Các bước của quy trình xét tuyển và lọc ảo diễn ra như thế nào?
Việc xét tuyển và lọc ảo theo nhóm giúp các trường xác định chỉ tiêu cần gọi, xác định điểm trúng tuyển phù hợp, giảm được tình trạng thí sinh ảo. Các bước của quy trình xét tuyển và lọc ảo diễn ra như thế nào?
PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ, Trưởng Ban Đại học (ĐH Quốc gia TPHCM) chịu trách nhiệm điều phối Nhóm lọc ảo phía Nam chia sẻ: Nhóm có lịch xét tuyển và chạy lọc ảo cụ thể cho từng ngày trong suốt thời gian lọc ảo (từ ngày 6 đến 17 giờ 3 ngày 8-8).
Việc xét tuyển và lọc ảo theo nhóm giúp các trường xác định chỉ tiêu cần gọi, xác định điểm trúng tuyển phù hợp, giảm được tình trạng thí sinh ảo. Ví dụ, khi không lọc ảo, 1 thí sinh đăng ký 4 nguyện vọng (NV): NV1 Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), NV2 Trường Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, NV3 Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, NV4 Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM và đều trúng tuyển cả 4 trường. Khi cả 4 trường này trong nhóm lọc ảo khi xét tuyển sẽ dễ dàng phát hiện thí sinh này và phần mềm sẽ gạt thí sinh này ở các NV từ 2 đến 4 (theo quy chế tuyển sinh, thí sinh chỉ được trúng tuyển vào một NV được xếp theo thứ tự ưu tiên cao nhất).
Cán bộ kỹ thuật Trường ĐH Nông lâm TPHCM túc trực thực hiện xét tuyển trên phần mềm offline
Các bước của quy trình xét tuyển và nhóm lọc ảo như sau:
Bước 1: Rà soát hệ số môn xét tuyển, điều kiện sơ tuyển, điều kiện so sánh, bổ sung điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) khối ngành sức khỏe, nhóm ngành sư phạm… Sau đó chọn phương thức xét tuyển toàn quốc hay xét tuyển theo nhóm (Nhóm phía Bắc có 53 trường do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì, Nhóm phía Nam có 90 trường do ĐH Quốc gia TPHCM chủ trì).
Video đang HOT
Bước 2: Sau khi chọn phương thức xét tuyển là đến chạy phần mềm thực hiện xét tuyển cho từng phương thức. Sau đó, các trường xuất kết quả xét tuyển, báo cáo chỉ chiêu, mức điểm tham khảo sau khi nhóm điều phối thực hiện xét tuyển toàn quốc. Tiếp đó, dữ liệu này được xuất dùng cho phần mềm xét tuyển offline của các trường trong nhóm. Các trường sẽ tính toán thí sinh ảo (trong nhóm và ngoài nhóm) để điều chỉnh mức điểm, chỉ tiêu cần gọi. Sau đó xuất kết quả xét tuyển dự kiến và nhập lên hệ thống cho nhóm thực hiện lọc ảo lần 1.
Bước 3: Sau khi lọc ảo lần 1, nhóm xẽ xuất kết quả và đưa vào luồng lọc ảo của Bộ GD-ĐT. Sau đó Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện lọc ảo toàn quốc lần 1 (thời gian từ 13-14 giờ ngày 6-8).
Bước 4: Sau khi có kết quả lọc ảo lần 1 của bộ, các trường lấy kết quả phân tích, rà soát. Nếu muốn điều chỉnh thì thực hiện xét tuyển theo phần mềm offline (xét tuyển theo chỉ tiêu hoặc theo điểm thi). Sau đó xuất kết quả xét tuyển dự kiến và nhập lên hệ thống để nhóm thực hiện lọc ảo lần 2, lần 3. Sau đó, nhóm xuất kết quả xét tuyển dự kiến sau lọc ảo lần 3 và đẩy vào luồng lọc ào toàn quốc của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT tiến hành lọc ảo toàn quốc lần 2 (sau 17 giờ 30 ngày 6-8).
Và cứ tuần tự như thế, nhóm sẽ lọc ảo tổng cộng 10 lần trong 3 ngày. Sau khi lọc ảo, điều chỉnh trong nhóm thì xuất dữ liệu đầy vào luồng lọc ảo toàn quốc của Bộ GD-ĐT.
Bộ GD-ĐT sẽ điều phối xét tuyển và lọc ảo 6 lần trong 3 ngày (mỗi ngày thực hiện 2 lần sáng – chiều). Từ 16 giờ đến 17 giờ 30 ngày 8-8, Bộ GD-ĐT thực hiện lọc ảo toàn quốc lần 6 và sau đó các trường dùng kết quả này để xác định điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia 2019.
