Các loại dầu ăn – dùng sao cho đúng?
Chúng ta sử dụng dầu ăn thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày nhưng liệu bạn đã biết cách dùng từng loại dầu ăn thật chuẩn?
Khi được sử dụng hợp lý, dầu ăn là một bổ sung tuyệt vời cho món ăn và cả cho sức khỏe của bạn. Mỗi loại trong chúng có lợi ích và cách sử dụng riêng. Biết cách sử dụng thật đúng bạn sẽ trở thành người nội trợ thông minh biết kiểm soát, phát huy ưu điểm của chúng một cách hữu hiệu nhất.
Dầu đậu phộng
Là loại dầu được dùng cho nhiều mục đích, nhưng tuyệt nhất vẫn là chiên vì nó có thể chịu nhiệt độ đến 220C. Dầu đậu phộng có mùi vị dễ chịu, thích hợp cho cả các món mặn và ngọt.
Dầu làm từ vừng rang có mùi rất thơm và chịu nhiệt cao, tuy nhiên nếu đun nóng quá thì nó cũng bị biến chất. Tốt hơn là dùng nó khi đã nấu nướng xong hoặc chỉ để nêm nếm. Dầu vừng dùng tốt nhất trong các món hầm, ướp và chế biến hải sản. Có hai loại dầu vừng: đen và trắng. Dầu vừng trắng có hương vị, màu sắc hấp dẫn nên tốt cho các món trộn, sốt. Dầu vừng đen có mùi mạnh hơn một chút, rất phù hợp khi bạn cần thêm hương vị cho món ăn, đặc biệt là các món Á.
Dầu dừa
Video đang HOT
Được chiết xuất bằng cách sấy khô cùi dừa, dầu dừa có thể dùng cho nhiều mục đích nhưng tốt nhất là khi nấu nướng ở nhiệt độ cao. Dầu đặc lại ở nhiệt độ phòng, nhưng hóa lỏng khi đun nóng nhẹ. Nếu Bạn muốn thử nghiệm với dầu dừa, hãy thử dùng nó thay cho các loại dầu khác trong các món nướng hoặc sử dụng để thêm sự tinh tế cho các món ăn chính.Cuối cùng, dầu dừa cũng là một loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời cho làn da và mái tóc của phụ nữ chúng mình đấy!
Dầu thực vật
Dầu thực vật là hỗn hợp của dầu ngô, dầu cây rum, dầu hạt cải và các loại dầu khác. Nó được các bà nội trợ sử dụng khá thông dụng trong nấu nướng hàng ngày. Với đặc tính chịu nhiệt cao, dầu thực vật rất phù hợp để chiên. Ngoài ra nó cũng hoàn hảo cho món nướng và giúp giữ độ xốp và ẩm cho bánh ngọt.
Dầu bắp
Dầu bắp có hương vị nhẹ dùng cho chiên xào (nhiệt độ cao nhất cho phép là 180C), dùng trong chiên bằng chảo và nêm nếm, ngoài ra, nó còn được dùng để bôi trơn và phết lên món nướng. Hương vị nhẹ cũng biến nó trở thành một sự lựa chọn đặc biệt tốt cho việc nướng bánh.
Dầu hạt cải
Khi bạn muốn nấu ăn với một loại dầu không bão hòa nhưng không muốn thêm hương vị của dầu ô liu vì nó hơi hắc thì bạn có thể lựa chọn dầu hạt cải. Nó có vị hơi nhạt và chịu nhiệt khá cao, tốt cho các món sốt, chiên, nướng bánh và trộn salad.
Dầu ô liu
Những tác dụng tích cục của dầu ô liu đối với sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Dầu ô liu được ép từ quả ô liu nên có chất lượng cao về dinh dưỡng và khẩu vị. Nó thích hợp với các món salad, mì ống… Dầu ô liu sẽ mất nhiều hương vị khi gặp nhiệt độ cao, vì thế hãy lưu trữ nó trong ngăn mát của tủ lạnh, bạn có thể sử dụng chúng trong vòng 6 tháng sau khi mở nắp.
Dầu hướng dương
Là một loại dầu ăn chứa cả chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, dầu hướng dương thường được dùng để nấu hay chiên xào. Tuy nhiên do không chịu được nhiệt độ quá cao, bạn chỉ nên dùng nó ở những công thức nấu ăn nhanh để không làm mất đi sự thơm ngon cũng như dinh dưỡng của món ăn.
