Các món ăn độc đáo châu Á khiến du khách mê mẩn
Không phải ai cũng có gan thử món nhện chiên của Campuchia, nhưng một khi đã nếm thử, hầu hết đều sẽ nghiện món ăn này.
1. Món cơm Nasi Lemak, Malacca, Malaysia
Nasi Lemak là một món cơm rất thú vị với mùi thơm dịu của hương là dừa và vị béo ngậy của nước cốt dừa. Món ăn này không chỉ phổ biến ở Malacca mà còn được xem như là món ăn truyền thống của xứ “hoa dâm bụt”. Nasi Lemak thường ăn kèm với các món như cá cơm chiên nhỏ, lạc rang, trứng luộc, dưa chuột lát và sốt cay nóng. Tuy nhiên, món ăn này đôi khi cũng biến tấu ăn kèm với các món phụ khác như gà rán, mực sốt tương ớt, sò huyết… Một số nhà hàng còn gói gạo trong lá chuối để tăng thêm hương vị cho món ăn.
2. Gà 65, Ấn Độ
Không ai biết rõ vì sao món ăn này lại có tên gọi là “gà 65″, tuy nhiên, nhiều người cho rằng con số này có thể là số lượng gia vị cần sử dụng khi chế biến món gà, hoặc khi gà sống đủ đến ngày thứ 65 thì người Ấn Độ mới đem đi chế biến. Dù sao thì món ăn này cũng rất hấp dẫn bởi vị cay, cùng màu sắc tươi sáng, hương thơm quyến rũ và bạn có thể tìm thấy dễ dàng ở hầu khắp các đường phố tại đất nước này.
3. Sarawak Laksa, Kuching, Malaysia
Video đang HOT
Sarawak Laksa là món mì ngon quen thuộc với người dân Malaysia. Tuy nhiên, ở mỗi vùng, miền tại đất nước này, Laksa lại có một cách chế biến khác lạ. Sarawak là tên một thị trấn thuộc đảo Borneo, nơi sinh ra loại mỳ với súp kem chua và sữa dừa ngon khó cưỡng này. Địa điểm tuyệt nhất để thưởng thức Sarawak Laksa là Kuching, thủ phủ của Sarawak, nơi Laksa được bán la liệt tại các quầy hàng trên phố, bên cạnh những loại trái cây nhiệt đới đủ sắc màu.
4. Cơm gà, Singapore
Là món ăn được những người Trung Quốc di cư từ đảo Hải Nam mang vào Singapore, nên nó còn có tên gọi khác là cơm gà Hải Nam. Đĩa cơm gà đầy hấp dẫn với thịt gà chín mềm nhưng không bở và thoang thoảng hương thơm của dầu mè. Gà sau khi làm sạch được nhét hành lá và gừng vào bụng trước khi luộc. Thịt gà luộc chín mềm với lửa nhỏ, sau đó vớt ra cho vào nước đá lạnh để giữ độ mềm, dai cho thịt gà. Phi thơm dầu ăn với tỏi băm rồi cho gạo vào rang sơ, tiếp đến cho muối, nước luộc gà vào nấu chín. Khi ăn, thịt gà được thái lát nhỏ ăn kèm với nước sốt cay và xì dầu. Món ăn này được bán tại nhiều nhà hàng, quán ăn cho đến các khu chợ ẩm thực ở Singapore.
5. Bao Luo Fen, Hải Nam, Trung Quốc
Là đặc sản của vùng đảo Hải Nam, tên của món ăn này có nghĩa là “ôm ấp người đẹp” với hương vị ngọt nhẹ và hơi chua. Khi ăn, bạn sẽ nhanh chóng bị chinh phục bởi những sợi mì mềm mại trộn cùng thịt bò khô, lạc rang ngon khó cưỡng.
6. Sữa chiên, Đài Loan (Trung Quốc)
Chỉ riêng tên gọi thôi cũng gợi lên sự độc đáo của món ăn. Để làm nên món này, đầu bếp tiến hành xiên qua ba viên sữa đông, nhúng trong bột và đem chiên giòn. Sữa chiên hấp dẫn người ăn nhờ vị giòn rụm bên ngoài nhưng lại mềm ngọt bên trong.
7. Nhện chiên, Campuchia
Dưới thời Khmer đỏ, do thiếu thốn lương thực, người dân Campuchia đã tìm đến khá nhiều món ăn độc đáo để vượt qua cơn đói, trong đó có cả lương thực. Độc đáo nhất phải kể đến món nhện xiên que, chiên giòn. Không phải ai cũng có gan thử nhưng nếu đã nếm một lần, rất nhiều người sẽ nghiện món ăn này. Bạn có thể tìm thấy món này tại các thành phố du lịch như Phnom Penh, Siem Reap…
8. Sundae, Hàn Quốc
Sundae, từa tựa như món dồi ở Việt Nam, được nhồi bởi tiết bò hay lợn, ăn kèm với rau và thịt, cắt ra thành từng miếng. Món ăn này đã ra đời từ rất sớm: thế kỷ thứ 6. Sundae Hàn Quốc có nhiều loại khác nhau: Sundae ăn với nước sốt, Sundae ăn với tiết canh và đặc biệt là món Byeongcheon Sundae, tiết đặc, ăn mềm mềm, lại dai dai, là món ngon nổi bật của Nam Chungcheong.
