Các địa phương sẽ lựa chọn sách giáo khoa cho chương trình mới thế nào?

Theo dõi VGT trên

Bộ GD&ĐT đang soạn Thông tư lấy ý kiến về việc hướng dẫn các địa phương lựa chọn sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ GD&ĐT mới đây tổ chức họp báo công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được soạn theo chương trình mới, bắt đầu giảng dạy từ năm học 2020-2021. Tuy nhiên, thực tế khi đưa vào áp dụng, các địa phương phải tự mở hội đồng lựa chọn sách giáo khoa riêng, chọn bộ sách duy nhất theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

Tiêu chí về thành phần tham gia hội đồng lựa chọn sách giáo khoa tại các tỉnh sẽ do Bộ GD&ĐT quy định. Trước mắt, thành phần bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, đặc biệt chiếm tỷ lệ đa số là các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học đó ở cấp học.

Bên cạnh đó, căn cứ vào điều kiện của từng địa phương, UBND tỉnh sẽ xây dựng các tiêu chí để lựa chọn được sách giáo khoa phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức dạy học tại tỉnh mình.

Các địa phương sẽ lựa chọn sách giáo khoa cho chương trình mới thế nào? - Hình 1

Sách Toán và Tiếng Việt lớp 1 được Bộ GD&ĐT duyệt sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2020-2021. (Ảnh: Anh Thư)

Bộ GD&ĐT cho biết, để thực hiện việc này, Bộ đang xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, đồng thời không quy định các địa phương phải chọn tất cả sách giáo khoa của các môn học trong cùng một bộ sách.

Dự thảo Thông tư về lựa chọn sách giáo khoa của Bộ sẽ linh hoạt, đảm bảo tính phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương. Dự thảo Thông tư này đang được Bộ GD&ĐT xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi theo quy định biên soạn, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cùng với đó, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn địa phương, Nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện việc in và phát hành sách giáo khoa đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo.

Cần đảm bảo minh bạch, công khai

Trước vấn đề một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa, dư luận cho rằng, cần thông tin rộng rãi, minh bạch về quy trình lựa chọn, biên bản thẩm định sau 2 vòng với sách giáo khoa của Hội đồng thẩm định (Bộ GD&ĐT) đến các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và người dân.

Trả lời báo chí, ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho hay, biên bản của hai vòng thẩm định sách giáo khoa rất chi tiết và mang tính kỹ thuật. Có những biên bản lên tới 40 trang. Vì thế nếu công khai tất cả các biên bản thẩm định thì sẽ rất nhiều và có những nội dung kỹ thuật mà khi công khai có thể người đọc không nắm bắt được.

Ông Tài khẳng định: “Chúng tôi sẽ tính toán, có thể biên tập lại nội dung kết luận của hội đồng thẩm định, nếu công khai”. Ông cũng cho biết sự lo ngại trước ý kiến công khai chế bản sách giáo khoa trên mạng, do vấn đề này liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và Luật xuất bản.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT), khi xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn chọn sách giáo khoa, Bộ đã lường đến những tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình chọn sách.

Video đang HOT

Vì vậy, Bộ sẽ quy định cụ thể việc giao các tỉnh xây dựng tiêu chí chọn sách phù hợp với quy định chung, nhưng thích hợp nhất với điều kiện riêng ở mỗi địa phương, xây dựng quy trình làm việc của hội đồng chọn sách.

Các địa phương sẽ lựa chọn sách giáo khoa cho chương trình mới thế nào? - Hình 2

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT). (Ảnh: Anh Thư)

Ông Thành cũng cho biết dự thảo thông tư chọn sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT quy định việc thành lập hội đồng, thành viên hội đồng. Trong đó sẽ có quy định giao các thành viên phải tiếp cận ý kiến của giáo viên trong trường và phụ huynh tại địa bàn của mình. Các ý kiến này sẽ trở thành cơ sở cho việc quyết định lựa chọn sách giáo khoa đưa vào giảng dạy.

