cho biết họ muốn ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga càng nhanh càng tốt và đa dạng hóa nguồn cung cấp. Các bước đầu hướng tới mục tiêu đó là việc cho thuê 5 trạm nổi khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Đức hiện không có trạm LNG, trong khi Italy có ba trạm đang hoạt động và gần đây đã mua thêm hai trạm khác.

Italy đã tiêu thụ 29 tỷ mét khối khí đốt của Nga vào năm ngoái, chiếm khoảng 40% lượng nhập khẩu của nước này. Italy đang dần thay thế khoảng 10,5 tỷ mét khối khí trong số đó nhờ tăng nhập khẩu từ các nước khác bắt đầu từ mùa đông năm nay.

Hầu hết lượng khí đốt bổ sung sẽ đến từ Algeria. Algeria cho biết sẽ tăng tổng lượng khí đốt bán cho Italy gần 20% lên 25,2 tỷ mét khối trong năm nay. Điều này có nghĩa là Algeria sẽ trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Italy, cung cấp khoảng 35% lượng khí đốt nhập khẩu. Trong khi đó, thị phần của Nga đã giảm xuống mức rất thấp.

Từ mùa xuân năm 2023, lượng LNG ngày càng tăng sẽ bắt đầu đến từ các quốc gia như Ai Cập, Qatar, Congo, Nigeria và Angola, cho phép Italy thay thế 4 tỷ mét khối khí đốt khác của Nga.

Bất lợi của Đức

Khủng hoảng năng lượng tạo ra trật tự mới ở châu Âu: Italy mạnh hơn, Đức yếu dần - Hình 2
Cơ sở nhận và chuyển khí đốt thuộc dự án Nord Stream 1 ở Lubmin, Đức ngày 30/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Đức đã nhập 58 tỷ mét khối khí đốt của Nga vào năm ngoái, chiếm 58% lượng tiêu thụ. Nguồn cung khí đốt cho Đức thông qua đường ống Nord Stream 1 bị giảm kể từ tháng 6 và tạm dừng vào tháng 8.

Không thể đảm bảo đủ nguồn cung cấp thay thế dài hạn từ các quốc gia khác và thiếu một tập đoàn dầu khí quốc gia có hoạt động sản xuất ở nước ngoài, Đức đã buộc phải dựa vào thị trường giao ngay. Tại thị trường này, Đức phải trả giá gấp 8 lần mức giá mua khí đốt so với một năm trước.

Các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con người có thể tác động tới an ninh năng lượng của Đức. Ví dụ, Đức không nằm gần Bắc Phi như Italy, cũng không gần Biển Bắc nhiều khí đốt như Anh và Na Uy. Đức không có trữ lượng dầu khí lớn.

Tuy nhiên, các quan chức và giám đốc điều hành của Đức đã có những tính toán sai lầm trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.

Trở lại năm 2006, Italy là nước nhanh nhất tìm đến khí đốt của Nga. Vào thời điểm đó, Eni đã đồng ý về thỏa thuận với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Đây là thỏa thuận khí đốt lớn nhất từ ​​trước đến nay của một công ty châu Âu với Gazprom.

Nhưng trong 8 năm qua, hai quốc gia Đức và Italy đã có sự khác biệt: Đức đã tăng gấp đôi lượng khí đốt mua từ Nga và ngày càng trở nên phụ thuộc trong khi Italy tìm cách bảo vệ mình.

Italy bắt đầu đi theo một hướng khác vào năm 2014. Ông Descalzi nắm quyền lãnh đạo Eni và tập trung thăm dò ở châu Phi. Tại Ai Cập, Năm 2015, Eni đã phát hiện ra mỏ khí đốt lớn nhất Biển Địa Trung Hải là Zohr. Tại Algeria, Eni đã đạt được thỏa thuận vào năm 2019 để gia hạn nhập khẩu khí đốt cho đến năm 2027.

Việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và các lệnh trừng phạt tiếp theo của phương Tây là một bước ngoặt.

Italy đã ngừng hỗ trợ cho dự án South Stream trị giá 40 tỷ USD của Gazprom. Đây là dự án nhằm vận chuyển khí đốt từ Nga đến Hungary, Áo và Italy và bỏ qua Ukraine. Eni đã từ bỏ South Stream vào cuối năm đó.

Thay vào đó, Italy chuyển hướng sang xây dựng đường ống Trans Adriatic nhỏ hơn từ Azerbaijan qua Hy Lạp và Albania.

Tuy nhiên, Đức đã không như vậy. Năm 2015, Gazprom và các công ty của Đức gồm cả Uniper đã ký hợp đồng xây dựng đường ống Nord Stream 2.

Giờ đây, Uniper đang chuẩn bị kiện Gazprom về những thiệt hại do cắt giảm nguồn cung và đã được chính phủ Đức giải cứu với số tiền 29 tỷ euro.

Đức đặt mục tiêu thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga vào giữa năm 2024, mặc dù một số công ty cho rằng có thể mất nhiều thời gian hơn thế do các nguồn thay thế khan hiếm và khối lượng khó mua.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz thừa nhận vào tháng 6: "Chúng ta đã phụ thuộc quá lâu và quá nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga".

https://baotintuc.vn/the-gioi/cac-nha-lanh-dao-eu-tim-kiem-muc-tran-gia-khi-dot-nhap-khau-kha-thi-20221004110027377.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thủ tướng Campuchia cảm ơn Tổng thống Trump, đồng ý ngừng bắn ngay lập tức với Thái LanThủ tướng Campuchia cảm ơn Tổng thống Trump, đồng ý ngừng bắn ngay lập tức với Thái Lan
hôm qua
Hãng tin Nga tìm cậu bé chụp ảnh cùng Tổng thống Putin 25 năm trướcHãng tin Nga tìm cậu bé chụp ảnh cùng Tổng thống Putin 25 năm trước
18 giờ trước
Choáng với độ giàu có của trụ trì Thiếu Lâm Tự: Cà sa dát vàng, 15 siêu xeChoáng với độ giàu có của trụ trì Thiếu Lâm Tự: Cà sa dát vàng, 15 siêu xe
11 giờ trước
Hơn 30.000 lao động Campuchia hồi hương từ Thái Lan giữa xung độtHơn 30.000 lao động Campuchia hồi hương từ Thái Lan giữa xung đột
hôm qua
Campuchia - Thái Lan tiếp tục giao tranh trước đàm phánCampuchia - Thái Lan tiếp tục giao tranh trước đàm phán
12 giờ trước
Hoảng loạn vì máy bay lao xuống để tránh va chạm chiến đấu cơHoảng loạn vì máy bay lao xuống để tránh va chạm chiến đấu cơ
hôm qua
45 nhân viên đền Preah Vihear mắc kẹt gần hai ngày giữa xung đột45 nhân viên đền Preah Vihear mắc kẹt gần hai ngày giữa xung đột
hôm qua
Tổng thống Trump phản ứng với tuyên bố của Tổng thống Macron về việc công nhận PalestineTổng thống Trump phản ứng với tuyên bố của Tổng thống Macron về việc công nhận Palestine
hôm qua

