Các chuyên gia sức khỏe của Anh cho rằng dùng điện thoại không hẳn là có hại cho trẻ nhỏ, nhưng…
Đại học Nhi khoa và Sức khỏe trẻ em Hoàng gia ( RCPCH) của Anh vừa công bố những phát hiện từ nghiên cứu về tác động của việc sử dụng thiết bị điện tử lên trẻ em, và kết quả của họ khá bất ngờ.
Cụ thể, các chuyên gia sức khỏe trẻ em kết luận rằng: thiếu bằng chứng cho thấy thời gian sử dụng các thiết bị điện tử gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ em.
Tin tức này chắc chắn sẽ nhận được sự chào đón nhiệt liệt từ phía các fan công nghệ, nhưng hãy khoan: RCPCH nói tiếp rằng cần chú ý không để công nghệ gây trở ngại đến những yếu tố quan trọng của sự phát triển của một đứa trẻ, bao gồm tương tác xã hội và phát triển thể chất.
Cha mẹ vẫn phải kiểm soát
Dù một số người sẽ xem phát hiện này như một “giấy thông hành” cho phép họ sử dụng các thiết bị điện tử kỹ thuật số để giảm bớt những khó khăn trong việc chăm sóc trẻ nhỏ – để cho con bạn ngồi trước màn hình một chiếc tablet thay vì thực sự tương tác với chúng – nhưng RCPCH chỉ ra rằng công nghệ không thể thay thế được sự dưỡng dục của cha mẹ.
Thay vì đề xuất khoảng thời gian hợp lý cho phép trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử, trường Đại học Hoàng gia này đề xuất bạn nên đặt ra 4 câu hỏi để đánh giá mối quan hệ với công nghệ:
1. Liệu thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của cả gia đình bạn có được kiểm soát?
2. Liệu sử dụng các thiết bị điện tử có gây cản trở đến những điều mà gia đình bạn muốn làm hay không?
3. Liệu sử dụng các thiết bị điện tử có gây cản trở đến giấc ngủ?
Video đang HOT
4. Bạn có thể kiểm soát việc ăn vặt trong quá trình sử dụng các thiết bị điện tử hay không?
Ở đây, chúng ta thấy được mấu chốt của vấn đề: nếu gia đình bạn không hoạt động như một gia đình, thì chắc chắn bạn có vấn đề – và việc sử dụng công nghệ có lẽ không phải là vấn đề, nó chỉ là một triệu chứng mà thôi.
Về cơ bản, các bậc cha mẹ cần phải thực hiện việc nuôi dạy con trẻ, họ cần phải biết con em đang làm gì với các thiết bị điện tử và họ phải kiểm soát chúng.
“ Chúng tôi đề xuất giới hạn sử dụng các thiết bị tùy thuộc vào độ tuổi, được thống nhất bởi cha mẹ và trẻ em, và mọi người trong gia đình phải hiểu rõ. Khi những giới hạn đó không được tôn trọng, phải có những hậu quả được đề ra” – Tiến sỹ Max Davie nói.
“ Ngoài ra, người lớn cũng phải cân nhắc cẩn thận thời gian sử dụng thiết bị điện tử của họ để tạo ảnh hưởng tích cực lên các thành viên trẻ hơn trong gia đình”. Nói cách khác, cha mẹ phải trở thành những hình mẫu cho con em họ.
Sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài có thể khiến bạn… phát phì
Hướng dẫn của RCPCH chủ yếu được dựa trên một nghiên cứu đánh giá tiến hành bởi Viện Sức khỏe Trẻ em, Đại học London, và được xuất bản trên tờ British Medical Journal, vốn tìm ra mối liên kết giữa thời gian sử dụng thiết bị điện tử với chứng béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, và chất lượng cuộc sống suy giảm.
Điều rút ra ở đây là các thiết bị điện tử có thể khiến bạn mất tập trung vào lối sống lành mạnh, như ngồi xuống ăn một bữa ăn đang hoàng, và đó chính là những gì mà hướng dẫn của RCPCH nói đến: đừng để cho công nghệ kiểm soát cuộc sống gia đình bạn.
RCPCH còn chỉ ra rằng khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử “lấn” sang thời gian tập luyện thể dục thể thao – ví dụ bạn ngồi chơi FIFA thay vì đá banh thực sự – thì nó đã bắt đầu can dự vào lối sống lành mạnh rồi đấy. RCPCH còn phát hiện ra rằng ăn vặt không lành mạnh có thể là một hiệu ứng phụ của sử dụng các thiết bị điện tử, bởi bạn sẽ muốn tiếp tục chơi trên các thiết bị này thay vì ngồi xuống ăn một bữa ăn đàng hoàng.
Sử dụng các thiết bị điện tử có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn
Một trong những khuyến nghị bạn thường nghe là đừng sử dụng các thiết bị điện tử trong một tiếng trước khi đi ngủ, bởi nó có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Dù lời khuyến nghị này chủ yếu xoay quanh việc xem TV, nhưng không hề thiếu những nghiên cứu liên quan tầm quan trọng của một giấc ngủ chất lượng và những lợi ích của nó đối với sức khỏe tâm thần và giáo dục – nói cách khác, sử dụng các thiết bị điện tử có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
RCPCH chỉ ra rằng có rất ít bằng chứng cho thấy những chế độ như “Night Mode” (chế độ sử dụng máy vào ban đêm) có thể giúp việc sử dụng một thiết bị trước khi đi ngủ trở nên an toàn hơn. Có những bằng chứng cho thấy tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ làm giảm quá trình sản sinh ra melatonin và khiến bạn không thể chìm vào giấc ngủ, và người ta cũng nói rằng giảm ánh sáng xanh sẽ giúp giảm hiệu ứng nó gây ra, nhưng các nhà nghiên cứu không hề nói rằng các chế độ sử dụng máy vào ban đêm sẽ giúp bạn ngủ tốt.
