Các đồ ăn quen thuộc với người Việt giúp giảm nguy cơ ung thư
Súp lơ, cà chua, tỏi, hành… là những thực phẩm giá rẻ, bán nhiều, có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Những thứ bạn ăn tác động tới sức khỏe của bạn, bao gồm cả nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Sự phát triển của ung thư được chứng minh ảnh hưởng rõ rệt từ chế độ ăn của bạn. Một số thực phẩm có những thành phần có lợi giúp giảm khả năng mắc và phát triển căn bệnh nguy hiểm này.
Súp lơ
Trong súp lơ có sulforaphane, thành phần thảo dược chống lại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy chất này giúp giảm số lượng tế bào ung thư vú tới 75%,
Thử nghiệm trên chuột ghi nhận sulforaphane tiêu diệt tế bào ung thư tiền liệt tuyến và giảm một nửa kích cỡ khối u.
Loại súp lơ này cũng giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Bởi vậy, bạn có thể ăn một vài bữa súp lơ mỗi tuần.
Ăn cà rốt có thể giảm ung thư dạ dày 26%, ung thư tiền liệt tuyến 18%.
Một khảo sát trên 1.266 người khỏe mạnh và bị ung thư phổi. Theo đó, người hút thuốc không ăn cà rốt có khả năng mắc bệnh cao gấp 3 lần người ăn cà rốt hơn một lần mỗi tuần.
Bởi vậy, bạn nên bổ sung cà rốt vào thực đơn như món phụ hoặc đồ ăn vặt.
Đậu
Video đang HOT
Các loại đậu có lượng chất xơ cao được chứng minh có thể bảo vệ cơ thể khỏi ung thư đại trực tràng.
Khảo sát trên 1.905 người từng có khối u đại trực tràng cho thấy, người ăn nhiều đậu hơn ít có khả năng tái phát bệnh.
Thử nghiệm ghi nhận chuột ăn đậu có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư trực tràng tới 75%.
Quế
Loại vỏ cây này đã nổi tiếng với những lợi ích cho sức khỏe như giảm đường huyết, giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, quế cũng ngăn cản sự lan rộng của tế bào ung thư.
Dầu quế chiết xuất cũng giúp hạ bớt sự phát triển của tế bào ung thư ở cổ và đầu, giảm đáng kể kích cỡ của khối u.
Mỗi ngày, bạn có thể sử dụng 2-4g quế để ngăn ngừa các căn bệnh kể trên.
Dầu olive
Loại dầu này có quá nhiều tác dụng với sức khỏe và được người dân vùng Địa Trung Hải yêu thích.
Thống kê trên 19 nghiên cứu cho thấy những người dùng nhiều dầu olive ít có nguy cơ mắc ung thư vú hoặc ung thư liên quan tới đường tiêu hóa.
Theo một khảo sát khác ở 28 nước, những khu vực dùng nhiều dầu olive có tỷ lệ ung thư đại tràng thấp hơn.
Bạn có thể dùng dầu olive để trộn salad hoặc cho vào các loại rau đã chế biến, nấu nướng thịt, cá.
Cà chua
Trong cà chua có chất lycopene tạo sắc tố màu đỏ và chống ung thư. Theo tổng kết từ 17 nghiên cứu, ăn cà chua liên quan tới việc giảm tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến.
Tỏi
Trong tỏi có allicin, chất giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Theo khảo sát trên 540.000 người, người ăn nhiều tỏi, hành, hẹ ít bị ung thư dạ dày hơn những người hiếm khi loại thực phẩm này.
Tương tự vậy, nghiên cứu với 471 người tham gia ghi nhận ăn nhiều tỏi giúp giảm ung thư tiền liệt tuyến.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần hấp thụ khoảng 2-5g tỏi là đủ đẩy mạnh các yếu tố có lợi cho sức khỏe.
Chế biến thế nào để rau củ đạt hàm lượng dinh dưỡng cao nhất?
Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy những lợi ích của rau củ với sức khỏe. Nhiều loại sẽ tốt hơn khi ăn sống, trong khi số khác cần phải nấu chín đúng cách để tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng.
Cà chua nấu chín có hàm lượng lycopene, chất có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cao hơn so với ăn sống - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trong một số loại rau củ, có những dưỡng chất và vitamin sẽ phân giải khi nấu chín ở nhiệt độ cao. Nhưng với các loại rau củ dưới đây, chế biến đúng cách sẽ giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng cao hơn:
1. Cà chua
Một nghiên cứu của Đại học Bastyr (Mỹ) cho rằng cà chua có thể mất nhiều vitamin C khi được nấu chín. Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Agriculture and Food Chemistry lại phát hiện cà chua nấu chín có hàm lượng lycopene cao hơn đáng kể so với cà chua tươi.
Lycopene là chất có tác dụng làm giãn mạch máu, nhờ đó giúp tăng cường lưu thông máu. Đây cũng là chất chống ô xy hóa mạnh, giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư.
Cơ thể sẽ hấp thu lycopene hiệu quả hơn khi ăn cà chua chung với các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như dầu ô liu, theo Eat This, Not That.
2. Cần tây
Cần tây sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn khi được nấu chín, nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Food Science kết luận.
Tuy nhiên, các chất chống ô xy hóa trong cần tây chỉ tăng lên khi chế biến bằng một số phương pháp nhất định như nướng, chiên, hầm, nấu bằng lò vi sóng hay nồi áp suất. Khi luộc, cần tây bị mất 14% chất chống ô xy hóa, nghiên cứu cho biết.
Hấp chín atisô có thể làm tăng nồng độ chất chống ô xy hóa lên 15 lần - ẢNH: SHUTTERSTOCK
3. Cà rốt
Cà rốt rất giàu beta-carotene. Khi vào cơ thể, beta-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A giúp hỗ trợ sự phát triển của xương, tăng cường thị lực và duy trì hệ miễn dịch tốt.
Beta-carotene cũng là chất tạo nên màu cam trong cà rốt. Các nghiên cứu cho thấy nấu chín cà rốt sẽ làm tăng mức beta-carotene trong loại củ này.
Không những vậy, một nghiên cứu công bố trên chuyên san Journal of Food Science phát hiện nấu cà rốt với vỏ có thể tăng lượng chất chống ô xy hóa lên gấp 3 lần. Tuy nhiên, làm chín cà rốt bằng cách chiên có thể làm giảm 13% beta-carotene.
4. Atisô
Atisô chứa rất nhiều chất chống ô xy hóa và là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe khi nấu chín. Hấp chín atisô có thể làm tăng nồng độ chất chống ô xy hóa lên 15 lần, theo một nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Agricultural and Food Chemistry.
Trong khi đó, luộc chín atisô sẽ làm tăng nồng độ chất chống ô xy hóa lên 8 lần. Tuy nhiên, luộc có thể khiến một số vitamin trong atisô hòa tan vào nước, theo Eat This, Not That.
8 thực phẩm ngăn ngừa loãng xương hữu hiệu bạn không nên bỏ qua Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe và giúp bạn tránh được các bệnh liên quan đến xương khớp như: loãng xương, viêm đa khớp, thoái hóa khớp,... hữu hiệu. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm tốt cho xương cần thiết có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp phát triển...