Các dấu hiệu nhận biết ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi má.u cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử, vậy đâu là dấu hiệu nhận biết?
Theo TS.BS Phan Thanh Thủy, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, hội chứng ngưng thở khi ngủ được phân loại thành 3 nhóm: ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương và ngưng thở hỗn hợp.
Trong đó, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn chiếm tỷ lệ chủ yếu, thường gặp ở nam giới, hút thuố.c l.á, thể trạng thừa cân, béo phì, cổ ngắn, hàm nhỏ, hoặc tiề.n sử gia đình có người ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
Các dấu hiệu gợi ý để nhận biết mắc ngưng thở gồm: Ngáy ngủ, ai đó phàn nàn về buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi vào buổi sáng hoặc thậm chí mất ngủ. Người thức dậy trong đêm bởi các cơn ngưng thở, thở hổn hển hoặc cảm giác ngạt thở. Người ngủ cùng hoặc những người khác có thể ghi nhận người đó khi ngủ có ngáy thường xuyên, ngưng thở hoặc cả hai.
Người được chẩn đoán tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, rối loạn nhận thức, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, suy tim sung huyết, rung nhĩ hoặc tiểu đường type 2 là nhóm cần tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có ít nhất một trong ba triệu chứng ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức hoặc cơn ngưng thở được chứng kiến.
Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ để chẩn đoán.
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ, ngưng thở khi ngủ là bệnh lý gây ra nhiều hậu quả và biến chứng, thậm chí các bệnh lý nguy hiểm. Đầu tiên, do các phân mảnh giấc ngủ, người bệnh thường có biểu hiện buồn ngủ ban ngày quá mức dẫn đến gia tăng các ta.i nạ.n giao thông và ta.i nạ.n lao động. Nghiêm trọng hơn, tình trạng giảm chất lượng giấc ngủ do bệnh này cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Video đang HOT
Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, lo âu, trầm cảm. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc của người bệnh, dễ trở nên cáu gắt và dễ bị kích động trong các tình huống không mong muốn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và gia đình của người bệnh.
Hội chứng này còn có thể dẫn đến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn lipid má.u, các bệnh lý thần kinh như Alzheimer. Đặc biệt, ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp kháng trị, rối loạn nhịp tim, nhồi má.u cơ tim, đột quỵ.
Ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở 35% các bệnh nhân tăng huyết áp, 50% ở những bệnh nhân có rung nhĩ, 50% bệnh nhân suy tim và lên tới 80% ở những bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị. Một phân tích tổng hợp trên các bệnh nhân đột quỵ ở châu Á cho thấy có đến 74% bệnh nhân đột quỵ có ngưng thở khi ngủ.
Một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng ngưng thở khi ngủ là đột tử trong đêm do độ bão hòa oxy má.u giảm thấp và rối loạn nhịp tim, nhồi má.u cơ tim cấp.
Tùy vào triệu chứng của người bệnh và mức độ nặng của ngưng thở khi ngủ mà bác sĩ quyết định lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp chính để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm giảm cân, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục duy trì cân nặng lý tưởng với những trường hợp thừa cân, béo phì, điều trị bằng phẫu thuật với những trường hợp có bất thường đường hô hấp trên như: amydal quá phát, hàm nhỏ, tụt sau.
Người bệnh cũng có thể được chỉ định đeo dụng cụ đẩy hàm dưới ra trước, thở máy thông khí áp lực dương, kích thích dây thần kinh XII.
Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?
Đái dầm là bệnh tiểu tiện không tự chủ, hay gặp ở tr.ẻ e.m 5 - 6 tuổ.i, xảy ra thường xuyên vào ban đêm hoặc lúc ngủ trưa.
Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ đái dầm thường băn khoăn, lo lắng liệu con mình có bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển không?
Đái dầm là hiện tượng không có khả năng kiểm soát tiểu tiện trong lúc ngủ ở trẻ 5 tuổ.i. Đái dầm là vấn đề phổ biến ở trẻ, khoảng 15% trẻ 5 tuổ.i, 10% trẻ lên 10 và chỉ 1 - 2% trẻ trên 15 tuổ.i. Đái dầm không gây nên bệnh lý nghiêm trọng và hầu hết tự giải quyết ở tuổ.i trưởng thành. Tuy không phải và vấn đề sức khỏe thể chất nghiêm trọng nhưng đái dầm cực kì ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cũng như dẫn đến những xung đột trong gia đình.
Tác động tâm lý tiêu cực nhất của đái dầm là làm xói mòn lòng tự tin ở trẻ. Khi mắc chứng bệnh này, đa số trẻ nghĩ có điều gì đó không ổn với con người mình. Nhiều bé tin đó là sự trừng phạt cho những suy nghĩ hay việc làm sai lầm của bản thân.
