Các Đại học của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Webometrics đầu năm 2021
Webometrics vừa đưa ra kết quả xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo định kỳ nửa năm, hàng năm. Thời điểm đầu năm 2021, vị trí xếp hạng thuộc Top 10 trường đại học (ĐH) hàng đầu Việt Nam có ít nhiều thay đổi.
Ảnh minh họa
Top 10 trường đại học của Việt Nam do Webometrics xếp hạng, gồm:
1. ĐH Quốc gia Hà Nội
2. ĐH Tôn Đức Thắng
3. Trường ĐH Duy Tân
4. Trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM
5. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
6. ĐH Đà Nẵng
7. ĐH Huế
Video đang HOT
8. Trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM
9. ĐH Quốc gia Tp. HCM
10. Trường ĐH Mỏ – Địa chất
Tăng 96 bậc so với bảng xếp hạng tháng 7/2020, ĐH Quốc gia Hà Nội đã vươn lên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng các đại học Việt Nam, xếp hạng thế giới là 1.000 chẵn. Tăng 512 bậc trên bảng xếp hạng các đại học thế giới với vị trí xếp hạng là 1.306 vào đầu năm 2021, ĐH Tôn Đức Thắng đã vươn lên vị trí số 2 trên bảng xếp hạng các đại học của Việt Nam. Trong khi đó, vị trí số 3 Việt Nam thuộc về ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), ở vị trí 1.446 thế giới.
Top 10 trường đại học của Việt Nam do Webometrics xếp hạngđầu năm 2021
Có duy nhất trường ĐH Bách Khoa Hà Nội giảm sâu cả trên bảng xếp hạng thế giới và bảng xếp hạng Việt Nam. Cụ thể, giảm 821 bậc trên bảng xếp hạng thế giới và tụt hạng từ vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng đại học Việt Nam vào tháng 7/2020 xuống vị trí thứ 5 vào đầu năm 2021. Hay ĐH Quốc gia Tp. HCM (Khoa học Tự nhiên) tăng 67 bậc trên bảng xếp hạng thế giới nhưng giảm từ vị trí thứ 8 xuống vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng các đại học của Việt Nam. Còn lại các trường đại học đều tăng hạng trên bảng xếp hạng thế giới như ĐH Huế tăng 8 bậc, ĐH Đà Nẵng tăng 42 bậc và trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM tăng 128 bậc. 3 trường đại học này sau 6 tháng vẫn giữ nguyên vị trí trên bảng xếp hạng các đại học của Việt Nam, cụ thể trường ĐH Bách Khoa Tp. HCM xếp vị trí thứ 4, ĐH Đà Nẵng xếp vị trí thứ 6 và ĐH Huế xếp vị trí thứ 7.
Trong Top 10 các trường đại học Việt Nam do Webometrics xếp hạng, có trường ĐH Duy Tân là trường đại học ngoài công lập duy nhất. Trường ĐH Duy Tân là trường có lượng tăng hạng nhiều nhất trong Top 10 các đại học Việt Nam với đến 1.668 bậc, xếp hạng thế giới hiện tại là 1.466. Tăng mạnh ở bảng xếp hạng các đại học thế giới, trường ĐH Duy Tân từ vị trí thứ 9 vào tháng 7/2020 đã vươn lên vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng các đại học Việt Nam vào đầu năm 2021 này.
Các trường ngoài công lập khác trên bảng xếp hạng Webometrics là trường ĐH Nguyễn Tất Thành đứng vị trí 38 của Việt Nam và 6.386 các đại học trên thế giới, trường ĐH FPT thứ 47 (8.129), trường ĐH HUTECH thứ 48 (8.167), trường ĐH Văn Lang thứ 49 (8.527), trường ĐH Hoa Sen thứ 65 (11.028), trường ĐH Lạc Hồng thứ 84 (12.873), trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu thứ 87 (13.149), trường ĐH Dân lập Hải Phòng thứ 88 (13.324), …
Có 2 trường đại học mới có mặt trong Top 10 Việt Nam của Webometrics năm 2021 là trường ĐH Công nghiệp Tp. HCM xếp hạng thứ 8 của Việt Nam và vị trí 2.840 thế giới và trường ĐH Mỏ – Địa chất xếp hạng thứ 10 của Việt Nam và vị trí 2.903 thế giới. 2 trường đại học rút khỏi Top 10 Việt Nam trên bảng xếp hạng này là ĐH Cần Thơ từng giữ vị trí xếp hạng thứ 5 của Việt Nam (hiện tại xếp thứ 12 Việt Nam, 3.215 thế giới) và trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM từng giữ vị trí xếp hạng thứ 10 của Việt Nam (hiện tại xếp thứ 17 Việt Nam, 4.161 thế giới) trên bảng xếp hạng của Webometrics giữa năm 2020.
Mỗi năm 2 lần vào đầu năm và giữa năm, Webometrics đưa ra kết quả xếp hạng cho các trường đại học trên khắp thế giới dựa trên các chỉ số về website và khoa học của nhà trường. Lần này, Webometrics đã giảm từ 4 tiêu chí xuống còn 3 tiêu chí, loại bỏ tiêu chí Mức độ Xuất hiện (Presence) trước đây về số lượng website cùng tài nguyên số của cơ sở giáo dục đại học.
3 tiêu chí hiện tại của Webometrics cho xếp hạng:
- Mức độ Ảnh hưởng hay Hiện hữu (Impact or Visibility) (50%): Số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường, thể hiện độ ảnh hưởng của nội dung web của cơ sở giáo dục. Dữ liệu được lấy từ Ahref và Majestic.
