Các nền kinh tế châu Á trước thách thức tái thiết khi bão chồng bão
Bão Yagi, bắt nguồn từ một cơn bão nhiệt đới ở phía Tây Biển Philippines vào ngày 1/9, đã trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào châu Á trong năm nay, đồng thời là cơn bão mạnh thứ hai thế giới tính tới hiện tại sau siêu bão Beryl.
Công nhân làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 9/9/2024. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN
Mặc dù siêu bão này đã đi qua, nhưng tác động của nó đối với những quốc gia nằm trong tầm ảnh hưởng như Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan,… vẫn vô cùng nặng nề. Trong bối cảnh đó chính phủ các nước đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sau bão.
Theo thống kê sơ bộ, trước khi bão Yagi đổ bộ, toàn tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) có khoảng 2.860 dự án đang triển khai, song do ảnh hưởng của bão đã phải tạm dừng thi công. Sau khi bão tan, tỉnh Hải Nam đã triển khai nhiều biện pháp cũng như chính sách hỗ trợ hiệu quả, đến nay đã có gần 2.000 dự án đã hoạt động trở lại với tỷ lệ đạt gần 70%.
Trong thời gian tới, tỉnh Hải Nam sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục sản xuất; phấn đấu đến trước ngày 25/9, tỷ lệ khôi phục sản xuất của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh đạt trên 95%, tỷ lệ hoạt động trở lại của các dự án lớn đạt 100%. Cùng với chính quyền, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng triển khai nhiểu giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như người dân sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.
Ngay sau khi siêu bão Yagi đổ bộ và gây thiệt hại nghiêm trọng, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh Hải Nam đã tận dụng tối đa các chính sách hiện có tập trung hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhằm khôi phục sản xuất và người dân xây dựng lại nhà cửa…, nỗ lực hết sức để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp bị thiên tai.
Trước mắt ngân hàng tập trung hỗ trợ đầy đủ cho việc sửa chữa và xây dựng lại các cơ sở hạ tầng quan trọng như giao thông nông thôn, cộng đồng dân cư nông thôn, các dự án thủy lợi, nạo vét song ngòi, công trình lưới điện, cơ sở cung cấp khí đốt và sưởi ấm cũng như môi trường sống nông thôn sau thiên tai.
Ngoài ra, ngân hàng tiếp tục tối ưu hóa các biện pháp dịch vụ tài chính, kéo dài thời hạn hoặc điều chỉnh kế hoạch trả nợ đối với các doanh nghiệp tạm thời không thể tiếp tục sản xuất do ảnh hưởng của thiên tai phù hợp với quy định hiện hành; tối ưu hóa phương thức thế chấp bảo lãnh và tăng cường cho vay bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và thiếu tài sản thế chấp.
Trước đó, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc đã thông báo phân bổ 200 triệu NDT (khoảng 28 triệu USD) từ ngân sách trung ương để hỗ trợ các nỗ lực khắc phục hậu quả siêu bão Yagi. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để khẩn trương sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hại, đồng thời tạo điều kiện khôi phục nhanh chóng điều kiện sống và làm việc bình thường của người dân.
Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chỉ đạo các cơ quan đẩy mạnh các biện pháp cứu trợ nạn nhân lũ lụt ở các tỉnh bị nước lũ tàn phá phía Bắc, đặc biệt là hai tỉnh Chiang Rai và Chiang Mai, nơi hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế được chỉ đạo chăm sóc người dân tại các trung tâm sơ tán và cung cấp vật tư y tế, trong khi Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã phải đảm bảo đủ nguồn cung cấp thực phẩm cho vật nuôi. Thủ tướng Thái Lan cũng cho biết Chính phủ sẽ cấp vốn từ quỹ khẩn cấp của ngân sách trung ương để hỗ trợ nạn nhân lũ lụt.Bên cạnh đó, bất kỳ ai muốn quyên góp ủng hộ các nỗ lực cứu trợ đều có thể thực hiện thông qua Văn phòng Quỹ cứu trợ thiên tai của Thủ tướng.