Theo Eva
Mẹo hay khi chế biến các món từ thịt bò
Ngoài lượng chất đạm cao, thịt bò còn cung cấp chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12, tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu.
Chất sắt có trong thịt bò giúp phục hồi nhanh các tế bào máu và cần thiết cho việc cung cấp ôxy cho các tế bào trong cơ thể.
Bên cạnh các lợi ích của thịt bò, cũng cần lưu ý nếu sử dụng liên tục và quá nhiều thịt bò sẽ có nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer, bệnh gút... Ngoài ra các phần gầu, nạm, những phần thịt ở các vị trí bụng bò có chứa nhiều mỡ không có lợi cho sức khỏe. Một số phần khác ở vị trí đùi sau, chân bò thì thịt thường bị dai, cứng.
Các món phở bò, phở áp chảo, bún bò Huế, bò bít tết, bò lúc lắc, bò nướng lá lốt... luôn được nhiều người ưa thích. Mỗi món ăn có cách chế biến khác nhau cũng như sử dụng những phần thịt khác nhau. Để chế biến các món từ thịt bò được ngon và cơ thể hấp thu tốt nhất, cần chú ý các điểm sau đây:
Lọc bỏ bớt mỡ trong thịt bò để hạn chế tối đa lượng chất béo vào cơ thể. Trường hợp chế biến các món cần có nước dùng, chú ý sau khi nấu để nước nguội, cho vào tủ lạnh. Khi phần váng mỡ đông lại thì vớt bỏ phần mỡ này đi.
Với các món ăn cần nấu thịt bò lâu và chín mềm như món phở bò, bún bò Huế cần chọn loại thịt có lẫn gân, mỡ như phần bắp bò, gầu, nạm, gân bò. Mỗi loại thịt có thời gian chín mềm khác nhau. Nạm bò ở gần sườn có thời gian chín khoảng 2h, gầu và bắp bò khoảng 2h30, gân bò là phần lâu mềm nhất, mất từ 3h - 3h30. Độ mềm của miếng thịt còn tùy độ tuổi giết mổ, giống bò và độ lớn, nhỏ của tảng thịt. Các phần thịt nhỏ, ở phần rìa sẽ nhanh mềm hơn các tảng thịt lớn hoặc các phần thịt ở trung tâm.
Trong quá trình nấu, thịt cần phải ngập trong nước, có nêm gia vị để khi thịt chín thì gia vị cũng thấm vào thịt. Khi nấu các món phở hoặc bún bò, nên để nguyên tảng thịt lớn, không cắt quá nhỏ, sẽ mất ngon. Khi thịt chín, vớt ra ngâm thịt vừa nấu ngập vào nước nguội để thịt không bị đen. Muốn có những miếng thịt thật mỏng, mềm, không bị nát, sau khi ngâm nước, để nguội nên cho vào tủ lạnh hoặc gói thịt trong vải mùng, để chỗ mát mẻ, thịt sẽ săn lại rất dễ cắt.
Với các phần thịt thăn lưng, đùi thường sử dụng cho các món như xào, nướng, lúc lắc, bít tết, cần chú ý không nên xào nấu lâu hoặc chín kỹ vì sẽ làm thịt bị dai, cứng. Một số món khi chế biến dễ bị khô. Do đó khi ướp các loại thịt cho những món kể trên nên cho vào một ít dầu thực vật sẽ giúp thịt mềm mại, hạn chế khô, cứng. Với những món kể trên không nên ướp quá lâu và tránh sử dụng muối trong khi ướp để không làm mất đi hương vị thơm ngon của thịt bò và không làm thịt bị cứng.
Với các món bò lúc lắc, bò bít tết hay bò xào cần chế biến với lửa lớn. Cho thịt vào chảo khi chảo đã thật nóng giúp thịt chín nhanh, săn. Nhờ đó thịt sẽ thơm, ngon mà bên trong vẫn mềm mại, không bị khô. Với các món bò lúc lắc hay bít tết, có thể thêm một ít rượu vang đỏ ở giai đoạn cuối trên chảo làm tăng thêm hương vị của món ăn.
Theo Tapchiamthuc
Mách bạn cách chế biến nước hầm xương ngon Để có nồi nước hầm xương thơm ngon không chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước đâu bạn nhé! Nước hầm xương là một nguyên liệu không thể thiếu cho những món ăn đòi hòi phải có nước như súp, canh hay lẩu... Cách chế biến nước hầm xương thông thường của các bà nội trợ chỉ đơn...