- Mức độ Mở hay Minh bạch (Openness or Transparency) (10%): Số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar. Chỉ số này ghi nhận mức độ lan tỏa về học thuật của trường đại học.
- Mức độ Xuất sắc (Excellence) (40%): Số lượng bài báo do đội ngũ các giảng viên, nhà khoa học của trường đăng trên các tạp chí khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong Top 10% thuộc danh mục Scopus.
Xem thêm tại đây: https://www.webometrics.info/en/asia/vietnam
Danh sách 100 trường Đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng Webometrics
Tăng tốc hội nhập
Hơn 10 năm trước, việc giảng dạy tiếng Anh tại các trường ĐH chủ yếu tập trung ở khối trường quốc tế và vài chương trình tiên tiến của những ĐH công lập tốp đầu.
Ảnh minh họa/INT
Những năm gần đây, đào tạo bằng tiếng Anh không còn là đặc sản của nhóm trường trên, mà còn của nhiều trường ĐH khác, cả công lập lẫn tư thục; không chỉ chiếm ít nhất 20% số tín chỉ theo Thông tư 23/2014 của Bộ GD&ĐT (với chương trình chất lượng cao) mà còn 100%. Mùa tuyển sinh 2021, số chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh ở nhiều trường ĐH đã lên tới hai chữ số.
Điểm chung của các chương trình này là sinh viên theo học phải tối thiểu có trình độ IELTS 5.0 trở lên (hoặc tương đương) tùy trường. Chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh phải từ 6.0 - 6.5 IELTS (hoặc tương đương). Ngoài việc được học hoàn toàn bằng tiếng Anh, sinh viên còn được thụ hưởng những dịch vụ tốt nhất của trường từ đội ngũ giảng viên đến lớp học quy mô nhỏ (20 - 25 sinh viên/lớp); phòng học, phòng thí nghiệm....; Được rèn luyện kỹ năng toàn diện, thực tập/kiến tập tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài...
Hướng đến mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu, có thể làm việc hoặc học tập lên cao hơn trên toàn thế giới ngay sau khi tốt nghiệp, các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh mang lại khá nhiều lợi ích cho người học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có tỷ lệ việc làm cao, mức lương khá.
Đặc biệt, nhiều sinh viên học 8 nhóm ngành được phép chuyển dịch lao động trong khối ASEAN càng rộng cơ hội làm việc hơn ở các nước trong khu vực. Với chất lượng đào tạo tốt, học phí rẻ so với học ở các nước tiên tiến, các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh đã "giữ chân" một lượng không nhỏ sinh viên từng có nguyện vọng du học nước ngoài, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, với mức học phí vượt trội, từ 45 - 70 triệu/năm, cùng với chương trình chất lượng cao khác, chương trình đào tạo bằng tiếng Anh có vai trò đặc biệt trong việc giải bài toán tài chính của các trường, nhất là đơn vị tự chủ, tạo điều kiện cho nhà trường tái đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo.
Đây cũng là con đường để các trường ĐH trong nước từng bước hội nhập quốc tế, thu hút sinh viên nước ngoài. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, nhiều trường ĐH đã tuyển được sinh viên quốc tế đến học như Trường ĐH FPT, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng..., mang ngoại tệ về cho đất nước.
Tuy vậy, bên cạnh trường làm tốt chất lượng đào tạo bằng tiếng Anh cũng có một vài đơn vị, trong quá trình triển khai còn chưa hội đủ điều kiện chín muồi. Với quan niệm "nở nồi" các chương trình chất lượng cao, trong đó có chương trình dạy bằng tiếng Anh, để giải quyết bài toán tài chính trước, có những đơn vị đã nóng vội trong triển khai, dẫn đến một vài bất cập.
Trình độ ngoại ngữ của sinh viên theo học còn hạn chế nên có đơn vị lặng lẽ chuyển đổi việc dạy từ tiếng Anh sang...Việt. Có nơi, nguồn giáo trình chưa đầy đủ và cũng chưa đủ giảng viên giảng dạy các môn kiến thức cơ bản bằng tiếng Anh. Chuyện sinh viên than phiền giáo viên dạy bằng tiếng Anh nhưng phát âm chưa chuẩn, nghe câu được, câu mất cũng không phải hiếm.
Phát triển các chương trình dạy bằng tiếng Anh là hướng đi quan trọng và cần thiết để trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Nhưng nếu xem đây là cách thức để giải quyết bài toán tài chính sẽ kéo theo hệ quả xấu cho cả người học và thương hiệu nhà trường.
Việc Bộ GD&ĐT đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng là điều kiện cần để bảo đảm chất lượng nhưng điều kiện đủ, phải bắt đầu từ cách làm nghiêm túc của các trường. Tự chủ đại học, nhà trường có thể "nở nồi" các chương trình này để giải quyết bài toán tài chính trong bối cảnh nguồn thu học phí thấp, nhưng chắc chắn đi kèm đó phải là giải bài toán chất lượng, nếu muốn phát triển bền vững.
Bảng xếp hạng URAP 2020, Trường Tôn Đức Thắng duy trì vị trí số 1 Việt Nam Trong bảng xếp hạng thế giới URAP 2020, Trường Đại học Tôn Đức Thắng vẫn duy trì vị trí số 1 Việt Nam và đã tăng hạng lên thứ 639 thế giới. Ảnh minh họa Theo kết quả xếp hạng năm 2020 công bố ngày 05/12 của Tổ chức xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật (University Ranking by...