Các chiến lược gia tiề.n tệ điều chỉnh dự báo về tỷ giá đồng yen cuối năm 2024
Sau đợt tăng giá gần đây của đồng yen Nhật Bản, nhiều nhà chiến lược tiề.n tệ dự đoán đồng tiề.n này sẽ mạnh hơn so với dự báo ban đầu, kết thúc năm 2024 ở mức khoảng 140 yen đổi 1 USD.
Đồng yen đã tăng 10% so với đồng USD trong tháng qua, với tỷ giá đồng yen dao động quanh mức 147,5 yen đổi 1 USD trong phiên giao dịch 6/9. Tháng trước, 1 USD có thể đổi được 161 yen.
Theo các chuyên gia ngoại hối của HSBC Joey Chew và Paul Mackel, ngân hàng đã điều chỉnh dự báo cho cuối năm nay, theo đó đồng yen ở mức 148 yen đổi 1 USD thay vì 152 yen như dự đoán trước đó. Trong báo cáo được đưa ra hôm 10/9, hai chuyên gia này viết: “Chúng tôi nhận thấy một số thay đổi thực sự trong các yếu tố cơ bản có thể tác động lên thị trường tiề.n tệ. Một loạt các chỉ số kinh tế yếu kém từ Mỹ và sự biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã góp phần vào sự thay đổi này”.
Video đang HOT
Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ mới đây cũng đã cập nhật dự báo của mình, dự đoán đồng yen sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 145 yen, mạnh hơn so với mức 160 yen trong dự báo trước đó. Vào năm 2025, UBS dự báo tỷ giá này sẽ ở mức 130 yen đổi 1 USD thay vì 140 yen như dự đoán ban đầu. Những thay đổi này được đưa ra sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tỏ ra cứng rắn hơn trong chính sách lãi suất và triển vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ rõ rệt hơn.
Ông Masafumi Yamamoto, chiến lược gia trưởng về tiề.n tệ tại Mizuho Securities, cho rằng có khả năng đồng yen sẽ giảm xuống khoảng 150 yen đổi 1 USD trong tháng Chín trước khi tăng lên mức 145 yen.
Trong khi đó, ông Yukio Ishizuki, chiến lược gia cao cấp về ngoại hối tại Daiwa Securities, dự đoán đồng yen sẽ dao động mạnh trong vài tuần tới. Ông cho rằng đồng yen có thể giao dịch trên mức 140 yen đổi 1 USD hoặc dưới mức 150 yen trước khi ổn định ở mức xấp xỉ 140 yen vào cuối năm.
Những diễn biến tại Nhật Bản và Mỹ đã góp phần thúc đẩy đà tăng của đồng yen trong những tuần qua. Ở Nhật Bản, Chính phủ đã can thiệp để hỗ trợ đồng tiề.n yếu và BoJ vào tháng trước đã khiến thị trường bất ngờ khi chuyển sang chính sách tiề.n tệ thắt chặt hơn. Ở Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp gần nhất vào tháng 7/2024 đã giữ nguyên lãi suất chuẩn và kể từ đó, các dữ liệu kinh tế yếu kém của nước này đã dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế.
Đồng yen thu hẹp đà giảm so với mức thấp kỷ lục ghi nhận hồi đầu tháng Bảy đã khiến các nhà đầu cơ phải đóng các lệnh cược rằng đồng tiề.n này sẽ giảm giá và rút khỏi chiến lược “carry trade” – vay đồng yen để đầu tư vào các tài sản có lợi suất cao hơn ở nước ngoài. Phản ứng này đã đẩy giá trị của đồng yen lên cao hơn.
“Carry trade” phụ thuộc vào sự ổn định và sự chênh lệch lớn về lãi suất. Nhưng đồng yen đã dao động mạnh, và BoJ không chỉ tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến mà còn để ngỏ khả năng có thêm các đợt tăng lãi suất trong năm nay.
Theo ông Yoshitaka Suda, nhà phân tích tại Nomura Securities, các cố vấn giao dịch hàng hóa, vốn đặt cược vào thị trường kỳ hạn, vẫn đang tăng vị thế ròng của họ đối với việc đồng yen tăng giá và USD giảm giá.
Giá đồng yen Nhật Bản lại giảm xuống sát mức kỷ lục
Ngày 26/6, đồng yen Nhật Bản đã giảm đến mức hơn 160 yen đổi 1 USD. Đây là lần đầu tiên trong 2 tháng qua đồng yen giảm tới mức này, làm gia tăng lo ngại rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ lại can thiệp để kiềm chế đồng nội tệ tiếp tục giảm nhanh hơn nữa.
Đồng yen của Nhật Bản tại thủ đô Tokyo. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trong những ngày gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã ra tín hiệu về khả năng can thiệp để ứng phó với tình trạng biến động quá mức trên thị trường ngoại hối, cho rằng biến động tiề.n tệ sẽ phản ánh các nền tảng kinh tế.
Trong khi đó, đồng USD được ưa chuộng nhờ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất ở mức cao lâu hơn dự kiến khi các dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang vững chắc. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tăng lãi suất vào tháng 3 nhưng vẫn ở mức khoảng 0%, để lại khoảng cách lãi suất lớn giữa hai quốc gia.
Đồng yen tiếp tục giảm giá khi 1 ngày trước đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" về tình trạng các đồng nội tệ của 2 nước mất giá nhanh chóng trong thời gian gần đây. Theo giới kinh doanh, việc tuần trước, Mỹ đã đưa Nhật Bản trở lại danh sách theo dõi thao túng tiề.n tệ cũng làm dấy lên suy đoán rằng các cơ quan chức năng có thể gặp khó khăn hơn nếu muốn can thiệp thị trường tiề.n tệ. Chính quyền Nhật Bản đã làm như vậy sau khi USD tăng lên 160,24 yen vào ngày 29/4, mức cao nhất trong 34 năm. Dù không có số liệu chi tiết hằng ngày nhưng Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết đã chi khoảng 9.790 tỷ yen (61 tỷ USD) từ ngày 26/4 đến ngày 29/5 để kiềm chế đà giảm giá nhanh chóng của đồng nội tệ so với đồng USD.
Hiện nay, các hộ gia đình Nhật Bản vẫn đang phải vật lộn với chi phí sinh hoạt ngày tăng giá, phần lớn là do đồng yen yếu hơn khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang tìm cách thực hiện các biện pháp bổ sung nhằm giảm lạm phát.
Triển vọng giảm giá của các đồng tiề.n châu Á trước đường hướng lãi suất của Mỹ Theo kết quả khảo sát được công bố ngày 13/6 của hãng tin Reuters, các nhà phân tích đã củng cố dự đoán rằng, hầu hết các đồng tiề.n châu Á sẽ giảm giá, do triển vọng lãi suất của Mỹ được duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn và sức mạnh của đồng USD có khả năng sẽ tiếp...