Tin đang nóng

Câu nói của bạn gái kém 37 tuổi của Quang Minh làm dậy sóng cộng đồng mạngCâu nói của bạn gái kém 37 tuổi của Quang Minh làm dậy sóng cộng đồng mạng
6 giờ trước
Chồng ngọc nữ hạng A showbiz lộ clip đưa 2 cô gái vào khách sạn, nhưng con số tiểu tam thực tế mới thực sự gây sốcChồng ngọc nữ hạng A showbiz lộ clip đưa 2 cô gái vào khách sạn, nhưng con số tiểu tam thực tế mới thực sự gây sốc
5 giờ trước
Tử hình kẻ sát hại mẹ ruột, đem xác đi phi tangTử hình kẻ sát hại mẹ ruột, đem xác đi phi tang
4 giờ trước
HIEUTHUHAI bị chỉ trích "gợi dục" vì tháo thắt lưng, nhảy trong show ở MỹHIEUTHUHAI bị chỉ trích "gợi dục" vì tháo thắt lưng, nhảy trong show ở Mỹ
4 giờ trước
5 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất 5 năm qua: Thật quá sức tưởng tượng!5 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất 5 năm qua: Thật quá sức tưởng tượng!
7 giờ trước
Tìm khắp showbiz không thấy ai nhiều bạn gái như mỹ nam này: Nhan sắc vượt xa chữ "trình", netizen nguyện seeding cả đờiTìm khắp showbiz không thấy ai nhiều bạn gái như mỹ nam này: Nhan sắc vượt xa chữ "trình", netizen nguyện seeding cả đời
7 giờ trước
Lan Phương đính chínhLan Phương đính chính
5 giờ trước
Thái Lan và Campuchia đồng ý ngừng bắn vô điều kiệnThái Lan và Campuchia đồng ý ngừng bắn vô điều kiện
4 giờ trước

Tin mới nhất

Tập đoàn quốc phòng Israel cung cấp hệ thống phòng vệ hồng ngoại cho Không quân Đức

Tập đoàn quốc phòng Israel cung cấp hệ thống phòng vệ hồng ngoại cho Không quân Đức

3 giờ trước
Hợp đồng này sẽ được thực hiện trong vòng 6 năm, sau quyết định mua sắm của Văn phòng liên bang về thiết bị, công nghệ thông tin và dịch vụ hậu cần thuộc quân đội Đức.
Cuộc chạy đua của các nền kinh tế lớn trước 'hạn chót' thuế quan của Mỹ

Cuộc chạy đua của các nền kinh tế lớn trước 'hạn chót' thuế quan của Mỹ

3 giờ trước
Động thái này được cho là có yếu tố chính trị khi ông Trump dường như muốn gây sức ép kinh tế, chính trị lên giới chức Brazil để bảo vệ đồng minh là cựu tổng thống Jair Bolsonaro.
Chuyên gia Mỹ: Xung đột Ukraine có thể được giải quyết trước cuối năm 2025

Chuyên gia Mỹ: Xung đột Ukraine có thể được giải quyết trước cuối năm 2025

3 giờ trước
Theo ông, sự kết hợp giữa các yếu tố trên đang tạo ra điều kiện thuận lợi để các cuộc đàm phán đạt được thỏa thuận, nhiều khả năng trước khi năm 2025 kết thúc, dù khó có thể diễn ra sớm hơn.
Liên bang Nga lần đầu hủy lễ duyệt binh Ngày Hải quân thường niên tại St. Petersburg

Liên bang Nga lần đầu hủy lễ duyệt binh Ngày Hải quân thường niên tại St. Petersburg

3 giờ trước
Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết họ gần như chắc chắn rằng các cuộc duyệt binh Ngày Hải quân dự kiến tổ chức vào ngày 27/7 trên khắp nước Nga đã bị hủy do lo ngại về việc bảo đảm an toàn cho lực lượng tham gia.
Hàn Quốc, Trung Quốc hướng tới 'bước ngoặt mới' trong quan hệ song phương

Hàn Quốc, Trung Quốc hướng tới 'bước ngoặt mới' trong quan hệ song phương

3 giờ trước
Bên cạnh đó, ông Cho Hyun đã mời ông Vương Nghị tới thăm Hàn Quốc. Phía Trung Quốc cho biết sẽ thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp cho cả hai bên.
Mỹ nhượng bộ để tìm kiếm đột phá trong đàm phán với Trung Quốc