Tại Việt Nam ngày 15/9, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu rà soát, thống kê thiệt hại các cơ sở sản xuất kinh doanh để khôi phục trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là chính sách về tín dụng, hỗ trợ giống cây con, phân bón cho nông nghiệp, hỗ trợ khôi phục các loại hình dịch vụ, khôi phục sản xuất công nghiệp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, có phương án tăng cường các loại hình giao thông, giảm giá cước vận tải, khôi phục các kho bãi tập kết hàng hóa; điều hòa các công trình thủy điện, thủy lợi trong xả lũ và tích nước. Ngay sau đó nhiều ngân hàng giảm 0,5-2% lãi suất cho cá nhân và hộ kinh doanh vay vốn chịu thiệt hại vì bão Yagi.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão Yagi. VCCI đề nghị miễn tiền thuê mặt nước, miễn các loại phí và lệ phí… cho các ngành, lĩnh vực, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất từ bão Yagi.
Liên đoàn này cho biết: “Việc khôi phục sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay gặp rất khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Đây là thời điểm rất cần những chính sách kinh tế phù hợp để doanh nghiệp các tỉnh miền Bắc nhanh chóng tái thiết, khôi phục sản xuất kinh doanh, góp phần giảm thiệt hại về lâu dài của cơn bão, bảo đảm sinh kế cho người dân”.
Khi những tàn dư của bão Yagi còn chưa được khắc phục hoàn toàn châu Á lại phải hứng chịu thêm một cơn bão khác. Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải (Trung Quốc) với cường độ bão cấp 1.
Đây là là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất tấn công trực tiếp vào trung tâm tài chính của Trung Quốc trong hơn 7 thập kỷ.
Trước đó, chính quyền thành phố Thượng Hải ngày 15/9 cũng đã quyết định hủy hàng trăm chuyến bay tại 2 sân bay chính, gồm sân bay Phổ Đông và sân bay Hồng Kiều. Ga tàu Thượng Hải cũng đã tạm dừng một số dịch vụ đường sắt, trong khi đó một số dịch vụ phà cũng đã phải dừng hoạt động.
Nhiều khu nghỉ dưỡng ở Thượng Hải, trong đó có Khu nghỉ dưỡng Disney, công viên giải trí Jinjiang và công viên động vật hoang dã Thượng Hải, cũng tạm ngừng đón khách. Bloomberg Intelligence ước tính thiệt hại kinh tế từ cơn bão Bebinca có thể lên tới 10 tỷ NDT (hơn 1,4 tỷ USD).
Sức tàn phá của siêu bão Yagi ở Trung Quốc 'vượt xa tưởng tượng'
Quan chức tỉnh Hải Nam nhấn mạnh, siêu bão Yagi có sức tàn phá 'vượt xa tưởng tượng', và gây ra thiệt hại lớn về người cùng tài sản.
Siêu bão Yagi khiến 4 người thiệt mạng, 95 người bị thương, và ảnh hưởng tới hơn 526.100 người ở 19 thành phố và quận của tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.
Hôm 7/9, chính quyền địa phương cho biết, đây là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử đổ bộ vào Trung Quốc trong mùa thu. Còn theo Weather.com.cn, Yagi là cơn bão mạnh thứ 4 từng đổ bộ vào Trung Quốc kể từ năm 1949.
"Mức độ tàn phá và tác động của siêu bão vượt xa sức tưởng tượng, cực kỳ thảm khốc, gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản", Thời báo Hoàn cầu dẫn lời ông Pan Shaoli, Giám đốc Sở Ứng phó Tình trạng Khẩn cấp tỉnh Hải Nam.
