Các nhà khoa học Australia sản xuất điện từ không khí loãng
Các nhà khoa học Australia đã phân lập thànhh công một loại enzyme từ vi khuẩn phổ biến trong đất, có thể chuyển đổi một lượng nhỏ hydro từ không khí thành điện năng.
Enzyme “Huc”, được phân lập từ loại vi khuẩn Mycobacterium smegmatis phổ biến trong đất. Ảnh: Flickr
Theo đài Sputnik (Nga), nghiên cứu trên được công bố trên Tạp chí Nature. Phát minh mới này hứa hẹn sẽ tạo ra nguồn năng lượng tái tạo cho các thiết bị nhỏ, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng và lạm phát gia tăng do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, enzym kỳ diệu này – thường có trong vi khuẩn Mycobacterium smegmatis và trong đất – được đặt tên là Huc.
Video đang HOT
Giáo sư Chris Greening tại Viện Khám phá Y sinh của Đại học Monash, cho biết: “Từ lâu, chúng ta đã biết rằng vi khuẩn có thể sử dụng lượng nhỏ hydro trong không khí làm nguồn năng lượng để phát triển và tồn tại, bao gồm cả trong đất ở Nam Cực, miệng núi lửa và sâu trong đại dương”.
Tuy nhiên, chỉ những thiết bị nhỏ – như điện thoại thông minh hoặc đồng hồ – mới có thể được cung cấp năng lượng theo cách này vì có rất ít hydro trong không khí – chỉ 0,00005%. Các vật thể lớn hơn sẽ cần một nguồn hydro bên ngoài để tăng thêm năng lượng.
Các tác giả của nghiên cứu cho rằng vi khuẩn sản xuất các enzym như Huc rất phổ biến và có thể được nuôi cấy với số lượng lớn. Họ đang đặt mục tiêu sản xuất Huc với số lượng đủ để sử dụng trong công nghiệp, nhằm phát triển hơn nữa công nghệ “pin không khí” và ứng dụng trong thực tế.
Cái giá khổng lồ Đức phải trả để đối phó khủng hoảng năng lượng
Chính phủ Đức sẽ phải phân bổ hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030 để đối phó với những rủi ro và thách thức phát sinh từ cuộc khủng hoảng năng lượng.
Các tua-bin gió được xây dựng tại Đức. Ảnh: EPA-EFE
Đức đã dành hơn 260 tỷ euro (275 tỷ USD) để đối phó với những rủi ro trước mắt của cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến của Nga ở Ukraine gây ra, nhưng giải pháp cuối cùng nếu được thực hiện sẽ tốn kém hơn nhiều.
Theo Bloomberg NEF ngày 26/2, chi phí cho hệ thống năng lượng của Đức trong tương lai dự đoán lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Chi phí bao gồm các khoản đầu tư nâng cấp lưới điện cũng như kế hoạch loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân và than đá, xử lý nhu cầu ngày càng tăng từ ô tô điện và hệ thống sưởi ấm, đồng thời đáp ứng các cam kết về khí hậu.
Đến năm 2030, nhu cầu điện của Đức sẽ tăng khoảng 30% so với mức tiêu thụ hiện tại, lên tới khoảng 250 gigawatt công suất.
Theo các nhà phân tích của Bloomberg, quá trình chuyển đổi theo lộ trình cũng sẽ yêu cầu lắp đặt các tấm pin Mặt Trời với tổng diện tích tương đương với 43 sân bóng đá. Ngoài ra, Đức sẽ cần xây dựng 27 trang trại gió mới trên đất liền và 4 trang trại gió ngoài biển mỗi tuần để đáp ứng kế hoạch năng lượng tham vọng của chính phủ.
Đầu tháng 2, tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels đã báo cáo rằng các quốc gia EU đã chi gần 846 tỷ USD cho các biện pháp hỗ trợ khi khu vực này tiếp tục hứng chịu chi phí năng lượng leo thang.
Làn sóng vỡ nợ toàn EU tăng mạnh trong năm 2022 Số vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp trong Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng cuối năm 2022 kể từ khi số liệu được ghi nhận vào năm 2015. Nhiều công ty châu Âu không còn trụ vững trước các cuộc khủng hoảng về năng lượng và chi phí sinh hoạt. Ảnh minh họa: Getty...