Mỹ nhượng bộ để tìm kiếm đột phá trong đàm phán với Trung Quốc

5 giờ trước
Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick cho biết, kế hoạch nối lại việc bán chip này là một phần trong các cuộc đàm phán của Mỹ về đất hiếm và nam châm.
Lào tổ chức Lễ Thượng cờ ASEAN

Lào tổ chức Lễ Thượng cờ ASEAN

5 giờ trước
Tham dự sự kiện có các bộ trưởng thuộc 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN; đại sứ và đại diện đại sứ quán các nước thành viên ASEAN tại Lào; Đại sứ Timor Leste tại Lào, cùng đông đảo các cán bộ Bộ Ngoại giao Lào và các cơ quan liên quan.
Những thách thức của Nga trong hiện đại hóa ngành công nghiệp quân sự

Những thách thức của Nga trong hiện đại hóa ngành công nghiệp quân sự

5 giờ trước
Những vấn đề này, mặc dù không phải là không thể vượt qua, nhưng đủ để khiến Nga chỉ có thể sản xuất các hệ thống đủ tốt để duy trì cuộc chiến ở Ukraine.
Bão Co-may mạnh trở lại ở ngoài khơi Nhật Bản

Bão Co-may mạnh trở lại ở ngoài khơi Nhật Bản

5 giờ trước
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018 một cơn bão được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản nâng cấp trở lại sau khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Thái Lan và Campuchia bắt đầu đàm phán tại Malaysia về tranh chấp biên giới

Thái Lan và Campuchia bắt đầu đàm phán tại Malaysia về tranh chấp biên giới

5 giờ trước
Cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Thái Lan và Campuchia đã bước sang ngày thứ năm, khiến hơn 200.000 người từ cả hai quốc gia phải sơ tán.
Pokrovsk đang dần bị khóa chặt, Ukraine còn những lựa chọn nào?

Pokrovsk đang dần bị khóa chặt, Ukraine còn những lựa chọn nào?

5 giờ trước
Nhà phân tích quân sự Yan Matveev cũng giải thích rằng kế hoạch của Nga là bao vây các đơn vị Ukraine bên trong thành phố, cắt đứt đường tiếp tế, và nếu có thể, sẽ bao vây và tiêu diệt đối phương.
Google cảnh báo có hành động pháp lý với Chính phủ Australia

Google cảnh báo có hành động pháp lý với Chính phủ Australia

5 giờ trước
Tuyên bố cứng rắn này cho thấy Chính phủ Australia sẵn sàng đối đầu các tập đoàn công nghệ, trong bối cảnh giới phụ huynh và chuyên gia ngày càng lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến sức khỏe tâm thần và hành vi của thanh t...

Có thể bạn quan tâm

Cách rã đông thịt bằng đường đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Cách rã đông thịt bằng đường đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

Ẩm thực

2 giờ trước
Rã đông thịt bằng đường là mẹo nhà bếp dễ thực hiện nhưng hiệu quả bất ngờ, giúp tiết kiệm thời gian và giữ nguyên độ tươi ngon của thịt.
Tóm dính cặp đôi ngôn tình công khai nắm tay giữa đường: Vô tư ôm ấp sát rạt, phim giả tình thật không thể chối cãi

Tóm dính cặp đôi ngôn tình công khai nắm tay giữa đường: Vô tư ôm ấp sát rạt, phim giả tình thật không thể chối cãi

Hậu trường phim

2 giờ trước
Trong số các phim đang chiếu ở thời điểm hiện tại, Đôi Mắt Trìu Mến là cái tên nhận được nhiều sự chú ý của khán giả.
Phim Hàn tạo cơn bão rating 23,6% không ai cản nổi: Nữ chính U50 mà trẻ khó tin, hay nhức nhối khiến 3 triệu người mê mệt

Phim Hàn tạo cơn bão rating 23,6% không ai cản nổi: Nữ chính U50 mà trẻ khó tin, hay nhức nhối khiến 3 triệu người mê mệt

