Các dấu hiệu cho thấy bạn có trao đổi chất chậm
Khi thể dục tiếp tục trở thành cá nhân hơn, những chủ đề khoa học như trao đổi chất sẽ tiếp tục trở thành chính thống hơn. Hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của cơ thể là cần thiết để tối ưu hóa sức khỏe của bạn.
Trao đổi chất là gì?
Có rất nhiều thông tin chính xác và không chính xác liên quan đến quá trình trao đổi chất. Theo TS. Avigdor Arad, giám đốc Mount Sinai Physiolab, trao đổi chất là một quá trình phức tạp liên quan đến khả năng sản sinh năng lượng của cơ thể từ chất béo, đường, protein và cách thức dự trữ năng lượng của cơ thể. Thông thường, khi nói về trao đổi chất, mọi người có ý muốn nói đến tốc độ trao đổi chất, là số calo cơ thể đốt cháy trong một khoảng thời gian nhất định.
Dấu hiệu của trao đổi chất chậm
Lượng calo cơ thể đốt cháy trong một khoảng thời gian nhất định, hay còn gọi là tốc độ trao đổi chất, thường được phân loại là nhanh hoặc chậm. Nhanh có nghĩa là cơ thể xử lý năng lượng một cách hiệu quả, và chậm có nghĩa là có gì đó ngăn cản quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả nhất có thể.
Nếu mội người có trao đổi chất chậm, họ có thể gặp các triệu chứng như “ tăng cân, rất mệt mỏi, thiếu sức sống và gặp khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản”, TS. Arad giải thích. “Bạn có thể thấy một số dấu hiệu thực thể như da khô, móng giòn hoặc tóc rụng. Họ có thể bị đau nửa đầu và có thể thèm đường vì họ nghĩ rằng thứ đó sẽ giúp họ tỉnh táo”.
Các triệu chứng như thiếu sức sống và móng giòn xảy ra do cơ thể không xử lý năng lượng đúng cách. “Đó có thể chỉ là không tiêu hóa, giáng hóa và hấp thụ được một số chất dinh dưỡng thiết yếu”.
Mọi người có xu hướng kết luận ngay rằng rằng mình có trao đổi chất chậm, nhưng TS. Arad nói, “trao đổi chất chậm thực sự rất hiếm” và “trong hầu hết các trường hợp, nó liên quan nhiều hơn đến thiếu ngủ, chế độ ăn uống xấu hoặc thiếu hoạt động thể chất”. Các yếu tố khác góp phần vào trao đổi chất chậm là các lý do y học như mất cân bằng nội tiết và bệnh tuyến giáp. Nếu bạn nghi ngờ mình có trao đổi chất chậm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nội tiết và nên xem xét thực hiện xét nghiệm kiểm tra tốc độ trao đổi chất khi nghỉ (RMR).
Xét nghiệm tốc độ trao đổi chất lúc nghỉ là gì?
Video đang HOT
Mọi người đều có tốc độ trao đổi chất khác nhau dựa trên các biến số như di truyền, hoạt động thể chất và tuổi tác. Để xác định tốc độ trao đổi chất, bạn sẽ cần phải thực hiện xét nghiệm tốc độ trao đổi chất lúc nghỉ (RMR). Xét nghiệm này chỉ được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa.
Từ xét nghiệm này, bạn sẽ biết liệu tốc độ trao đổi chất của bạn nằm ở đầu phổ nhanh hơn hay chậm hơn. Nếu kết quả chỉ ra rằng bạn có trao đổi chất chậm, có nhiều cách để can thiệp sinh học và tăng cường quá trình trao đổi chất.
Làm thế nào để tăng cường trao đổi chất
Để tăng cường trao đổi chất, TS Arad khuyên nên ăn ít đường, ăn nhiều protein và chất béo lành mạnh, và tập sức mạnh. Đó cũng là những lời khuyên từ nhiều chuyên gia mà bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay hôm nay để tăng cường trao đổi chất.
Cẩm Tú
Theo PS
Cơ thể thay đổi nhiệt độ thế nào trong suốt cuộc đời bạn
Nhiệt độ cơ thể có thể bị thay đổi khi bạn già đi hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
Theo MSN, để duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh, các enzyme trong cơ thể phải hoạt động ở nhiệt độ tối ưu nhất định là 37 độ C. Nhiệt độ cơ thể là sự cân bằng giữa mất nhiệt và sản xuất nhiệt.
Nhiệt độ cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Nó thay đổi khi bạn già đi, khi bạn tập thể dục, trong khi bạn ngủ và sau khi tiêu thụ một số loại thực phẩm.
Theo MSN, để duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh, các enzyme trong cơ thể phải hoạt động ở nhiệt độ tối ưu nhất định là 37 độ C. Nhiệt độ cơ thể là sự cân bằng giữa mất nhiệt và sản xuất nhiệt.
Nhiệt độ cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Nó thay đổi khi bạn già đi, khi bạn tập thể dục, trong khi bạn ngủ và sau khi tiêu thụ một số loại thực phẩm.
Khi con người già đi, phản ứng đối với nhiệt độ cơ thể bị thay đổi và không thể tự điều chỉnh nhiệt độ như người trẻ. Do đó, nhiệt độ cơ thể bình thường giảm theo tuổi tác.
Những người béo phì có thể bị giảm nhiệt độ cơ thể vào ban ngày.
Trong khi ngủ, nhiệt độ cơ thể tự nhiên giảm và tăng lên ở cuối chu kỳ giấc ngủ. Bạn nên giữ nhiệt độ phòng thấp để có giấc ngủ ngon hơn và nhanh hơn.
Khi nói dối, mũi có thể bị nóng lên. Theo Live Science, những hiệu ứng này liên quan đến insula, một vùng não liên quan đến ý thức cũng như điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nhiệt độ cơ thể thường thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất vào buổi tối. Nó cũng thay đổi tùy thuộc vào môi trường nóng hay lạnh và mức độ hoạt động.
Trong kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể phụ nữ cũng cao hơn những ngày bình thường.
Sốt thường là dấu hiệu cho thấy chúng ta bị bệnh. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể tăng là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể bạn đang làm việc để chống lại nhiễm trùng, khiến vi khuẩn xâm nhập khó tồn tại.
Khi bạn bước vào một môi trường lạnh, các sợi cơ kết nối với các nang tóc của bạn thắt chặt. Sau đó lớp da xung quanh các nang dính lên và tạo ra các vết sưng để bảo vệ cơ thể.
Nhiệt độ cơ thể thay đổi do đồ ăn hàng ngày. Khi bị lạnh, bạn có thể ăn đồ cay, nóng để làm ấm cơ thể, có lợi cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn.
Theo VNE
Trái hồng giúp giảm cholesterol trong máu Hồng là loại trái cây có nguồn gốc từ Hy Lạp, được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt thanh. Ngoài ra, với nguồn dưỡng chất dồi dào, trái hồng còn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ như giúp giảm huyết áp và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu. Ảnh: Internet. Dưới đây là 6 lợi ích nổi bật của trái hồng:...