Các kỳ thi phổ thông: Sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá trên máy tính
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi, chuẩn hóa đánh giá, áp dụng thi trung học phổ thông quốc gia, tiến tới tổ chức kiểm tra, đánh giá trên máy tính.
Thời gian tới sẽ học sinh dự thi Kỳ thi THPT quốc gia sẽ thi trên máy tính
Đó là kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị các Giám đốc sở giáo dục và đào tạo vừa qua.
Chuyển khái niệm thi sang kiểm tra đánh giá
Về các kỳ thi, Bộ trưởng Nhạ yêu cầu chuyển dần khái niệm thi sang khái niệm kiểm tra đánh giá các kiến thức phổ thông, cơ bản của học sinh, giảm bớt các kỳ thi không thiết thực.
Trung tâm khảo thí quốc gia của Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các sở GDĐT xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa, các địa phương sử dụng để đánh giá, bảo đảm tính công bằng, khách quan; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá, sử dụng sổ điểm điện tử.
Đặc biệt, tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi, chuẩn hóa đánh giá, áp dụng thi trung học phổ thông quốc gia, tiến tới tổ chức kiểm tra, đánh giá trên máy tính.
Ngoài ra, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc Công văn số 1915/BGDĐT-GDTrH ngày 05/5/2017 về việc tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông, Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH ngày 07/12/2017 về việc tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018. Từ đó giảm áp lực cho giáo viên và học sinh trong các nhà trường và góp phần ngăn chặn bệnh thành tích trong giáo dục.
Video đang HOT
Áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực với học sinh THCS
Về tuyển sinh đầu cấp trung học cơ sở (THCS) và cấp trung học phổ thông (THPT), Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉnh sửa Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định tuyển sinh THCS và THPT, trong đó có chỉnh sửa quy định về hình thức tuyển sinh phù hợp với thực tiễn; đối với các cơ sở giáo dục THCS có số lượng học sinh đăng ký dự tuyển cao hơn số chỉ tiêu được giao thì có thể áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Không sử dụng kết quả các cuộc thi do các địa phương, doanh nghiệp tổ chức làm căn cứ tuyển sinh đầu cấp THCS, THPT.
Cuối tháng 4/2018, ban hành Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh
Về các khoản thu ở cơ sở GDPT, Bộ trưởng Nhạ yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉnh sửa Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, trình Bộ trưởng ban hành trước ngày 31/3/2018.
Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉnh sửa Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng khuyến khích tài trợ nhưng phải đảm bảo công khai, đúng quy định của pháp luật, trình Bộ trưởng ban hành trước ngày 30/4/2018.
Về tình trạng bạo lực học đường, Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GDPT đẩy mạnh tư vấn tâm lý học đường, theo dõi qua các mạng xã hội, các tổ chức Đoàn, Đội, các hội học sinh,… để phát hiện nguy cơ mâu thuẫn trong học sinh, theo dõi chặt chẽ các học sinh chưa ngoan, không để tái diễn tình trạng bạo lực học đường.
Theo Dân Trí
Một huyện thừa 637 giáo viên, hiệu phó
Chỉ vì UBND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, "lỡ" ký hợp đồng thừa 605 giáo viên và bổ nhiệm thừa 32 phó hiệu trưởng, các trường ở huyện phải chia nhỏ nhiều lớp cho giáo viên dạy.
Đợt kiểm tra tháng 12/2016, Sở Nội vụ Đắk Lắk phát hiện tại huyện Krông Pắk có tình trạng giảm số học sinh của rất nhiều lớp nhằm tuyển dụng thêm giáo viên.
Chia nhỏ tới... 5 học sinh một lớp
Tại trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (xã Ea Phê), trường chỉ bố trí 28 học sinh/lớp, dù cơ sở vật chất vẫn đảm bảo cho 45 em/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Do vậy, trường này đang thừa 16 giáo viên và 1 nhân viên.
Trường tiểu học Đặng Thùy Trâm (xã Ea K'nuêk), về lý thuyết đang thừa 22 giáo viên, nhưng thực tế số giáo viên thừa còn lớn hơn nhiều, bởi trường chỉ bố trí 5 học sinh/lớp.