Bão Yagi quét qua đảo Hải Nam mang theo sấm sét nguy hiểm
Bão Yagi đổ bộ vào khu vực ven biển thành phố Văn Xương của tỉnh Hải Nam từ chiều 6/9, và giảm dần tác động vào sáng sớm ngày 7/9. Thành phố Văn Xương bị ảnh hưởng nặng nề nhất, còn thành phố Hải Khẩu và các khu vực khác cũng chịu tác động đáng kể. Tổng cộng 312.600 người trong tỉnh đã được đưa đi sơ tán.
Còn tại tỉnh Quảng Đông, bão Yagi đổ bộ vào đêm 6/9 với tốc độ gió tối đa gần tâm bão duy trì ở mức 58m/giây, được phân loại là siêu bão, theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). Tổng cộng 720.000 người đã được di dời để tránh bão.
Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) dự báo khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, và tỉnh Vân Nam vẫn có mưa lớn cho tới hôm nay (9/9).
Sau khi đi qua Trung Quốc, Yagi đã đổ bộ vào Việt Nam vào chiều 7/9, ảnh hưởng tới nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội, đồng thời gây nhiều thiệt hại về người và của.
Theo hãng tin CNN, các nhà khoa học nhận định việc đại dương nóng lên do cuộc khủng hoảng khí hậu mà con người gây ra đang khiến các cơn bão mạnh lên nhanh hơn. Hôm 5/9, Yagi là một cơn bão nhiệt đới với sức gió tối đa 90 km/h, nhưng nó đã nhanh chóng tập hợp sức mạnh trên vùng nước ấm ở Biển Đông. Khi đổ bộ vào Hải Nam của Trung Quốc, Yagi được xếp vào hàng siêu bão.
Được biết đến với cái tên Enteng ở Philippines, Yagi đã trút lượng mưa lớn xuống nước này khiến ít nhất 13 người thiệt mạng. Tại một số khu vực của đảo Luzon, lượng mưa đạt tới 400mm.
Cây đổ đè lên ô tô ở thành phố Hải Khẩu khi siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh: VCG
Khi đổ bộ vào Hải Khẩu, phía bắc tỉnh Hải Nam, bão Yagi mang theo gió giật mạnh 150 km/h. Cơn bão đã khiến tỉnh Hải Nam, nơi sinh sống của 10 triệu người, cho đóng cửa hàng loạt trường học, cơ sở kinh doanh, nhà hàng, và bãi biển. Các phương tiện giao thông công cộng, cùng tàu hỏa, và máy bay phải ngừng hoạt động. Một số thành phố ở các tỉnh lân cận Quảng Đông và Quảng Tây cũng áp dụng biện pháp tương tự.
Hải Nam được mệnh danh là "Hawaii của Trung Quốc" với những bãi biển đầy cát, khu nghỉ dưỡng 5 sao, và khu mua sắm xa xỉ miễn thuế. Yagi là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đảo Hải Nam kể từ Rammasun vào năm 2014. Siêu bão Rammasun có tốc độ gió trên 240 km/h từng khiến ít nhất 62 người ở Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, và Vân Nam thiệt mạng, cũng như gây thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 38 tỷ Nhân dân tệ (5,3 tỷ USD).
Năm nay, phần lớn miền nam Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều tuần mưa lớn. Lũ lụt và lở đất đã gây chết người, làm gián đoạn hoạt động lưu thông trên đường cao tốc, phá hủy nhà cửa, và gây thiệt hại nặng nề về tài chính khi quét sạch mùa màng cùng vật nuôi.
Yagi là siêu bão mùa thu mạnh nhất trong 75 năm qua tại Trung Quốc Ngày 8/9, Cục Khí tượng Trung Quốc xác nhận siêu bão Yagi là cơn bão mùa thu mạnh nhất đổ bộ vào nước này kể từ năm 1949. Gió lớn khi bão Yagi đổ bộ, tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 6/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Yagi - cơn bão thứ 11 trong năm nay tại Trung Quốc - đã duy trì...