Trước câu hỏi quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh sẽ ra sao khi mỗi địa phương lựa chọn sách giáo khoa khác nhau, sẽ ra sao khi các em chuyển trường, ông Thành cho biết, điểm khác biệt của việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với trước là việc dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình.

Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá quá trình cũng như trong các kỳ thi cuối cấp sau này sẽ căn cứ vào chương trình. Đề thi sẽ được xây dựng theo hướng đổi mới, không lệ thuộc vào một ngữ liệu nào để học sinh học sách giáo khoa nào cũng vẫn đáp ứng được yêu cầu của đề bài.

Theo VTC

Nhiều băn khoăn về sách giáo khoa mới

Nhiều băn khoăn được đặt ra xoay quanh những lo ngại về tính độc quyền; lợi ích nhóm khi giao cho địa phương lựa chọn sách; giá thành SGK mới; việc kiểm tra thi cử liệu có ảnh hưởng khi có nhiều bộ sách.

Ngày 22/11, Bộ GD-ĐT chính thức công bố 32 cuốn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được lựa chọn sử dụng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tại buổi họp báo, nhiều băn khoăn được đặt ra xoay quanh những lo ngại về tính độc quyền; lợi ích nhóm khi giao cho địa phương lựa chọn sách; giá thành SGK mới; việc kiểm tra thi cử liệu có ảnh hưởng khi có nhiều bộ sách,....

Nhiều băn khoăn về sách giáo khoa mới - Hình 1

UBND tỉnh chọn sách, có đáng lo?

Nhìn vào danh mục SGK vừa được phê duyệt, NXB Giáo dục có đến 4 bộ SGK lớp 1 với 24 bản thảo. Như vậy có thể thấy, trong năm học 2020-2021, SGK của NXB Giáo dục vẫn tiếp tục chiếm thị phần lớn. Điều này liệu có đáp ứng mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông mới là đa dạng hóa SGK, chống độc quyền?

Ông Thái Văn Tài (Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học): Tính độc quyền xảy ra khi chỉ có một bộ sách, nhưng hiện tại có nhiều bộ SGK từ nhiều nhóm tác giả khác nhau. Hơn nữa, Luật cũng không quy định địa phương lựa chọn sách theo bộ hay theo môn. Vì vậy, việc lựa chọn bộ sách vẫn phải dựa trên tính phù hợp với từng địa phương. Do đó, chúng ta không nên quá băn khoăn về tính độc quyền. Tính độc quyền sẽ được hạn chế tối đa trong thời gian tới.

Bộ GD-ĐT quy định việc lựa chọn SGK để sử dụng trong các cơ sở giáo dục là do UBND tỉnh quyết định. Vậy Bộ có lo ngại gì về vấn đề lợi ích nhóm khi giao việc chọn sách cho UBND tỉnh không và Bộ đã có giải pháp nào để ngăn ngừa nguy cơ có thể xảy ra như thế?

Ông Nguyễn Xuân Thành (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học): UBND Tỉnh sẽ quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Với quyết định như vậy, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ quy định cụ thể về thành phần của hội đồng lựa chọn SGK; quy định về các nguyên tắc, yêu cầu để việc thực hiện lựa chọn ấy mang tính chuyên môn.

UBND tỉnh sẽ có cơ quan tham mưu là Sở GD-ĐT trong việc thực hiện thành lập hội đồng và lựa chọn theo quy định. Thành phần hội đồng sẽ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học và các giáo viên trực tiếp giảng dạy của môn học, cấp học ấy. Tất cả những lựa chọn này sẽ được công bố công khai, minh bạch.

SGK là công cụ, quan trọng là chương trình

Sách lần này đưa vào chương trình mới đã được thực nghiệm và đánh giá hay chưa?

