Các nhà khoa học cuối cùng cũng khám phá được bí ẩn của vật chất tối trong vũ trụ
Các nhà khoa học vừa tìm ra được một loại hạt, mà có thể là nguồn gốc của vật chất tối trong vũ trụ.
Chiếm tới 80% vũ trụ là vật chất tối, chúng ta biết sự tồn tại và đã nghiên cứu vật chất tối trong nhiều thập kỷ, nhưng nguồn gốc vật lý của nó vẫn còn là một bí ẩn. Mặc dù không thể quan sát trực tiếp, các nhà khoa học biết vật chất tối tồn tại do sự tương tác bằng trọng lực với những vật chất sáng, như các ngôi sao và hành tinh. Vật chất tối bao gồm các hạt không hấp thụ, phản xạ hoặc phát ra ánh sáng.
Mới đây, các nhà vật lý hạt nhân tại Đại học York, Canada tuyên bố đã khám phá được bí ẩn của vật chất tối trong vũ trụ. Họ đã phát hiện ra một loại hạt nguyên tử phụ mới, gọi là hexaquark d-star.
Hạt này gồm có 6 hạt quark, các hạt cơ bản thường kết hợp theo bộ ba để tạo thành proton và neutron. Điều quan trọng là 6 hạt quark bên trong d-star linh hoạt hơn, khiến cho chúng có thể kết hợp với nhau theo những cách rất khác với các proton và neutron thông thường.
Quark là hạt cơ bản, thường kết hợp theo từng bộ ba để tạo thành các proton và neutron. Các hạt tạo thành từ 3 quark được gọi chung là baryon. Hầu hết các vật chất nhìn thấy được trong vũ trụ đều được tạo ra từ các baryon này. Cơ thể chúng ta là các baryon, Mặt Trời, các hành tinh và bụi cũng vậy.
Video đang HOT
Khi 6 quark kết hợp, nó tạo ra một loại hạt được gọi là dibaryon hay hexaquark. Đây là một loại hạt mà không thường thấy và không được nghiên cứu nhiều. Các hexaquark d-star còn đặc biệt vì chúng lại chính là hạt boson, nghĩa là tuân theo các thống kê của Bose-Einstein, một thống kê mô tả cách thức các hạt hoạt động. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là các hạt hexaquark d-star có thể tạo thành một thứ gọi là ngưng tụ Bose-Einstein, trạng thái thứ 5 của vật chất.
Nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng, sau vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ, các hạt hexaquark d-star được giải phóng ra rất nhiều. Khi vũ trụ nguội dần và mở rộng, chúng liên kết với nhau và ngưng tụ, để tạo thành trạng thái vật chất thứ 5 (trạng thái ngưng tụ Bose-Einstein).
Trạng thái này được hình thành khi một loại khí mật độ thấp của các hạt boson được làm lạnh tới gần độ không tuyệt đối. Ở trạng thái này, các nguyên tử chuyển từ trạng thái dao động sang tĩnh lặng, trạng thái lượng tử thấp nhất có thể đạt được. Do vậy, chúng cũng không hấp thụ, phản xạ hoặc phát ra ánh sáng.
Tiến sĩ MIkhail Bashkanov và Giáo sư Daniel Watts từ khoa vật lý tại Đại học York, đã công bố nghiên cứu đầu tiên về loại hạt tạo thành nên vật chất tối của vũ trụ.
Giáo sư Daniel Watts cho biết: ‘Nguồn gốc của vật chất tối trong vũ trụ là câu hỏi lớn nhất của các nhà khoa học, cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng trạng thái ngưng tụ của các hạt d-star có thể hình thành nên vật chất tối. Kết quả nghiên cứu này rất thú vị, vì nó không yêu cầu bất kỳ khái niệm nào mới của vật lý hiện đại’.
Tiến sĩ Mikhail Bashkanov cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu về cách các hạt d-star này tương tác với nhau, đồng thời hợp tác với các nhà khoa học tại Mỹ và Đức để kiểm tra giả thuyết trên. Nếu như giả thuyết này là chính xác, chúng ta sẽ sớm khám phá được toàn bộ bí ẩn của vật chất tối trong vũ trụ.
Tham khảo: sciencealert, BGR, scitechdaily
Theo tvd/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Lấy cảm hứng từ cá để nghiên cứu cơ chế làm chậm sự lão hoá ở người
Theo The Guardian, phôi của một con cá killi (killifish) nhỏ bé có thể không hoạt động trong vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm mà không gây hại cho cơ thể cá.
Người ta cho rằng tạm ngừng chuyển hoá ở cá killi có liên quan đến hạn hán diễn ra qua hàng triệu năm - Ảnh: MDI Biological Laboratory
Mặc dù thực tế là khi ra khỏi những quả trứng, chúng sống không quá 4 tháng. Điều đó chứng tỏ bằng cách nào đó chúng có thể dừng và khởi động lại tất cả các quá trình chuyển hoá sinh học.
Các nhà khoa học hy vọng hiểu được cơ chế đằng sau hiện tượng này và áp dụng nó để chống lại sự lão hóa của con người. Một số sinh vật có thể ngừng trao đổi chất và phát triển để đáp ứng với các điều kiện bên ngoài bất lợi. Các nhà khoa học gọi tình trạng này là diapause. Ví dụ, loài cá nhỏ Nam Phi Nothobranchius furzeri có thể trì hoãn việc thoát khỏi trứng trong vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Để so sánh, tuổi thọ của đại diện của loài này chỉ là 2-4 tháng. Các nhà ngư học tin rằng sự thích nghi bất thường là một phản ứng với hạn hán thường xuyên xảy ra ở nơi cá sinh sống là Mozambique và Zimbabwe.
Các chuyên gia từ Đại học Stanford (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu kỹ lưỡng về các cơ chế kích hoạt quá trình ngừng trao đổi chất ở loài cá Nothobranchius furzeri. Hóa ra, tại thời điểm này, hoạt tính của các gien chịu trách nhiệm phân chia tế bào và phát triển các cơ quan của cá đều giảm đi.
Ngoài ra, các gien liên quan đến chuyển hóa và chức năng cơ bắp bị ảnh hưởng. Điều này một phần là do tăng sản xuất protein có tên CBX7 điều chỉnh biểu hiện các gien bằng cách liên kết với một số protein histone.
Các tác giả của công trình nghiên cứu lưu ý rằng việc tinh chỉnh các gien cho phép không chỉ đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi mà còn tránh các hậu quả tiêu cực khi ngừng trao đổi chất như suy thoái các mô cơ.
Do đó, việc tạm dừng phát triển ở cấp phôi không ảnh hưởng đến tuổi thọ tương lai, kích thước cơ thể ở tuổi trưởng thành hoặc khả năng sinh sản của cá. Trong tương lai, các nhà khoa học có kế hoạch tìm hiểu xem liệu có thể kích hoạt quá trình ngừng trao đổi chất trong các mô của các con cá trưởng thành hay không. Họ hy vọng rằng điều này sẽ giúp xác định các cơ chế làm chậm sự lão hóa của các mô, kể cả mô cơ thể người.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Cái chết của 4 đứa trẻ thách thức cộng đồng khoa học suốt 15 năm Khoảng 15 năm trước, một gia đình người Amish ở miền đông nước Mỹ đã trải qua một thảm kịch không thể lý giải nổi. Người Amish là một cộng đồng người đi theo lối sống xưa, từ chối những tiến bộ của khoa học hiện đại. Họ sống hoà mình vào thiên nhiên, tự cung tự cấp là chính. Một trong số...