Các hãng taxi truyền thống giảm cước gây áp lực lên taxi công nghệ
Theo dự kiến, nhiều hãng taxi sẽ giảm giá cước trong vài ngày tới. Điều này sẽ gây thêm các áp lực giảm giá đối với hãng xe công nghệ
Theo Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nộ i Nguyễn Công Hùng, một số hãng taxi tại Hà Nội đã thực hiện điều chỉnh giảm giá cước. Các hãng xe còn lại đang đợi cơ quan quản lý phê duyệt mức giá cước mới khi giá xăng đã hạ nhiệt.
Trước đó, ngày 12/8, Hiệp hội taxi Hà Nội đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp đề nghị giảm giá cước từ 500 – 1.000 đồng/km, nhằm thực hiện theo văn bản của Sở GTVT Hà Nội. Theo dự kiến, các hãng xe công bố điều chỉnh giảm giá trong vài ngày tới.
Nói về việc chậm điều chỉnh cước dù xăng đã giảm vài lần, ông Hùng cho biết, mỗi lần điều chỉnh giá cước cần có thời gian khi các hãng phải thông báo và chờ cơ quan quản lý phê duyệt giá. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng cần mất thêm một khoản chi phí do phải kiểm định lại đồng hồ, in ấn các bộ nhận diện giá dán bên ngoài xe.
Đó là chưa kể, giá xăng sau nhiều lần điều chỉnh vẫn ở mức 24.600 đồng, tức là cao hơn thời điểm tháng 1/2022 khoảng 1.400 đồng. Trong khi đó, giá xăng hiện chỉ chiếm khoảng 30% so với cơ cấu thành giá của các hãng taxi, trong khi còn rất nhiều chi phí khác.
Video đang HOT
Nhiều tài xế công nghệ cho biết gặp áp lực khi giá xăng tăng cao. Ảnh: Duy Vũ
Theo tính toán, giá cước xe taxi giảm khoảng 5 – 10%, đưa mức giá về bằng với thời điểm đầu năm nay. Một số nguồn thông tin của ICTnews cho thấy, các hãng xe công nghệ đang theo dõi diễn biến giá xăng nhưng vẫn chưa có động thái giảm giá. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giảm giá của các hãng xe taxi truyền thống sẽ tạo thêm áp lực cho các hãng xe công nghệ trong bối cảnh hiện nay.
Hồi tháng 3, các hãng xe công nghệ là Grab và Gojek phải công bố tăng giá cước nhiều dịch vụ trong bối cảnh giá xăng liên tục tăng cao. Giá dịch vụ GrabCar tăng thêm 2.000 cho 2km đầu tiên và thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá GrabBike tăng tương ứng là 1.000 và 300 đồng.
Gojek cũng tăng giá GoRide thêm khoảng 1.000 đồng cho 2km đầu tiên và 500 – 900 đồng với mỗi km tiếp theo. Dịch vụ GoFood tăng khoảng 1.000 đồng.
Trao đổi với ICTnews về vấn đề liên quan tới giá cước, đại diện Gojek cho biết kể từ thời điểm xăng liên tục tăng giá (từ tháng 3 tới nay), Gojek thực hiện điều chỉnh giá duy nhất 1 lần cho dịch vụ GoRide và GoFood vào hồi tháng 3. Hãng gọi xe cho biết, giá được điều chỉnh chủ yếu bởi tình hình cung – cầu trên thị trường.
Các chính sách giá và ưu đãi của Gojek được thay đổi linh hoạt tùy vào tình hình thực tế của thị trường để mang lại thu nhập xứng đáng cho tài xế, đồng thời nhằm khuyến khích các tài xế duy trì hoạt động với hiệu suất ổn định để đảm bảo nguồn cung.
