Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của ung thư
Đau, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, sốt không hạ, vết loét lâu lành… đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở cả nam giới và nữ giới.
Bất kể tuổi tác hay sức khỏe của bạn, việc biết các dấu hiệu ung thư có thể xảy ra là điều cần thiết. Đó có thể là manh mối giúp phát hiện sớm bệnh, từ đó điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Điều trị có hiệu quả tốt nhất khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ và chưa lan rộng.
Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng có nghĩa là ung thư. Rất nhiều tình trạng chung có thể khiến bạn cảm thấy như vậy. Điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để họ có thể xem xét kỹ hơn tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra biện pháp xử lý.
Các dấu hiệu ung thư phổ biến ở cả nam giới và phụ nữ bao gồm:
Đau
Ung thư xương thường gây đau ngay từ đầu. Một số khối u não gây đau đầu kéo dài nhiều ngày và không thuyên giảm khi điều trị. Đau cũng có thể là dấu hiệu muộn của ung thư. Vì vậy hãy đi khám nếu bạn không biết tại sao nó lại xảy ra hoặc nó không biến mất.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Gần một nửa số người bị ung thư giảm cân. Đó thường là một trong những dấu hiệu mà họ nhận thấy đầu tiên.
Mệt mỏi
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và việc nghỉ ngơi không giúp ích được gì, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bệnh bạch cầu thường khiến bạn kiệt sức, hoặc bạn có thể bị mất máu do ung thư ruột kết hoặc dạ dày. Giảm cân liên quan đến ung thư cũng có thể khiến bạn kiệt sức.
Video đang HOT
Sốt
Nếu sốt cao hoặc kéo dài hơn 3 ngày, hãy gọi cho bác sĩ. Một số bệnh ung thư máu, như ung thư hạch bạch huyết, gây sốt trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần.
Những thay đổi trên da
Bạn hãy yêu cầu bác sĩ xem xét các nốt ruồi, vết sưng hoặc vết bất thường hoặc mới trên cơ thể để chắc chắn rằng ung thư da không đang rình rập. Da của bạn cũng có thể cung cấp manh mối cho các loại ung thư khác. Nếu da bị sẫm màu, có màu vàng hoặc đỏ, ngứa hoặc mọc nhiều lông hơn hoặc nếu bạn bị phát ban không rõ nguyên nhân, thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư gan, buồng trứng hoặc thận hoặc ung thư hạch bạch huyết.
Vết loét không lành
Chảy máu và không biến mất cũng là dấu hiệu của ung thư da. Ung thư miệng có thể bắt đầu bằng những vết loét trong miệng. Nếu bạn hút thuốc, nhai thuốc lá hoặc uống nhiều rượu, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ho hoặc khàn giọng không biến mất
Ho là một dấu hiệu của ung thư phổi và khàn giọng có thể có nghĩa là bạn bị ung thư thanh quản hoặc tuyến giáp.
Chảy máu bất thường
Ung thư có thể làm cho máu xuất hiện ở những nơi không nên có. Đi nặng ra máu là triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Và các khối u dọc theo đường tiết niệu của bạn có thể gây ra máu trong nước tiểu của bạn.
Đây là khi cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu, được tạo ra trong tủy xương của bạn. Các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hạch và đa u tủy có thể làm hỏng tủy của bạn.
Các khối u di căn từ nơi khác đến đó có thể chèn ép các tế bào hồng cầu bình thường.
Bé trai 5 tuổi liên tục kêu đau vùng kín, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khiến bố mẹ giật mình
Theo BS. Nguyễn Đình Liên, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thận - Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng ngược dòng, viêm bàng quang, viêm đài bể thận, thậm chí ảnh hưởng tới chức năng thận, gây suy thận và có thể tạo nguy cơ ung thư hóa.
Bé trai bị tổn thương vùng kín nặng do bố mẹ vệ sinh sai cách
Mới đây, Bệnh viện E đã thông tin về trường hợp cháu bé 5 tuổi bị hẹp bao quy đầu viêm nhiễm lâu ngày và chảy mủ nặng.
Cụ thể, bệnh nhi được gia đình đưa tới khám tại Khoa Nam học và Tiết niệu, Bệnh viện E do bị sốt và mệt mỏi kéo dài, kèm theo cảm giác đau đớn ở dương vật. Sau khi tiến hành thăm khám, bệnh nhi ngay lập tức được đưa vào phòng tiểu phẫu để bơm rửa, vệ sinh vùng bị viêm nhiễm và kết hợp điều trị kháng sinh.
