Các hãng công nghệ lớn tìm cách ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch Covid-19
Theo ông Pattison, Twitter, YouTube và một số trang truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập những thông tin sai lệch và cho rằng, vấn đề này không khác gì một bệnh dịch.
Mới đây, tại Facebook, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp với sự có mặt của một số nhà lãnh đạo công nghệ lớn trên thế giới, thảo luận việc ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19, đặc biệt là ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch bệnh này.
(Ảnh minh họa)
Cuộc họp bao gồm các hãng công nghệ lớn, như: Facebook, Amazon, Twilio, Dropbox, Google, Verizon, Salesforce, Twitter và YouTube. Một số công ty tư nhân bao gồm: Airbnb, Kinsa và Mapbox cũng tham dự. Ngoài ra, còn có hãng Apple, Lyft và Uber đã được mời nhưng không tham dự.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận là làm thế nào để giảm bớt sự lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Patt Andy Pattison, chuyên gia của WHO cho biết, các hãng công nghệ đang đẩy nhanh thực hiện các biện pháp chống lại tin tức giả mạo về Covid-19. Ông Pattison cho biết thêm, WHO đề nghị sẽ giúp các công ty kiểm tra thông tin mà họ hoặc người dùng đăng tin, thay vì dựa vào bên thứ ba.
Khi người dùng tìm kiếm thông tin về dịch Covid-19, có rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự tò mò và nhìn thấy cơ hội kiếm tiền ở đó. Các tin tức giả mạo đang lan truyền trên Facebook và các mảng truyền thông mạng xã hội khác.
Video đang HOT
Theo ông Pattison, Twitter, YouTube và một số trang truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập những thông tin sai lệch và cho rằng, vấn đề này không khác gì một bệnh dịch.
Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa thiên tai và các phương thức truyền bá thông tin chính xác hơn tới người dùng. Hơn 73.000 người đã nhiễm Covid-19, trong khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Vẫn còn đó những câu hỏi chưa được giải đáp về việc Covid-19 phát triển như thế nào, vì mầm bệnh vẫn chưa được hiểu rõ.
Một số ưu tiên mà các công ty công nghệ đã thực hiện trong những tuần gần đây, đó là nỗ lực làm việc với các công cụ kiểm tra thực tế của bên thứ ba và các tổ chức y tế công cộng.
WHO cho biết, một số công ty đã tiến xa hơn trong các giải pháp công nghệ để chia sẻ thông tin chính xác hơn về Covid-19. Trong khi đó, một số công ty khác thừa nhận họ mới chỉ dừng lại ở việc liên lạc với nhân viên của mình để giữ an toàn và đưa ra các thông báo về vấn đề sức khỏe.
Các công ty đã đồng ý cùng hợp tác phát triển các công cụ giúp quản lý nội dung tốt hơn và mở ra một trung tâm hỗ trợ cuộc gọi – nơi mọi người có thể đặt câu hỏi hay nhận lời khuyên về phòng chống dịch Covid-19.
Ông Pattison cho rằng, một trong những lý do tại sao có rất nhiều thông tin giả mạo là vì có một khoảng cách rất lớn về các lỗ hổng trong nội dung.
Một số công ty như Facebook và Amazon đã đề nghị chia sẻ không gian quảng cáo hay cung cấp các tình nguyện viên, giúp dập tắt sự lan truyền thông tin sai lệch. Nhóm các công ty công nghệ quyết định gặp nhau vài tháng một lần cho đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Sự bùng phát Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Cuối tuần qua, Facebook đã cảnh báo, việc sản xuất tai nghe thực tế ảo Oculus của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong khi Apple thừa nhận, việc đóng cửa tạm thời các cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc là do sự bùng phát dịch.
Theo nhân dân
Facebook, Google gặp WHO bàn chuyện xử lý tin giả Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp kéo dài cả ngày với một số lãnh đạo công nghệ, bao gồm Facebook, Google, Amazon... hôm 13/2 tại trụ sở Facebook để bàn giải pháp cho dịch Covid-19.
Cuộc họp do WHO sắp xếp và tổ chức tại trụ sở Facebook ở Menlo Park, Mỹ. Tại đây, WHO chia sẻ thông tin với nhóm về tình hình dịch viêm phổi cấp do Covid-19 và người tham dự đưa ra ý tưởng riêng để xử lý. Mỗi công ty có vài phút thuyết trình. Họ đồng ý không chia sẻ công khai ý kiến của người khác vì nhiều người là đối thủ.
Người đàn ông đeo khẩu trang tại Thiên An Môn hôm 23/1.
Theo nguồn tin của CNBC, các công ty tham gia cuộc họp có Facebook, Amazon, Twilio, Dropbox, Google, Verizon, Salesforce, Twitter và YouTube. Một số công ty tư nhân như Airbnb, Kinsa, Mapbox cũng có mặt. Apple, Lyft, Uber được mời nhưng không tới.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận là làm thế nào để hạn chế phát tán thông tin sai lệch về Covid-19. Andy Pattinson của WHO, người đã bay tới thung lũng Silicon, nói rằng mọi thứ đã thay đổi khi các hãng công nghệ lớn bắt đầu tiến hành xử lý tin giả mạo. Ông đề nghị giúp đỡ các hãng kiểm tra tính xác thực của thông tin mà họ hay người dùng đăng tải thay vì phụ thuộc vào bên thứ ba.
Khi mọi người tìm kiếm thông tin về Covid-19, kẻ xấu lợi dụng sự tò mò và xem đây là cơ hội kiếm tiền. Sách bán trên Amazon gieo rắc sợ hãi về virus, tin giả mạo liên tục xuất hiện trên Facebook và các mạng xã hội khác. Vitamin C được tìm kiếm trên các nhà bán lẻ lớn như Amazon vì các thông tin giả mạo nói nó có thể chữa được Covid-19. Ông Pattinson gọi vấn đề này là "đại dịch thông tin".
Cuộc họp còn thảo luận về cách thức chuẩn bị trước thảm họa và phương pháp lan truyền thông tin chính xác tới người dùng. Một số ưu tiên của các hãng công nghệ thời gian gần đây là dựa vào bên thứ ba và tổ chức y tế để xác thực thông tin.
Vài công ty thừa nhận họ chưa làm đủ trừ việc thông báo cho nhân viên giữ an toàn nhưng nhiều công ty đang bắt đầu thực hiện dự án. Theo ông Pattinson, mục đích của cuộc gặp là gieo ý tưởng, khuyến khích hợp tác, đổi mới.
Cuối cùng, các hãng đồng ý cùng phát triển công cụ hợp tác, nội dung tốt hơn và tổng đài để mọi người có thể hỏi hay xin lời khuyên. Facebook, Amazon đề nghị dành một diện tích quảng cáo hay cung cấp tình nguyện viên để dập tin giả về Covid-19. Nhóm quyết định gặp nhau mỗi vài tháng cho tới khi virus được kiểm soát.
Theo GenK
Ông chủ tạp chí Time gọi Facebook là loại thuốc lá mới Marc Benioff, ông chủ hãng công nghệ Salesforce và tạp chí Time cho rằng Facebook "gây nghiện, không tốt cho bạn và con cái của bạn". Theo người đứng đầu một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, Facebook đã tạo ra một "cuộc khủng hoảng về tin tưởng" trên thế giới và cần phải bị chia tách. Giám đốc...