Phim châu á

2 giờ trước
Dù không được PR rầm rộ thế nhưng phim vẫn đạt được thành tích rất tốt về mặt rating, tất cả là nhờ diễn xuất ấn tượng của dàn cast cùng nội dung gần gũi nhưng hấp dẫn.
Thanh Trúc hé lộ nguyên tắc nuôi con độc lạ: Không ru con ngủ, mẹ ăn gì con ăn nấy

Thanh Trúc hé lộ nguyên tắc nuôi con độc lạ: Không ru con ngủ, mẹ ăn gì con ăn nấy

Sao việt

2 giờ trước
Thanh Trúc sinh con gái đầu lòng sau hành trình dài IVF gian nan. Kể từ đó, cô không ngại chia sẻ hình ảnh cũng như những câu chuyện nuôi dạy con lên mạng xã hội.
Cách nuôi dạy con gây tranh cãi của MC giàu nhất Trung Quốc: Cho con gái tiếp cận giới tinh hoa, 15 tuổi nhưng phủ đầy đồ hiệu

Cách nuôi dạy con gây tranh cãi của MC giàu nhất Trung Quốc: Cho con gái tiếp cận giới tinh hoa, 15 tuổi nhưng phủ đầy đồ hiệu

Sao châu á

2 giờ trước
MC Lý Tương - người từng được mệnh danh là nữ MC giàu nhất Trung Quốc - mới đây lại khiến mạng xã hội xôn xao khi cùng con gái Vương Thi Linh xuất hiện tại một bữa tiệc do Đại sứ Anh tại Trung Quốc tổ chức.
Tái xuất sau 9 năm, siêu mẫu Thanh Hằng áp lực khi bị so sánh với host cũ

Tái xuất sau 9 năm, siêu mẫu Thanh Hằng áp lực khi bị so sánh với host cũ

Tv show

2 giờ trước
Host kiêm giám khảo Vietnam s Next Top Model 2025 - siêu mẫu Thanh Hằng thẳng thắn chia sẻ về áp lực khi bị so sánh với host của các mùa giải trước.
Jennifer Lopez gặp sự cố nhạy cảm khi đi diễn

Jennifer Lopez gặp sự cố nhạy cảm khi đi diễn

Nhạc quốc tế

3 giờ trước
Mới đây, Jennifer Lopez bất ngờ gặp sự cố tụt váy trên sân khấu lúc biểu diễn tại Warsaw (Ba Lan). Tai nạn bất ngờ khiến nữ ca sĩ hốt hoảng.
Nam thanh niên nghi nhảy cầu Thăng Long được cứu sống nhờ bám vào phao nổi

Nam thanh niên nghi nhảy cầu Thăng Long được cứu sống nhờ bám vào phao nổi

Tin nổi bật

4 giờ trước
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên đang bám vào phao nổi gần trụ cầu Thăng Long. Sau đó, các lực lượng đã tiếp cận đưa người này lên tàu để sơ cứu, rồi vào bờ an toàn.
Gabriel Jesus tìm thấy lối thoát

Gabriel Jesus tìm thấy lối thoát

Sao thể thao

4 giờ trước
Newcastle và Tottenham sẵn sàng chiêu mộ tiền đạo thất sủng của Arsenal, trong khi các CLB nước ngoài như AC Milan và Inter Milan cũng tiếp cận Gabriel Jesus.
Khoảnh khắc 26 anh trai bùng nổ trên sân khấu ở Mỹ

Khoảnh khắc 26 anh trai bùng nổ trên sân khấu ở Mỹ

Nhạc việt

4 giờ trước
Nhiều khoảnh khắc đẹp trong hai đêm concert Anh trai say hi tại Las Vegas. Khán giả xúc động, tự hào vì tiếng Việt vang giữa lòng nước Mỹ.