Các ngành sức khỏe còn ‘hút’ người học?
Theo thống kê của TP.HCM chỉ trong 10 tháng năm nay có gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc. Trong bối cảnh này, việc tuyển sinh các ngành khoa học sức khỏe có bị tác động?
Tỷ lệ “chọi” vẫn cao nhất các ngành
Cùng với lĩnh vực dịch vụ, khoa học sức khỏe được dự đoán là ngành nghề người học chịu sự tác động lớn bởi dịch Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, thực tế tuyển sinh đầu vào trong 2 năm qua, sức khỏe vẫn là nhóm ngành có sức hút lớn.
GS-TS-BS Đặng Vạn Phước, Trưởng khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM), khẳng định dịch bệnh đã không ảnh hưởng đến lựa chọn của người học với các ngành đào tạo tại khoa này trong 2 năm qua. Như kết quả tuyển sinh năm 2021, các ngành của trường vẫn có tỷ lệ “chọi” (số thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển tính trên chỉ tiêu) cao nhất các ngành trong khối ĐH Quốc gia TP.HCM, với trên 20 thí sinh/nguyện vọng. Theo điểm chuẩn khoa này công bố năm nay, ngành y khoa xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT lấy trung bình hơn 9 điểm/môn. Điểm chuẩn xét theo kỳ thi đánh giá năng lực cũng thuộc top cao nhất các ngành, với 996/1.200 điểm.
TS-BS Nguyễn Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, cũng cho rằng việc tuyển sinh của trường 2 năm qua không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành của trường vẫn nhiều, điểm chuẩn năm sau cao hơn năm trước. Chẳng hạn, điểm chuẩn ngành y khoa năm nay lấy 27 điểm, năm 2020 lấy 26,95 điểm và cao hơn nhiều so với 24,3 điểm năm 2019. “Dịch bệnh chỉ ảnh hưởng đến hoạt động dạy học trực tiếp của trường, đặc biệt là nội dung thực hành thực tế. Trường đã phải điều chỉnh kế hoạch dạy học liên tục, linh hoạt thay đổi một số học phần phù hợp với thực tế, bổ sung học phần về kiến thức phòng chống dịch…”, TS Phương cho hay.
Video đang HOT
Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM – ĐÀO NGỌC THẠCH
Tương tự, một số ngành đào tạo của Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng giữ điểm chuẩn ở mức trên 27, đặc biệt ngành y khoa lấy 28,2 điểm. Năm 2020, ngành y khoa của trường cũng ở mức 28,45 điểm (xét điểm thi) và 27,7 điểm (xét phương thức kết hợp). Trong khi đó, năm 2019 điểm chuẩn ngành y khoa chỉ 26,7 điểm (xét điểm thi) và 24,7 điểm (phương thức kết hợp). Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng tương tự. Riêng ngành y khoa điểm chuẩn trong 2 năm 2020 và 2021 dao động từ 26,35 – 27,5 điểm (tùy nhóm thí sinh tính theo hộ khẩu), cao hơn hẳn mức 23,5 – 24,65 của năm 2019 trước đó.
Không chỉ điểm chuẩn, TS Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, còn chỉ ra dịch bệnh không tác động đến việc theo đuổi ngành học và tìm việc làm của sinh viên khối ngành này. Theo ông Lưu, kết quả khảo sát trong thời gian dịch bệnh từ cuối tháng 8 đến nay cho số sinh viên tốt nghiệp đợt tháng 6, thì 2 ngành dược học và điều dưỡng bậc ĐH có 87,7% sinh viên có việc làm ngay đúng lĩnh vực.
“Dù khảo sát trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhưng số liệu trên cho thấy bối cảnh thực tế không ảnh hưởng tới việc theo đuổi học tập tới cùng và lựa chọn việc làm của các sinh viên này”, TS Lưu kết luận.
Gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc, các trường ĐH nói gì?
Trước con số gần 1.000 nhân viên y tế của TP.HCM nghỉ việc trong thời gian 10 tháng năm nay, đại diện các trường ĐH đào tạo khối ngành sức khỏe đặt ra những vấn đề trong lựa chọn ngành học và xu hướng đào tạo sắp tới.
Theo GS-TS-BS Đặng Vạn Phước, nghề y nói riêng và các công việc trong lĩnh vực khoa học sức khỏe trước nay luôn có hai mặt. Bên cạnh những mặt rất tốt thì người học và theo đuổi công việc này cũng chịu không ít áp lực, vất vả. Đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, đội ngũ y tế còn có thêm những gánh nặng đặc biệt hơn các đội ngũ khác. “Dù vậy, con số gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc trong 10 tháng, vẫn được xem là đột xuất do dịch bệnh. Trong đó, trước những tác động của hoàn cảnh gia đình và áp lực công việc, người không yêu thích thực sự công việc này mới có quyết định thay đổi”, GS Vạn Phước nhìn nhận.
