Các món ăn tưởng tốt lại khiến bụng của bạn khó chịu
Sữa hạnh nhân, trái cây khô, thanh dinh dưỡng thường được đánh giá là thực phẩm chất lượng nhưng vẫn có mặt trái khi ăn nhiều.
Đôi khi bạn tưởng mình đang có một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và tập thể dục theo cách bạn nghĩ là đúng. Vậy tại sao bạn vẫn gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng và các vấn đề rắc rối ở bụng?
Trên thực tế, có những loại thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe, nhưng có thể là nguyên nhân thầm lặng khiến bạn bị đầy bụng.
1. Thanh dinh dưỡng
Thủ phạm: Protein đậu nành
Trong một số thanh dinh dưỡng có thành phần protein cô lập từ đậu nành. Cũng giống như các loại đậu khác, trong đậu nành có chất oligosaccharide, các phân tử đường mà cơ thể không thể phân giải hoàn toàn. Khi đó, phần oligosaccharide đọng lại sẽ bám vào nơi chúng lên men, gây đầy hơi, chướng bụng.
2. Trái cây sấy khô
Thủ phạm: Fructose
Video đang HOT
Hoa quả sấy khô có thể là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ tuyệt vời. Nhưng đó lại là thực phẩm không tốt với người không hấp thụ được fructose – đường tự nhiên.
Trái cây khô có hàm lượng fructose cao. Bởi vậy, những người nhạy cảm nên chọn các loại quả mọng và trái cây họ cam quýt.
Nếu bạn vẫn thích đồ sấy khô bán sẵn, hãy nhớ đọc nhãn trước khi mua trước khi quyết định mua. Nhiều loại thực phẩm sấy khô còn được cho thêm đường.
3. Sữa hạnh nhân
Thủ phạm: Carrageenan
Nhiều người dị ứng lactose không thể uống sữa có nguồn gốc động vật. Bởi vậy, các loại sữa hạt, trong đó có sữa hạnh nhân, là lựa chọn yêu thích.
Tuy nhiên, trong sữa hạnh nhân có carrageenan – một chất đáng lo ngại. Chất này khó tiêu hóa, không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Carrageenan gây hại cho hệ tiêu hóa và có thể dẫn tới tình trạng sưng viêm loét.
4. Kẹo cao su
Thủ phạm: Sorbitol
Nhai kẹo cao su có vẻ là một thói quen vô hại, nhưng điều đó còn tùy thuộc vào chủng loại bạn lựa chọn. Một số mẫu kẹo cao su không đường chứa sorbitol – chất tạo vị ngọt, có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Sorbitol cần một thời gian dài để phân giải, hấp thụ, lượng tồn dư còn đọng lại trong ruột non sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi đó, người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, thậm chí tiêu chảy kéo dài và mắc các bệnh liên quan tới dạ dày, ruột.
Cơ thể sẽ ra sao nếu không ăn thịt?
Từ bỏ hoàn toàn thịt trong chế độ ăn hàng ngày giúp bạn mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh tật.
Giảm cân: Những người từ bỏ ăn thịt sẽ giảm được cân do lượng calo dung nạp vào cơ thể giảm đáng kể. Một chế độ ăn nhiều rau xanh cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý.
Vi khuẩn có lợi trong ruột tăng: Hệ thực vật đường ruột của người ăn thịt khác với người ăn chay. Nghiên cứu cho thấy, những người chỉ ăn thực vật có nhiều vi khuẩn bảo vệ ruột hơn. Tuy nhiên, bạn cũng dễ gặp vấn đề chướng bụng, đầy hơi do đường ruột và tuyến tuỵ phải có thời gian thích nghi với chế độ ăn toàn thực vật nhưng lại thiếu hụt enzyme.
Da khoẻ mạnh hơn: Những người không ăn thịt sẽ có làn da khoẻ mạnh, không mụn nhọt. Các nhà khoa học cũng cho rằng, nếu thay thế chế độ ăn từ thịt bằng trái cây, rau củ thì tất cả các chất độc trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài dễ dàng.
Tràn đầy năng lượng hơn: Một biểu hiện dễ nhận thấy nhất sau khi ngừng ăn thịt bạn cảm thấy ít bị mệt mỏi hơn. Việc này xuất phát từ nguyên nhân do chế độ ăn không thịt giúp bạn giảm cân và thải độc cho cơ thể.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Thịt đỏ được chứng minh là có liên quan tới việc phát triển bệnh tim do chứa carnitine. Do đó, những người không ăn thịt thường ít có nguy cơ bị tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư đại trực tràng và dạ dày.
Giảm cholesterol: Khi không ăn thịt, mức cholesterol trong máu của bạn sẽ giảm xuống mà không có tác dụng phụ nào. Thậm chí, bạn còn cảm thấy khoẻ mạnh hơn.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Có rất nhiều lợi ích khi bỏ ăn thịt nhưng cũng có những mặt hại nếu ăn tuân thủ chế độ ăn này kéo dài, điển hình là thiếu hụt dinh dưỡng. Khi ngừng ăn thịt, tình trạng thiếu hụt i-ốt, sắt, vitamin D và B12 sẽ tiến triển. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, bạn có thể bổ sung các chất này bằng cách tiêu thụ các loại đâu, hạt, trái cây, ngũ cốc và rau củ có màu xanh đậm.
Mất vị giác: Kẽm là yếu tốt cần thiết trong cơ thể chịu trách nhiệm cho vị giác. Nếu bạn ngừng ăn thịt, lượng kẽm sẽ giảm, từ đó vị giác sẽ mất dần đi. Để khắc phục, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn các loại hạt, dậu và ngũ cốc.
Thời gian phục hồi thể lực lâu hơn: Cả protein từ động vật và thực vật đều rất cần thiết cho việc tăng cường, phục hồi cơ bắp sau tập luyện. Việc thiếu protein từ động vật sẽ khiến bạn cần thêm thời gian để phục hồi thể lực sau những buổi tập luyện thể thao.
Bầu ăn rau má được không, ăn rau má có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau má được không? Rau má có tốt cho bà bầu không? Mặc dù rau má là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu như ăn không đúng cách, thứ rau này có thể làm hại đến sức khỏe con người. Bà bầu ăn rau má được không? Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố...