Các khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học
Sở GD&ĐT Hưng Yên hướng dẫn thực hiện các khoản thu đầu năm học 2019 – 2020, trong đó nêu rõ các khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể gồm: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như:
Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Cũng theo hướng dẫn này, kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
Video đang HOT
Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến.
Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Vĩnh Long: Tổng rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu giáo viên thực hiện chương trình mới
Sở GD&ĐT Vĩnh Long xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) giai đoạn 2019 - 2025; trong đó một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được đưa ra là đảm bảo đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục và nhân viên triển khai thực hiện chương trình GDPT.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, căn cứ chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, THCS, THPT năm 2018 của Bộ GD&ĐT, tổ chức tổng rà soát hiện trạng, xác định nhu cầu nhà giáo, CBQL giáo dục và nhân viên thực hiện chương trình GDPT 2018 theo lộ trình triển khai thực hiện ở từng cấp học, từng cơ sở giáo dục phổ thông ở các huyện, thị xã, thành phố.
Trên cơ sở rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án sắp xếp, bố trí sử dụng đội ngũ hiện có theo hướng hợp lý, hiệu quả. Thực hiện việc tuyển dụng, tinh giản biên chế đúng quy định, phù hợp với đặc thù của ngành Giáo dục ở từng địa phương trong tỉnh.
Trong đó, chú trọng việc xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn với giải pháp và lộ trình phù hợp để quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ bảo đảm có đủ năng lực và phẩm chất nghề nghiệp. Khắc phục tình trạng thiếu đội ngũ hoặc bố trí, sử dụng không đúng cơ cấu, không phù hợp với chuyên ngành đào tạo và không đúng vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp.
Đảm bảo đủ số lượng, loại hình nhà giáo, CBQL giáo dục và nhân viên để thực hiện chương trình GDPT 2018 tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.
Để đảm bảo chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục thực hiện chương trình GDPT, giáo dục Sóc Trăng sẽ đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng.
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá nhà giáo, CBQL giáo dục theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành. Có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với những người chưa đạt chuẩn phù hợp. Thực hiện việc bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương theo hạng chức danh nghề nghiệp đúng quy định.
Chọn lựa đội ngũ giáo viên, CBQL cốt cán của các cấp học tham gia tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức để làm nòng cốt trong việc bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục tại địa phương.
Tổ chức bồi dưỡng tại địa phương theo hình thức trực tiếp kết họp với trực tuyến, đảm bảo 100% nhà giáo và CBQL giáo dục tham gia thực hiện chương trình GDPT 2018 được bồi dưỡng đúng quy định...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Kiểm định các chương trình đào tạo đại học Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT), hiện nay phần lớn các trường đại học, học viện đã có bộ phận chăm lo công tác đảm bảo chất lượng bên trong nhưng cơ chế hoạt động, tầm nhìn của đại học, cách tiếp cận thế nào đang còn rất khác biệt. Cần đẩy mạnh kiểm...