Từng dẫn đầu đoàn tình nguyện của trường tham gia chống dịch hơn một tháng tại TP.HCM, TS-BS Minh Phương thừa nhận những áp lực của đội ngũ nhân lực này thời gian qua. TS Phương nói: “Yêu cầu với cán bộ y tế giai đoạn này nhiều hơn bình thường. Họ vừa tham gia điều trị bệnh nhân theo chuyên môn, vừa chăm sóc các F0, thực hiện công tác tiêm chủng… Nhưng ngay từ đầu trong quá trình đào tạo, bên cạnh chuyên môn, họ đã được rèn luyện ý chí kiên cường, sự dẻo dai. Do vậy, quyết định bỏ việc trong bối cảnh này có thể không do bản thân họ mà những lý do liên quan đến hoàn cảnh gia đình”.
Từ thực trạng trên, đại diện các trường ĐH đặt ra vấn đề lựa chọn ban đầu của người học. Theo GS Vạn Phước: “Để học nghề này, bên cạnh năng lực còn đòi hỏi người học phải yêu thích đủ lớn để dấn thân khi cần thiết. Đó là lý do vì sao mà các trường ĐH trên thế giới khi tuyển sinh ngành y khoa đều có bước phỏng vấn về lý do chọn lựa, mức độ thấu hiểu về ngành học. Chúng tôi đang đề nghị với ĐH Quốc gia TP.HCM thời gian tới có thêm bước phỏng vấn những thí sinh đã đạt điều kiện điểm số, từ đó tìm ra những người thực sự có tố chất, sở thích phù hợp với ngành nghề”.
Đào tạo khối ngành sức khỏe: Hai Bộ chưa thống nhất
Nhiều năm qua, đào tạo khối ngành sức khỏe mở tràn lan. Trong khi đây là lĩnh vực đặc thù, điều kiện mở ngành chặt chẽ hơn so với các khối ngành khác.
Ảnh minh họa.
Những băn khoăn của dư luận đặt ra xung quanh vấn đề chất lượng đầu vào khối ngành này được kiểm soát ra sao? Học phí khối ngành sức khỏe cao đến đâu là hợp lý?
Một lần nữa, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa qua, vấn đề mở mã ngành đào tạo sức khỏe tại các trường đại học (ĐH) đa ngành, cũng như chênh lệch về điểm đầu vào đã được đại biểu đặt ra.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nêu thực tế: Hiện nay nhiều trường đào tạo đa ngành đã và đang có xu hướng mở mã ngành đào tạo khối sức khỏe. Trong khi, điểm tuyển sinh đầu vào của các trường này chênh lệch so với các trường đào tạo chuyên ngành là rất lớn, thậm chí chênh lệch trên 10 điểm. Cùng với đó, mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã khẳng định, điều kiện để mở mã ngành đào tạo khối sức khỏe theo quy định rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường được Bộ GDĐT cho phép mở mã ngành đào tạo lĩnh vực này khi chưa có ý kiến thẩm định cuối cùng của Bộ Y tế. Bà Dung đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT có ý kiến về vấn đề này.
Trả lời, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GDĐT cho biết, việc mở các mã ngành sức khỏe được tiến hành theo các quy định, quy chuẩn. Trong tự chủ ĐH, việc mở các mã ngành là quyền của các đơn vị. Tuy nhiên, riêng có 2 nhóm về sức khỏe và sư phạm, Bộ GDĐT vẫn thẩm định và ra quyết định. Các yêu cầu của việc mở chương trình đào tạo của nhóm ngành sức khỏe cũng đã có những tiêu chuẩn, tiêu chí rất nghiêm ngặt.
Theo quy định của Bộ GDĐT, để mở nhóm ngành sức khỏe, ngoài các điều kiện mở ngành đã quy định trong Thông tư số 22/20217/TT-BGDĐT, các cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo khối ngành sức khỏe phải tuân thủ những quy định chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành. Tất cả hồ sơ đăng ký mở chương trình đào tạo mới của các cơ sở giáo dục ĐH đối với khối ngành sức khỏe phải có ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP...
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) cho biết, Bộ đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định điều kiện gộp cả 3 trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và đại học. Theo đó, Thông tư mới dự kiến sẽ có điều khoản để Bộ GDĐT lấy ý kiến chính thức của Bộ Y tế, chứ không phải chỉ từ phía các trường.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH năm 2018 cũng quy định Bộ GDĐT quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế. Tuy vậy, thời gian qua, với việc các trường ngoài công lập đua nhau mở các mã ngành liên quan đến lĩnh vực sức khỏe khiến xã hội không khỏi băn khoăn, lo lắng về chất lượng đào tạo.
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nêu quan điểm: Y - Dược là ngành đào tạo đặc biệt, nắm trong tay sinh mạng của con người nên cần thắt chặt ngay từ khâu tuyển sinh, đào tạo.
98% sinh viên tài chính ra trường có việc làm Đó là thông tin từ NGND.PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện Tài chính tại lễ khai giảng hệ đại học chính quy khóa 59, tổ chức vào sáng 15/10. Lễ khai giảng được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của 4.200 tân sinh viên khóa 59 vừa gia nhập ngôi nhà chung - Học viện tài...