Ông Thái Văn Tài: Một trong những quy định bắt buộc là khi sách được đề nghị lên Hội đồng quốc gia phải có hồ sơ thực nghiệm theo đúng quy định. Trách nhiệm của NXB phải tổ chức thực nghiệm với thời lượng theo đúng mạch nội dung của chương trình quy định. Như vậy, tất cả các bộ SGK khi trình lên Hội đồng thẩm định đều phải có thực nghiệm và việc thực nghiệm là trách nhiệm của tác giả và NXB. Bộ sẽ kiểm tra hồ sơ này trước khi nhận các bản thảo SGK để thẩm định.

Nhiều băn khoăn về sách giáo khoa mới - Hình 2


Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng

Khi địa phương lựa chọn các bộ sách khác nhau thì việc kiểm tra, đánh giá có đảm bảo chính xác, công bằng?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Khi các địa phương lựa chọn những bộ sách khác nhau, việc kiểm tra đánh giá vẫn sẽ được đảm bảo. Chúng ta thực hiện "một chương trình nhiều bộ sách" thì việc kiểm tra đánh giá vẫn phải đáp ứng những yêu cầu cần đạt của chương trình. Đây cũng là điểm khác biệt với chương trình hiện hành. Chương trình mới sẽ yêu cầu "Học sinh làm được những gì với kiến thức được trang bị trong chương trình".

Chính vì vậy việc kiểm tra đánh giá cũng phải theo chuẩn của chương trình. Việc ra đề kiểm tra sẽ không phụ thuộc vào ngữ liệu cụ thể trong bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào. Như vậy thầy cô, học sinh sẽ yên tâm và dần dần quen với việc tài liệu SGK để sử dụng trong các hoạt động học nhằm đáp ứng mục tiêu chương trình mong muốn.

Các tỉnh có lựa chọn những bộ sách khác nhau. Vậy liệu khi học sinh chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác việc học của các em có đảm bảo tính logic hay không khi triết lý giáo dục của các bộ sách này là khác nhau?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Như tôi cũng đã nói, chúng ta dạy một chương trình nhiều bộ SGK thì chuẩn chương trình là quan trọng nhất. Vì vậy việc chuyển từ nơi này sang nơi khác cũng không ảnh hưởng gì nhiều vì ngữ liệu trong sách giáo khoa chỉ là công cụ, phương tiện để các em thực hiện các hoạt động theo lệnh của thầy cô.

Tôi vẫn hay ví von thế này, ở Việt Nam chúng ta ăn cơm, còn sang nước ngoài thì ăn bánh mì. Chúng ta vẫn cứ lớn lên và vẫn khỏe mạnh như vậy. Cho nên cái lõi của việc thực hiện "một chương trình, nhiều bộ SGK" là bám sát chương trình học.

Nhiều băn khoăn về sách giáo khoa mới - Hình 3


Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng

Mặt bằng giá cả của sách sắp tới sẽ ra sao? Liệu Bộ có hướng dẫn nào cụ thể về lộ trình tăng giá sách hay không để người dân không bị "sốc" trước giá sách lớp 1 tới đây?

Ông Ngô Văn Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính, Bộ GD-ĐT: Tại Nghị quyết 88 của Quốc hội giao Chính phủ xây dựng cơ chế tài chính. Hiện nay SGK ảnh hưởng đến phạm vi rất rộng đến từng gia đình. Thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu để báo cáo Chính phủ để có cơ chế về SGK cho phù hợp, đảm bảo công bằng và tránh sự tăng giá đột biến.

Sự tham gia của các thành viên từ Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn, phải chăng chúng ta đang chọn một đơn vị quá truyền thống, mà không phải từ các thầy cô trường sư phạm trong khi thầy cô trường sư phạm khả năng sẽ hiểu học sinh hơn?

