Các nhà lãnh đạo EU hoan nghênh chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19
Tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 25/5 ở Brussels (Bỉ), các đại biểu tham dự đã hoan nghênh sự ra đời và ứng dụng chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 trong toàn khối, đồng thời cho rằng kế hoạch này sẽ giúp phục hồi ngành du lịch ngay trong mùa hè tới.
“Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU” (EU digital COVID certificate) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 tới. Tại hội nghị, toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU đều cho rằng chứng nhận này sẽ giúp trả lại quyền tự do đi lại cho người dân châu Âu, song song với một kế hoạch riêng biệt nhằm tiếp nhận những khách du lịch đã được tiêm chủng đầy đủ từ các nước bên ngoài.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nêu rõ EU đã đạt được “những bước tiến ổn định về công tác tiêm chủng”, theo đó cho phép mở cửa trở lại du lịch. Bà cho biết 46% dân số trưởng thành của EU đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19, trong khi 300 triệu liều nữa sẽ được bàn giao vào cuối tháng này. Theo bà von der Leyen, mục tiêu của EU là tiêm chủng đầy đủ cho 75% số người trưởng thành vào cuối tháng 7 tới.
Cũng tại hội nghị này, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nhấn mạnh việc các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP) hồi tuần trước đạt thỏa thuận về chứng nhận kỹ thuật số này là “rất quan trọng đối với ngành du lịch của những nước như Áo, do nhiều việc làm của chúng tôi phụ thuộc vào du lịch”.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Croatia – vốn có nền kinh tế phụ thuộc mạnh mẽ vào doanh thu du lịch – cũng nhất trí quan điểm trên. Những nước này đều trải qua mùa hè ảm đạm năm 2020 và đều đã bắt đầu triển khai những kế hoạch riêng để chào đón sự trở lại của du khách quốc tế.
“Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU” là một mã QR hiển thị trên màn hình điện thoại thông minh, hoặc máy tính bảng, hay cũng có thể in ra giấy để tiện mang theo khi người dùng di chuyển liên quốc gia. Mã QR này sẽ cho phép cơ quan chức năng theo dõi dữ liệu dịch tễ liên quan COVID-19 của khách du lịch, như họ đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 hay chưa, có được xét nghiệm trong thời gian gần đây hay không, hoặc đã có kháng thể do từng mắc căn bệnh này.
Thủ tướng Luxembourg – ông Xavier Bettel chỉ ra rằng chứng nhận của EU sẽ giúp xóa sổ vấn nạn kinh doanh giấy chứng nhận tiêm chủng giả mạo – vốn dựa trên những hình ảnh PDF từ hồ sơ tiêm chủng nhiều quốc gia khác nhau. Ông cho biết: “Mã QR sẽ an toàn hơn những gì chúng ta đang có. Các file PDF được sao chép rất nhiều, thậm chí có cả những trang web mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy các file PDF giả mạo”.
EU đã mua tới 4,4 tỷ liều vaccine trong hai năm tới, nhiều hơn mức cần thiết cho toàn bộ dân số 450 triệu người của khối. Tại Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu với sự tham gia của nhà lãnh đạo các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi cuối tuần trước, các nhà lãnh đạo EU cam kết chia sẻ 100 triệu liều vaccine cho các quốc gia có nhu cầu vào cuối năm nay. Thủ tướng Ireland Micheal Martin khẳng định EC đang đạt “tiến bộ rất tốt” về sản xuất và phân phối vaccine “không chỉ trong phạm vi châu Âu, mà còn trên toàn thế giới”.
Hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới
Theo số liệu được hãng tin AFP tổng hợp, tính đến ngày 18/3, đã có hơn 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Essen, Đức, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu tổng hợp phản ánh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã được đẩy nhanh tại các nước trong thời gian gần đây. Cụ thể, đã có 100 triệu liều vaccine được sử dụng tiêm chủng trong 11 ngày gần đây nhất, nhanh gấp 6 lần so với 100 liều vaccine đầu tiên.
Tính đến 16h30 giờ GMT, ít nhất 402,3 triệu liều vaccine được phân phối tiêm chủng tại hơn 158 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Số liệu tổng hợp cũng ghi nhận tiến trình tiêm chủng tại các nước giàu nhanh hơn, trong khi các nước nghèo hơn cũng đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng sử dụng vaccine được phân phối theo COVAX - chương trình phân phối vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dành cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hiện Israel đang dẫn đầu "cuộc đua" tiêm chủng vaccine, với 3/5 dân số đã được tiêm chủng ít nhất 1 mũi. Có tới 50% dân số Israel đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Tiếp theo đó là Anh (38%), UAE (trong khoảng 35 đến 70%), Chile (28%), Mỹ (22%), Bahrain (22 %), và Serbia (16% tính đến ngày 12/3). Trong khi đó, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã phân phối 54,4 triệu liều vaccine cho 8,5% dân số của khu vực này.
Trong 13 nước nghèo nhất thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng, có 9 nước bắt đầu tiêm chủng vào đầu tháng 3, sử dụng vaccine được phân phối theo cơ chế COVAX. Tính theo tỷ lệ, hiện chỉ có 0,1% số lượng vaccine đã tiêm chủng trên toàn thế giới được phân phối cho những nước nghèo này, vốn chiếm tới 9% dân số toàn cầu.
Trong khi đó, những nước giàu nhất thế giới, chiếm 16% dân số toàn cầu, lại tiếp nhận 58% số lượng vaccine đã được tiêm chủng. Hơn 1/4 số lượng vaccine đã được sử dụng tại Mỹ.
Tính đến thời điểm hiện tại, vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp sản xuất đã vượt mọi đối thủ vaccine khác khi đã được phân phối và tiêm chủng tại khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ. Đây là loại vaccine có giá thành rẻ và đã được sử dụng tại nhiều nước giàu như Anh và các nước EU, cũng như nhiều nước nghèo khác thông qua cơ chế COVAX.
Trong khi đó, vaccine của Pfizer/BioNTech đã được phân phối và sử dụng tại hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, vaccine của Moderna được sử dụng tại hơn 40 nước, chủ yếu tại các nước giàu do loại vaccine này có giá thành cao và đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe. Vaccine Sputnik V của Nga hiện đang được sử dụng tại hơn 20 nước....
Liên quan đến vaccine Sputnik V của Nga, theo trang tin themoscowtimes.com, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã kêu gọi các cơ quan quản lý châu Âu nhanh chóng cấp phép sử dụng loại vaccine này và các loại vaccine an toàn khác ngừa COVID-19 nhằm bổ sung thêm nguồn cung vaccine cho khối.
Liên minh cầm quyền tại Áo bị chia rẽ sâu sắc do dính líu đến nhiều bê bối chính trị Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tình trạng mâu thuẫn trong liên minh cầm quyền tại Áo, giữa đảng Xanh với đảng Nhân dân Áo (VP) của Thủ tướng Sebastian Kurz, đang gia tăng sau khi VP dính líu đến một loạt bê bối chính trị, có nguy cơ dẫn đến cuộc bầu cử trước thời hạn. Thủ tướng Áo Sebastian Kurz....