Thay vào đó, lời khuyến nghị của họ chính xác là những gì bạn thường được nghe: không sử dụng các thiết bị điện tử trong một tiếng trước giờ đi ngủ.
Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa
Dù mọi hướng dẫn nói trên nghe có vẻ chung chung, ai cũng biết, nhưng một trong những điểm lớn mà RCPCH đưa ra là cần thêm nhiều nghiên cứu chất lượng trong các lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng các thiết bị điện tử. Ở thời điểm hiện tại, có một điều chưa có bằng chứng cụ thể là sử dụng các thiết bị điện tử chưa hẳn là xấu – và mọi người vẫn mặc định điều ngược lại dù chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều đó.
Tham khảo: Pocket-Lint
Ba thói quen bố mẹ nên thực hiện để con học tập tốt hơn
Nếu bạn thiết lập lịch trình nhất quán, luôn làm việc có tổ chức và không phụ thuộc vào công nghệ, con có thể học theo.
Trẻ luôn dõi theo và thậm chí bắt chước người lớn. Vì vậy, hãy chỉ cho chúng cách có trải nghiệm học tập tích cực hơn từ việc thay đổi thói quen của chính bạn. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia của tạp chí Parenting:
1. Thiết lập lịch trình nhất quán
Phụ huynh đa số bận rộn và có thể dễ dàng bỏ qua những lịch trình nhất quán nhưng điều này lại rất quan trọng với học sinh. Là bố mẹ, bạn có thể giúp con có hành vi học tập tốt bằng cách thiết lập thời gian biểu cho con và cho chính mình.
Trong lịch trình cơ bản mà bạn vạch ra, giờ giấc thực hiện các nhiệm vụ cần giống nhau mỗi ngày. Ví dụ, gia đình sẽ ăn tối vào cùng một khoảng thời gian, sau đó khoảng một tiếng là thời gian làm bài tập về nhà và một tiếng tiếp theo dùng để đọc. Việc thiết lập lịch trình như thế không khó, lại giúp hình thành thói quen ở trẻ, giúp não bộ của con được đặt vào chế độ học tập và biến khoảng thời gian đó thành một buổi học hiệu quả.
Ảnh: Yukle
Trong thời gian trẻ học bài, bạn cần biến ngôi nhà trở thành môi trường lý tưởng. Tắt tivi và đảm bảo sự yên lặng để tránh làm con mất tập trung. Người lớn trong nhà cũng nên làm những hoạt động tương tự việc học của con trong thời gian đó như đọc sách, làm sổ sách...
2. Đừng để công nghệ của bạn kiểm soát con
Công nghệ hỗ trợ nhiều cho bạn nhưng có thể dẫn đến sự mất tập trung. Chắc chắn, bạn từng bị mạng xã hội cuốn đi khi đang cần dõi theo một việc gì đó. Trẻ thường bắt chước hành vi của người lớn, vì thế bạn không nên lúc nào cũng dựa vào công nghệ. Trong thời gian trẻ học tập, hãy ngưng sử dụng tất cả thiết bị, như: điện thoại di động, máy tính bảng, laptop.
Với việc sử dụng công nghệ làm công cụ chứ không phải dùng mặc định, bạn sẽ dạy trẻ suy nghĩ về mọi thứ theo cách thú vị và sáng tạo hơn. Ngoài ra, việc ngừng dùng thiết bị công nghệ vào buổi tối sẽ tăng chất lượng giấc ngủ của gia đình và giúp mắt được nghỉ ngơi.
3. Làm mọi việc có kế hoạch và tổ chức
Con biết cách làm việc có tổ chức và làm theo chỉ dẫn, kế hoạch đã định là rất quan trọng đối với việc học tập và sau này là nơi làm việc. Nếu bạn liên tục bị phân tán và làm việc vô tổ chức, hãy thay đổi để trở thành tấm gương cho con.
Bạn có thể cho con thấy mình làm việc có tổ chức bằng cách lập kế hoạch cụ thể, lên danh sách việc cần làm cho bản thân và cho cả con khi chúng chưa quen với việc đó. Điều này sẽ giúp con theo các lớp học và làm bài tập về nhà tốt hơn. Bạn cũng có thể đưa ra hướng dẫn giúp con hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách đầy đủ và kỹ lưỡng.
Theo VNE
Bốn cách giúp trẻ có cảm hứng làm bài tập về nhà Phụ huynh hãy biến bài tập của con thành trò chơi hay cho chúng chơi trước khi học, làm việc bên cạnh để con không thấy bị cô lập. Tạp chí Parenting chỉ ra bốn cách giúp bạn có thể biến thời gian làm bài tập về nhà trở nên thú vị, giúp con có cảm hứng hơn. 1. Thiết lập không gian...