Nhiều trường khác cũng có tình trạng tương tự như: Tiểu học Tô Hiệu, Cư Pui, Nguyễn Văn Bé, THCS thị trấn Phước An, THCS Hòa An... Tính ra, UBND huyện Krông Pắk đã ký hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế được giao tới 605 giáo viên. Ngoài ra, huyện còn bổ nhiệm thừa tới 32 phó hiệu trưởng, trong đó có 18 phó hiệu trưởng tiểu học và 11 phó hiệu trưởng THCS.
Ông Miên Klơng, giám đốc Sở Nội vụ Đắk Lắk cho hay: Sau khi Sở Nội vụ Đắk Lắk kiến nghị khắc phục, UBND huyện Krông Pắk đã cam kết tinh giản biên chế, sắp xếp lại cán bộ quản lý trường học.
Bên cạnh đó, huyện sẽ điều các phó hiệu trưởng này đến các trường có lãnh đạo đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ thôi việc, điều động từ trường thừa sang trường thiếu...
Số giáo viên hợp đồng ngoài chỉ tiêu, khi xét tuyển viên chức nếu không trúng tuyển sẽ chấm dứt hợp đồng. Dự kiến đến năm 2018, huyện Krông Pắk mới sắp xếp được hết số hiệu phó bổ nhiệm thừa và đến năm 2019 mới giải quyết xong hàng trăm giáo viên hợp đồng ngoài chỉ tiêu.
Trường THCS Hòa An (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) bố trí chỉ có 5 học sinh mỗi lớp. Ảnh: Lữ Hồ/Tiền Phong.
Vợ tham mưu, chồng ký
Ngày 28/3, ông Nguyễn Thành Dũng, Bí thư Huyện ủy Krông Pắk, cho biết: Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đắk Lắk đã làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Krông Pắk liên quan đơn tố cáo ông Y Suôn Byă - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, vì đã ký quyết định tuyển dụng thừa 109 giáo viên, nhân viên trường học.
Người tham mưu trực tiếp về việc tuyển dụng thừa giáo viên ở phòng GD&ĐT huyện là bà H'Yer Knul, Phó trưởng phòng phụ trách phòng GD&ĐT huyện, chính là vợ ông Y Suôn. Bà H'Yer được giao phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Krông Pắk từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016.
Hiện bà H'Yer đã được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Krông Pắk. Ông Y Bhé Byă, em ruột ông Y Suôn, cũng đang giữ chức Phó trưởng phòng Nội vụ huyện, một trong hai đơn vị tham mưu ký tuyển thừa giáo viên.
Theo ông Dũng, trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng dư thừa hàng trăm phó hiệu trưởng và giáo viên thuộc về lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk qua các thời kỳ là ông Nguyễn Sỹ Kỷ, nguyên chủ tịch UBND huyện Krông Pắk nhiệm kỳ 2011-2016, hiện làm Phó trưởng ban Nội chính tỉnh Đắk Lắk và ông Y Suôn Byă, chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2016-2021.
Thời ông Kỷ làm Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, huyện đã tuyển dụng thừa trên 500 giáo viên, bổ nhiệm thừa 32 phó hiệu trưởng và ông Kỷ cũng đã xây nhà biệt thự trên đất nông nghiệp ở phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột.
UBKT Tỉnh ủy Đắk Lắk đã kiểm tra, làm rõ sai phạm và có quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Kỷ. Đến nhiệm kỳ của mình, ông Y Suôn tiếp tục ký tuyển dụng 109 giáo viên, nhân viên dù biết trước đó đã dư thừa.
"Huyện chúng tôi hiện thừa 605 giáo viên, nhưng chỉ còn 86 biên chế giáo viên các cấp học. Vì thế, tôi đang cho Phòng Tư pháp huyện kiểm tra lại tính hợp pháp các quyết định tuyển dụng của UBND huyện, cái nào sai quy định sẽ hủy và yêu cầu người đã ký quyết định phải bồi thường cho người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật. Đối với việc dư thừa 32 phó hiệu trưởng, đến nay, UBND huyện đã sắp xếp, bố trí lại, chỉ còn dư thừa 20 phó hiệu trưởng", ông Dũng cho biết thêm.
Theo Lữ Hồ / Tiền Phong
Cẩn trọng với phiếu đăng ký tránh mất cơ hội xét tuyển Nếu thí sinh để trống hoặc ghi "không" vào phiếu đăng ký xét tuyển sẽ không được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi. TS Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT - khẳng định như vậy và thông tin thêm nếu thí sinh để trống hoặc ghi...