Các nhà khoa học Nhật tiết lộ: Ăn nhiều chất này thì nguy cơ ung thư, tử vong giảm nhiều
Theo TT nghiên cứu ung thư quốc gia Nhật Bản, tổng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn càng nhiều thì nguy cơ tử vong do ung thư và một số bệnh khác càng thấp.
Vì sao nên ăn nhiều chất xơ?
Theo thông tin đăng tải trên kênh Science and Technology Daily, mới đây các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã công bố kết quả nghiên cứu rằng ăn càng nhiều chất xơ, nguy cơ tử vong càng thấp.
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã liên tục điều tra mối quan hệ giữa các thói quen lối sống và các bệnh khác nhau như ung thư, đột quỵ và nhồi máu cơ tim từ năm 1995 đến năm 2016.
Trong khu vực pháp lý của 11 trung tâm y tế ở nhiều nơi, một bảng câu hỏi về chế độ ăn uống được thực hiện cho người dân từ 45-74 tuổi, và một cuộc khảo sát tiếp theo được thực hiện trên khoảng 90.000 người đã tham gia khảo sát bảng câu hỏi và không bị ung thư hoặc bệnh tim mạch.
Kết quả cho thấy chế độ ăn uống càng nhiều chất xơ thì nguy cơ tử vong ở cả nam và nữ càng thấp.
Dưới góc độ nguyên nhân tử vong, khẩu phần ăn của cả nam và nữ càng nhiều chất xơ thì nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch càng thấp.
Về tử vong do ung thư, tổng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của nam giới càng nhiều thì nguy cơ tử vong do ung thư càng thấp, nhưng không có mối tương quan nào giữa hai yếu tố này ở phụ nữ.
Thực phẩm giàu chất xơ:
Lê (3.1%)
Dâu tây (2%)
Bơ (6.7%)
Táo (2.4%)
Mâm xôi (6.5%)
Chuối (2.6%)
Video đang HOT
Cà rốt (2.8%)
Củ cải (2.8%)
Bông cải xanh (2.6%)
Atisô (5.4%)
Một bát yến mạch có lượng chất xơ khoảng 4g.
Một quả táo có lượng chất xơ khoảng 3,6g.
3 hộp bắp rang tương ứng với 2g chất xơ.
Nửa bát cà rốt có lượng chất xơ khoảng 2,9g.
Chuối co chưa khoảng 3,1g chất xơ.
Cả 2 loại bánh mì từ lúa mach hay lúa mì đều chứa trung bình lượng chất xơ khoảng 2-3g.
Nửa bát mì ống tương đương 2g chất xơ.
Một quả lê chứa 7g chất xơ, bao gồm 2g pectin – một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa tốt hơn.
1 cu khoai lang có chứa khoảng 3,8g chất xơ.
Các nhà khoa học khuyên rằng, hãy tranh thủ tăng lượng chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày để giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong.
Chuyên gia mách bạn cách phòng bệnh ung thư trước khi quá muộn
Bạn có thể phòng bệnh ung thư từ những việc đơn giản như không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc, tiêm vắc xin viêm gan B, hạn chế sử dụng rượu bia, tình dục an toàn...
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), ung thư là bệnh có thể phòng tránh. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư từ bên ngoài tác động vào cơ thể con người có thể thay đổi được. Ước tính 1/3 số ca mắc ung thư có thể dự phòng, 1/3 có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Chính vì vậy, tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân này có thể phòng được nhiều loại ung thư.
Cụ thể:
Không hút thuốc lá, thuốc lào và tránh hít phải khói thuốc
Điều này sẽ giúp phòng ung thư phổi và nhiều loại ung thư đường hô hấp, đường tiêu hóa không chỉ cho bản thân người hút mà cho nhiều người xung quanh. Nếu có thói quen hút thuốc lá hay thuốc lào thì bạn nên tập bỏ dần để chấm dứt hút thuốc.
Ảnh minh họa: Onco.
Hút thuốc lá là nguyên nhân của 30% trong số các loại ung thư ở người gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy và ung thư dạ dày. Riêng với ung thư phổi, thuốc lá là nguyên nhân của trên 90% các trường hợp mắc bệnh.
Trong khói thuốc có chứa trên 70 loại hóa chất độc hại khác nhau có thể gây ung thư. Đặc biệt có tới 43 chất đã được chứng minh là gây bệnh ung thư.
Thực hành dinh dưỡng hợp lý và an toàn
Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật và đồ ăn rán (chiên) quá cháy, không ăn thực phẩm bị mốc, ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phẩm màu, hóa chất bảo quản... Điều này giúp phòng ung thư đường tiêu hóa, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt...
Hạn chế sử dụng rượu bia
Đây là cách hiệu quả phòng ung thư gan. Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư như ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, đại-trực tràng và ung thư vú.
Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và tình dục an toàn để phòng ung thư cổ tử cung
Tiêm vắc xin
Bạn cần tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B để phòng ung thư gan và tiêm vắc xin HPV để phòng ung thư cổ tử cung.
Tránh tiếp xúc với tia nắng gắt
Bạn nên tránh tiếp xúc với tia nắng gắt khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển bằng cách đội mũ, mặc quần áo che nắng hoặc bôi kem chống nắng... để phòng ung thư da.
Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động
Cụ thể, sử dụng các công cụ bảo hộ lao động, đảm bảo môi trường làm việc có nồng độ độc hại dưới mức cho phép... để phòng bệnh ung thư nghề nghiệp.
Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
Điều này nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể có thể chủ động phòng chống ung thư và nhiều bệnh tật khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ít vận động thể lực là nguyên nhân gây ra khoảng 21-25% trường hợp ung thư vú và ung thư ruột.
Ung thư chủ yếu ở nam giới là: phổi, dạ dày, gan, vòm họng, trực tràng... Trong khi đó, ung thư chủ yếu ở nữ giới là vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, vòm họng...
9 dấu hiệu cảnh báo ung thư:
- Vết loét lâu liền
- Ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ
- Chậm tiêu, khó nuốt
- Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu
- Có khối u ở vú hay ở trên cơ thể
- Hạch bạch huyết to không bình thường
- Chảy máu, dịch ra bất thường ở âm đạo
- Ù tai, nhìn đôi
- Gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân
Chàng trai 31 tuổi bị mù mắt, suy thận vì ăn rau để qua đêm: Đây là 4 món siêu nguy hiểm, thà ném bỏ chứ đừng ăn lại mà gây hại cơ thể Đồ ăn thừa qua một đêm dễ biến chất và sản sinh nitrite... Chất này có thể chuyển đổi thành nitrosamine và gây ung thư. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn số lượng ít thì độc tố chỉ đủ để gây ngộ độc thực phẩm. Nhiều trường hợp suy thận, mù mắt vì ăn đồ thừa để qua đêm Thời gian gần đây,...