Ông Thái Văn Tài: Hội đồng môn Tiếng Việt có 15 người, trong đó có đến 9 giáo viên. 9 giáo viên này có từ Cần Thơ, Sóc Trăng, TP HCM, Huế,...tức trải dài trên địa bàn và có 2 chuyên gia chuyên sâu đến từ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Phóng viên nói đến chuyện có những người đang là tác giả của sách giáo khoa hiện hành nhưng giờ lại vào hội đồng thẩm định, hay có những tác giả viết sách hiện hành giờ lại viết sách giáo khoa mới.

Đúng là nhiều tác giả viết sách giáo khoa hiện hành giờ tham gia viết sách giáo khoa mới và cũng nhiều người là thẩm định của chương trình hiện hành. Nhưng ở góc độ nào đó, chính những kinh nghiệm ấy mới cho chương trình phổ thông mới chặt chẽ hơn và đổi mới.

Và với tỷ lệ số người như vậy, đảm bảo sự khách quan.

Hôm nay Bộ GD-ĐT mới công bố chính thức sách giáo khoa nhưng một số đơn vị đã có những động thái giới thiệu, quảng bá. Bộ có cho phép cơ quan quản lý nhà nước vừa tham gia biên soạn sách vừa lại là đơn vị chủ chốt tham mưu khi lựa chọn sách giáo khoa theo kiểu "vừa đá bóng vừa thổi còi"?

Ông Thái Văn Tài: Trong hồ sơ của các nơi gửi lên thì không có bất kỳ một hồ sơ nào thể hiện cổ tức hoặc liên quan đến Sở GD-ĐT TP.HCM. Tuy nhiên, có thể bộ sách đó đang được thực nghiệm trên địa bàn này và Sở TP HCM tham gia vào phản biện bộ sách đấy để tốt hơn.

Trong quy định của Thông tư 33, những đơn vị này không có quyền tham gia và nếu giả sử có tham gia ở một tác giả nào đó thì sau này cũng không được phép trong thành phần của hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.

Nghị quyết 88 của Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT phải biên soạn một bộ sách giáo khoa. Đến thời điểm này Bộ không làm được việc đấy, thì chúng ta sẽ đề nghị sửa Nghị quyết hay sẽ chọn một bộ sách nào đấy để làm bộ sách của Bộ không?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Ngay từ lúc đầu, chúng tôi đã nói tất cả mọi bộ sách đều có thể hiểu là của Bộ GD-ĐT cả. Bởi chúng ta xã hội hóa sách giáo khoa, biên soạn,... tất cả mọi sách giáo khoa đã được trong quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký phê duyệt thì mọi bộ sách đều được thực hiện trong hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam.

Thuý Nga (Ghi)

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thành tích của Kỳ Duyên sau hơn 1 tuần 'chinh chiến' tại Miss Universe 2024
17:01:21 09/11/2024
"Tóm gọn" bằng chứng nàng thơ Vbiz hẹn hò với "chủ tịch" ở nước ngoài
21:01:54 09/11/2024
Động đất ở Phú Thọ, người dân Hà Nội cảm nhận rung lắc
20:15:41 09/11/2024
Hyun Bin lén lút hẹn hò ngôi sao được khao khát nhất showbiz Hàn
17:04:40 09/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng biểu diễn ở Mỹ dù đang bị đình chỉ 9 tháng, Sở VHTT TP.HCM nói gì?
19:37:03 09/11/2024
Làm chính thất vẫn bị đánh ghen, vợ trẻ nín nhịn cho qua rồi đợi thời cơ chín muồi mới ra cú 'chốt' ngỡ ngàng
18:03:13 09/11/2024
Một nữ ca sĩ đi lang thang, lạnh quá phải xin tiền đồng nghiệp để thuê phòng ngủ
16:45:22 09/11/2024
Món đồ không ai ngờ Diddy lắp kín trong nhà để quan sát 360 độ ngóc ngách mỗi buổi trụy lạc
19:31:32 09/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thần số học Chủ Nhật ngày 10/11/2024: Số 2 đa nghi, số 5 khó đoán

Trắc nghiệm

00:10:10 10/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 10/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 5 mang đến cho bạn những ý tưởng sáng tạo và cái nhìn mới mẻ về mọi thứ.