Thanh Hùng
Theo sggp
Sau một ngày lọc ảo, nhiều trường ĐH phía Nam dự báo điểm chuẩn tăng
Các trường đại học đã hoàn thành ngày đầu của quy trình lọc ảo và xét tuyển đại học. Dựa vào dữ liệu này, nhiều trường đã thấy được "bức tranh" xét tuyển rõ ràng hơn và đưa ra điểm chuẩn dự kiến. Một số trường nhận định, điểm chuẩn sẽ tăng hơn năm ngoái từ 0,5-2 điểm.
Hôm qua 6/8, các trường đại học bắt đầu tham gia quy trình lọc ảo và xét tuyển đại học với nhóm lọc ảo phía Nam hơn 95 trường do ĐH Quốc gia TP.HCM chủ trì, nhóm phía Bắc hơn 50 trường do trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì và Bộ GD-ĐT thực hiện. Thời gian lọc ảo diễn ra đến 17h ngày 8/8. Được biết, quy trình lọc ảo ngày đầu tiên gồm lọc ảo ba lần ở nhóm và Bộ GD-ĐT thực hiện lọc ảo toàn quốc hai lần.
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển của các trường ĐH
Dù mới trải qua một nửa quy trình, nhưng các trường ĐH cũng đã đưa ra được những dự báo về điểm chuẩn trúng tuyển năm nay. Tại trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia tăng mạnh so với năm 2018. Thống kê cho thấy, số thí sinh có mức điểm từ 18-20 chiếm hơn 30% số lượng thí sinh.
Ths Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông của trường, dự báo điểm chuẩn sẽ tăng từ 0,5-2 điểm so với năm trước. Theo dự đoán, điểm chuẩn các ngành sẽ dao động từ 19-21 điểm. Các ngành có ít thí sinh đăng ký như khoa học thủy sản, công nghệ chế biến thủy sản, công nghệ vật liệu nhiều khả năng có điểm chuẩn sát với điểm sàn xét tuyển là 15 điểm.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang cũng cho biết trường dự kiến điểm chuẩn tăng từ 0,5-2 điểm so với trước đó. Một số ngành có điểm chuẩn tăng là ngôn ngữ Anh, dự kiến 19 điểm; quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khoảng 21 điểm, quản trị kinh doanh và quản trị du lịch lữ hành khoảng 20 điểm. Các ngành còn lại dao động ở mức 15-19 điểm.
Chuyên gia tuyển sinh của trường ĐH tư vấn cho thí sinh về khâu xét tuyển năm nay
Dựa vào kết quả được trả về sau đợt lọc chung đầu tiên, Ths Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết: kết quả ngày đầu cho thấy điểm sẽ cao và tăng khá nhiều so với năm trước ở nhiều ngành. Tuy nhiên, ông Đương cho rằng cần phải chờ lọc thêm vài lần nữa mới có thể đưa ra điểm chuẩn chính xác.
Tương tự, dữ liệu của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng đang dần lộ diện mức điểm chuẩn tăng cao ở nhiều ngành. Các ngành "hot" như công nghệ thông tin, ô tô, logistics, cơ khí, cơ điện tử, điện - điện tử, ngôn ngữ Anh, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa dự kiến sẽ có điểm chuẩn cao.
Chia sẻ với các thí sinh, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cũng cho biết những đợt lọc ảo đầu cho thấy những ngành "hot" của trường hiện đang có điểm chuẩn xấp xỉ 23, các ngành còn lại không cách điểm sàn xét tuyển nhiều.
Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, khi các trường tham gia xét tuyển theo nhóm, lợi ích rõ ràng nhất của thí sinh là tăng khả năng trúng tuyển. Với các trường ĐH, thao tác này sẽ giúp các trường xác định được mức gọi trúng tuyển phù hợp, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh.
Đáng chú ý, phần mềm năm nay có cải tiến, chấp nhận thêm các điều kiện xét tuyển riêng của từng trường. Do đó, các trường có thể cân nhắc những thí sinh có tham gia xét tuyển theo phương thức riêng ra để lấy điểm chuẩn phù hợp và chọn đúng người muốn học.
Lê Phương
Theo Dân trí
Điểm cao nhưng vẫn có nguy cơ không trúng tuyển Mấy năm gần đây có hiện tượng nhiều thí sinh điểm xét ĐH cao nhưng điểm các môn xét tốt nghiệp còn lại rất thấp. Có trường hợp thủ khoa một khối nhưng điểm tiếng Anh suýt bị 'liệt'. Thí sinh xem điểm thi trên trang thanhnien.vn (ảnh minh họa) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Cũng không ít thí sinh có khả năng...