Trẻ cảm thấy xấu hổ, lo lắng hoặc tự ti. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, cũng như việc học của trẻ. Trẻ hay đái dầm có thể ngại đi chơi xa, không dám ngủ ở nhà bạn. Thậm chí anh chị em của trẻ có thể phải ngủ riêng. Bố mẹ ngày nào cũng phải lau chùi phòng, giường nệm và quần áo trẻ. Sự căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể khiến cha mẹ nổi nóng, thậm chí còn trừng phạt khi con đái dầm.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám về bệnh đái dầm?
Khi tình trạng đái dầm ở trẻ kéo dài trên 5 tuổ.i, đái dầm thường xuyên cả ban ngày và ban đêm. Đái dầm không liên tục từ bé, lúc bị lúc không, trẻ đái dầm kèm theo sụt cân hoặc khát nước... thì cha mẹ cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra, tình trạng đái dầm ở trẻ gây rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ... cũng cần phải khám để được điều trị.
Đái dầm là bệnh tiểu tiện không tự chủ, hay gặp ở tr.ẻ e.m 5 - 6 tuổ.i.
Cần làm gì khi trẻ đái dầm?
Cha mẹ khi thấy trẻ đái dầm không nên đùa hoặc gây căng thẳng cũng như trách mắng trẻ, vì như vậy khiến trẻ xấu hổ, tự ti càng làm nặng thêm tình trạng đái dầm. Thay vào đó hãy ghi nhật kí đi tiểu để khen ngợi, tặng phầ.n thưởn.g cho những ngày không bị đái dầm.
Nếu trẻ bị đái dầm cha mẹ cần hạn chế đồ uống có đường và các loại nước ngọt, đặc biệt là vào buổi tối. Hạn chế lượng chất lỏng vào buổi tối (sau 5 giờ chiều không dùng quá 20% tổng lượng cả ngày). Không nên mặc tã vào ban đêm vì làm trẻ mất động lực dậy để đi tiểu.
Các phương pháp dân gian để điều trị đái dầm như nhện nhện, dế mèn, bọ ngựa... chưa được chứng minh là có hiệu quả điều trị bệnh đái dầm. Vì vậy, cha mẹ không nên trị đái dầm bằng các biện pháp mách bảo, truyền miệng.
Các phương pháp chữa đái dầm ở trẻ
Cha mẹ không nên quá lo lắng rằng con mình sẽ khó ngủ sau khi tỉnh dậy đi tiểu, vì trẻ nhỏ rất dễ ngủ lại. Cha mẹ trẻ hãy dùng đồng hồ báo thức có điểm tiếp nhận độ ẩm dán vào quần lót của trẻ. Khi nước tiểu chảy ra 1- 2 giọt, chuông báo thức sẽ kêu lên, cha mẹ sẽ gọi trẻ tỉnh dậy thực sự để đi tiểu. Lưu ý rằng trẻ phải thực sự tỉnh táo, não bộ mới nhận được tín hiệu, phản xạ đi tiểu mới hiệu quả.
Thời gian trẻ được dùng đồng hồ khoảng 3 tháng. Nhưng bên cạnh đó, ở một số trẻ ra nhiều mồ hôi làm ướt quần thì đồng hồ sẽ báo tín hiệu nhầm. Phương pháp này đòi hỏi cha mẹ trẻ cần phải kiên trì.
Ở một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định thuố.c chống bài niệu. Thuố.c sử dụng cần có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh biến chứng.
Khi dừng thuố.c có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuố.c phối hợp khác.
Tóm lại: Đái dầm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổ.i, nhưng phổ biến ở tr.ẻ e.m. Hiện tượng này thường sẽ tự mất đi khi trẻ lớn dần. Nếu bệnh đái dầm vẫn xuất hiện ở tuổ.i lớn hơn thì có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý liên quan đến tiết niệu và thần kinh. Bệnh đái dầm không nguy hiểm tính mạng, nhưng tạo ra ức chế tâm lý, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, nếu tình trạng đái dầm khiến cha mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ là bệnh lý thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Dán băng miệng khi ngủ để dễ thở hay khỏi ngáy: Nguy hiểm khôn lường Chứng ngưng thở khi ngủ - tình trạng mọi người tạm thời ngừng thở khi ngủ do đường thở bị xẹp - là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Nhưng cách điều trị dứt điểm hiện giờ chưa có và nhiều người tìm đến giải pháp dán băng miệng. Không dễ dàng để có giấc ngủ an toàn...