Ca nương 9X thi 'Chị đẹp 2024': Nổi danh từ bé, sống giàu sang bên chồng đại gia

Sao việt

23:35:29 09/11/2024
Ca nương Kiều Anh khiến khán giả ngưỡng mộ với cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Sau nhiều năm rút lui khỏi showbiz, cô bất ngờ trở lại sân khấu trong chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 .

Nhân vật quyền lực công khai chê "ông hoàng Kpop" G-Dragon "nhìn như ăn mày"

Sao châu á

23:09:33 09/11/2024
Ai ai cũng thích phong cách thời trang độc đáo của G-Dragon, chỉ trừ nhân vật đặc biệt này. Và người đó chính là mẹ của anh.

Điều tra vụ 4 người cầm dao, kéo hành hung tài xế taxi ở Bệnh viện Thủ Đức

Pháp luật

23:05:18 09/11/2024
4 người đã chửi bới, hành hung 1 tài xế taxi công nghệ tại bệnh viện TP Thủ Đức; thậm chí còn cầm dao, kéo đe doạ tấn công.

'Con gái màn ảnh' tặng quà đặc biệt cho trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

23:00:26 09/11/2024
Không chỉ hợp sức vượt qua các thử thách, Huỳnh Bảo Ngọc và Trần Kim Hải còn bỏ tiền túi hỗ trợ các em nhỏ của Mái ấm gia đình Việt khiến Quyền Linh cảm động.

Bão số 7 Yinxing còn mạnh cấp cực đại, suy yếu nhanh khi gặp không khí lạnh

Tin nổi bật

22:58:25 09/11/2024
Bão số 7 Yinxing duy trì cấp cực đại 14, giật cấp 17 liên tục hơn 1 ngày kể từ khi vào Biển Đông, hiện cách Hoàng Sa hơn 400km.

Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?

Thế giới

22:55:54 09/11/2024
Ngày 7/11, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản xuống phạm vi mục tiêu là 4,5-4,75%. Trước đó, Fed đã giảm lãi suất 0,5% vào tháng 9.

Khán giả phản đối Daisy Edgar Jones đóng cặp cùng 'Thần sấm' Chris Hemsworth

Hậu trường phim

22:43:48 09/11/2024
Tờ People đưa tin, ngôi sao người Úc Chris Hemsworth đang đàm phán để đảm nhận vai nam chính trong dự án sắp tới của Disney.

Á quân The Voice 2019 Võ Đức Trí từng dừng ca hát để mưu sinh

Nhạc việt

22:41:11 09/11/2024
Võ Đức Trí sinh năm 1996 tại An Giang, anh được khán giả biết đến khi đoạt Á quân Giọng hát Việt năm 2019 với tư cách là thành viên của nhóm nhạc Dominix.

Công Phượng không ghi bàn, Bình Phước vẫn giành chiến thắng

Sao thể thao

21:59:42 09/11/2024
Công Phượng bị hậu vệ đội bạn theo kèm chặt, không để lại nhiều dấu ấn trong hiệp một. Sang hiệp hai, Trẻ TP.HCM bất ngờ bị thủng lưới ngay phút 47. Thanh Bình tận dụng thành công pha bóng bổng để mở tỷ số cho Bình Phước.

Siêu phẩm cổ trang bị tẩy chay vì đầu độc động vật, 1 nữ diễn viên còn có phát ngôn vô nhân tính

Phim châu á

20:37:18 09/11/2024
Ngày 7/11, Nữ hoàng Ayodhaya vừa lên sóng tập thứ 5, hé lộ nhiều tình tiết gay cấn và hấp dẫn bên trong bối cảnh sử thi hoàng gia Thái Lan.