Về việc hãng liệu có điều chỉnh giảm cước khi giá xăng hạ nhiệt hay không, Gojek cho biết: “Chính sách giá và các chương trình ưu đãi dành cho tài xế sẽ được linh hoạt thay đổi phù hợp với các thay đổi của thị trường và được cân nhắc điều chỉnh bởi nhiều yếu tố khác nhau mang tính chất dài hạn, nhằm mang lại thu nhập xứng đáng, ổn định cho tài xế, đồng thời nhằm khuyến khích các tài xế duy trì hoạt động với hiệu suất ổn định để đảm bảo nguồn cung”.
Trong khi mức giá taxi truyền thống – taxi công nghệ đang tiệm cận nhau, các hãng xe truyền thống hiện cũng đang đẩy mạnh phát triển các ứng dụng cũng như kênh trực tuyến cho người dùng ứng dụng. Theo thống kê, người dùng ứng dụng chiếm khoảng 30% bên cạnh các phương thức gọi xe truyền thống. Điều này cũng khiến áp lực cạnh tranh với xe công nghệ ngày càng tăng.
Ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam
Hiệp hội Blockchain Việt Nam thuộc Bộ Nội vụ, được xem là tổ chức pháp nhân chính thức đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ blockchain, là cầu nối giữa cộng đồng, dự án với cơ quan quản lý của nhà nước.
Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) được cho phép thành lập theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022. Đây là tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Sáng nay, Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức ra mắt trong khuôn khổ sự kiện được tổ chức với quy mô ấn tượng tại Triển lãm Quốc tế ICE (Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Trước đó, ngày 16/5, Đại hội lần thứ I của Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã đánh dấu sự thành lập của Hiệp hội, công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động.
Trọng tâm của Hiệp hội là chuỗi chương trình hành động ứng dụng blockchain với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số, sớm đưa Việt Nam ngang tầm quốc tế về kinh tế số và sẽ bắt đầu từ chương trình hành động thiết thực: nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ blockchain trong mọi mặt đời sống kinh tế.
"Hiệp hội Blockchain Việt Nam cam kết góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và tham mưu tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ blockchain", ông Hoàng Văn Huây, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch Hiệp hội chia sẻ.
Hiệp hội là cầu nối có tính pháp nhân duy nhất giữa cộng đồng blockchain Việt Nam với cơ quan quản lý nhằm xây dựng khung pháp lý cho ngành công nghệ mới, hướng đến mục tiêu quốc gia kỹ thuật số - kinh tế số. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi hội tụ của cá nhân, tổ chức quan tâm đến hoạt động phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam đặt ra sáu mục tiêu: Phát triển hội viên; Xây dựng các tiêu chuẩn hội viên; Hợp tác thúc đẩy ứng dụng; Phổ biến kiến thức cho cộng đồng; Tham gia đóng góp ý kiến về chính sách và Hợp tác quốc tế.
Blockchain là một trong những công nghệ sớm được triển khai tại Việt Nam và đến nay đã có những thành tựu nhất định mang tầm quốc tế. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công nghệ chuỗi khối mở ra cơ hội để Việt Nam bứt phá, thu hút nguồn lực nhân tài về nước cũng như nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam.
Ra đời đúng dịp kỷ niệm 8 năm ngày Khoa học - Công nghệ Việt Nam (18/05), Hiệp hội Blockchain Việt Nam được kỳ vọng là bước tiến tiếp theo của ngành khoa học - công nghệ trong nước, góp phần tích cực vào sự tăng tốc của nền kinh tế số, từ đó, tạo ra nhiều thành tựu hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Android mất 8% thị phần hệ điều hành toàn cầu vào tay iPhone Thị phần Android đã giảm từ 77,32% trong năm 2018 xuống 69,74% vào tháng 1 năm 2022. Trong một báo cáo mới, StockApps cho biết thị phần Android đã giảm từ 77,32% trong năm 2018 xuống 69,74% vào tháng 1 năm 2022, tương đương 7,58%. Trong khi đó, iOS của Apple đã tăng từ 19,4% lên 25,49%. Ngày nay, 7 trong số 10...