Tuy nhiên, nguyên nhân xảy ra tình trạng này ở bé trai được cho là xuất phát từ việc bố mẹ vệ sinh vùng kín cho bé sai cách do không phát hiện ra tình trạng hẹp bao quy đầu, không rửa kỹ bộ phận sinh dục cho bé, chỉ tắm sơ qua nên dẫn tới viêm nhiễm nặng.
Hiện, bệnh nhi đã ổn định sức khỏe và hết viêm nhiễm.
Nói thêm về vấn đề này, BS. Nguyễn Đình Liên, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thận - Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E cho biết, viêm nhiễm bao quy đầu kéo dài có thể gây nhiễm trùng ngược dòng, viêm bàng quang, viêm đài bể thận, thậm chí ảnh hưởng tới chức năng thận, gây suy thận và có thể tạo nguy cơ ung thư hóa.
Bên cạnh đó, BS. Nguyễn Đình Liên cũng nhấn mạnh, đã có rất nhiều trường hợp bé trai bị viêm nhiễm vùng kín nặng. Trong đó có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ví dụ như do vệ sinh sai cách, hẹp bao quy đầu gây ứ đọng nước tiểu. Tuy nhiên, BS. Liên cũng nhấn mạnh, hiện nay không có nhiều trường hợp hẹp bao quy đầu thực sự mà chỉ viêm dính nhưng nếu không biết cách chăm sóc, dẫn tới bị nhiễm khuẩn lâu ngày dài cũng có thể dẫn tới hẹp bao quy đầu thực sự.
"Bố mẹ cần dành nhiều thời gian để quan tâm tới con cũng như tìm hiểu các vấn đề liên quan tới sức khỏe của trẻ." , BS. Liên khuyến cáo.
Hướng dẫn vệ sinh đúng cách vùng kín cho bé trai
Dù không quá phức tạp như vệ sinh vùng kín cho bé gái nhưng bố mẹ nên hết sức thận trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé trai. Công việc này đòi hòi sự chăm sóc khác biệt so với các bộ phận khác của cơ thể. Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần rửa sạch vùng kín cho con từ bên ngoài bằng nước sạch và xà phòng hàng ngày khi tắm rửa cho con.
Khi này, bố mẹ hãy cố gắng quan sát để phát hiện những bất thường về bệnh lý bẩm sinh như ẩn tinh hoàn, thoát vị bẹn, hẹp bao quy đầu. Nếu có biểu hiện khác lạ cần báo gấp cho bác sĩ.
Không tìm cách vuốt ngược bao quy đầu ở trẻ nhỏ vì trong hầu hết các trường hợp, bao quy đầu chưa tự tách được (Ảnh minh họa).
"Nếu bố mẹ chưa nắm rõ về cách vệ sinh vùng kín cho trẻ thì tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn. Bố mẹ không thể tự làm nếu không có kiến thức.", BS. Liên nhấn mạnh.
Đồng thời, không tìm cách vuốt ngược bao quy đầu ở trẻ nhỏ vì trong hầu hết các trường hợp, bao quy đầu chưa tự tách được.
Thỉnh thoảng, các bố mẹ hãy quan sát bé đi tiểu để xem lỗ trên bao quy đầu có cho phép dòng nước tiểu bình thường thoát ra hay không. Nếu thường xuyên nhận thấy có một vài giọt nước tiểu đọng lại, hoặc bé có vẻ khó chịu trong khi đi tiểu, hãy đưa bé đi kiểm tra hoặc nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.
Trong trường hợp các bé xuất hiện tình trạng hẹp bao quy đầu, đặc biệt là khi thấy trẻ kêu đau đớn, gặp khó khăn khi đi tiểu thì phụ huynh nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Ngoài ra, nếu quyết định đưa con đi nong bao quy đầu, bố mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế uy tín, tránh thực hiện ở những phòng khám không đảm bảo chất lượng dễ gây nguy cơ viêm nhiễm. Sau khi nong bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ phải biết cách chăm sóc kỹ lưỡng, tránh gây mô xơ hóa bao quy đầu.
Cô gái 29 tuổi bàng hoàng biết mình có cả buồng trứng lẫn tinh hoàn Sau khi khám ở Bệnh viện E, cô gái 29 tuổi bàng hoàng khi biết mình có cả buồng trứng lẫn tinh hoàn. BS. Nguyễn Đình Minh khám cho bệnh nhân (Ảnh - BS. Nguyễn Đình Minh) Hơn 10 năm sống khép mình vì tự ti Chị L., 29 tuổi, sống ở Hà Nội, phát triển bình thường, ngực phát triển, dáng người...