Trần Quỳnh
Theo Ngôi Sao
Sữa chiên - Món tráng miệng độc đáo
Chỉ cái tên thôi đã gợi lên sự tò mò về món tráng miệng này. Nó khiến người ta thắc mắc: Làm cách nào để chiên sữa?
Sữa chiên là món tráng miệng cổ điển của người Tây Ban Nha, có tên gọi là "Leche frita". Đúng ra nên gọi là bánh sữa chiên, khởi nguồn là món ăn mà các bà nội trợ ở xứ sở bò tót thường chế biến trong những ngày nghỉ hoặc dịp đặc biệt nào đó của gia đình. Dần dần, món ăn được phổ biến rộng rãi, trở thành món ăn đường phố nổi tiếng của Tây Ban Nha, khắp đất nước nơi nào cũng có. Cho đến nay, vẫn chưa xác định nơi khai sinh ra món ăn ngọt ngào và độc đáo này. Một số người cho rằng Leche frita có nguồn gốc từ vùng San Sebastian, trong khi số khác lại nói no đến từ xứ Castilla Y Leon, cũng không ít người quả quyết răng món ăn được làm đầu tiên tại Palencia.
Mỗi miền đều có một biến tấu nho nhỏ cho phù hợp khẩu vị. Nhưng dù chế biến theo công thức nào, đây vẫn là món ăn hấp dẫn với vỏ bên ngoài được chiên vàng óng, nóng sốt và giòn rum, trong khi bên trong lại lạnh, ngọt ngào và béo ngậy. Một sự tương phản lạ kỳ làm nên đặc trưng riêng cho món ăn.
Cũng như nhiều món tráng miệng làm tại nhà, sữa chiên được chế biến khi tận dụng những nguyên liệu sẵn có như sữa tươi, đường, bột, nhất là khi sữa sắp hết hạn dùng mà vẫn còn quá nhiều. Tương khó khăn khi chế biến món này, nhưng khi bắt tay làm, ta se vô cùng ngạc nhiên vì đơn giản đến không ngờ.
Để thực hiện món sữa chiên, cần trộn đều hỗn hợp bột bắp, vài muỗng bột mì với sữa tươi, khuấy đều cho bột tan, sau đó đặt lên bếp đun với lửa nhỏ. Khi sữa bắt đầu nóng, dùng vá gỗ khuấy liên tục theo một chiều để tạo thành hỗn hợp bột nhão, đến khi hơi nặng tay thì đổ vào khuôn đặt trong tủ lạnh, giữ lạnh ít nhất ba giờ, đem ra cắt thành miếng vuông hoặc chữ nhật, lăn qua bột chiên và trứng rồi chiên vàng đều. Để tăng thêm hương vị hấp dẫn, khi ăn rắc thêm chút bột quế hay bột đường lên miếng sữa chiên. Mùi quế thơm thoảng quyện với vị béo ngậy của sữa, kích thích khẩu vị, đặc biệt là tín đồ hảo ngọt. Có người lại thích rắc mứt thay vì quế hay đường, kiểu nào cũng ngon, miễn là hợp sở thích. Đôi khi sữa chiên còn được ăn kèm với ly kem mát lạnh mới thú vị.
Chiên bánh sữa cũng cần có "bí quyết", lửa phải vừa, không quá lớn, nếu không bánh dễ cháy khét. Dầu chiên cũng đổ vừa phải, không cần ngập bánh để giảm bớt độ ngậy. Tuy vậy, để thưởng thức sữa chiên đúng điệu, cần phải ăn ngay sau khi vưa lam xong, để đảm bảo độ nóng giòn của vỏ ngoài và độ lạnh của nhân sữa bên trong. Nếu để lâu, vỏ ngoài bị ỉu, nhân không còn lạnh, hương vị mất đi, món sữa chiên trở nên nhạt nheo khó ăn.
Theo PNO
Những món ăn kỳ lạ của Singapore bạn nên thử khi đi du lịch Đến với Singapore thay vì ăn mỳ xào, cơm gà phổ biến tại đảo quốc này, bạn có thể mở rộng con mắt ẩm thực của mình cùng với những người sành ăn thưởng thức những món ăn lạ mắt mà ngay cả những người dân nơi đây còn ít khi dám thử. 1. Kacang Pool Đây là phiên bản Đông Nam Á...