Các biện pháp khẩn cấp để tránh dịch cúm tấn công
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy biết cách để chống dịch cúm lây lan nhé!
Vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng
Để hạn chế tiếp xúc và bị ảnh hưởng từ virus cúm, chúng ta cần chủ động trong khâu vệ sinh cá nhân hàng ngày. Các bạn nhớ tăng cường các hoạt động vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, sát khuẩn mũi, họng, mắt bằng dung dịch nước sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến chỗ đông người, tránh tối đa việc đưa tay lên miệng, mắt, mũi…
Bên cạnh đó, chúng mình cũng cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và làm việc, nhất là phòng ngủ và nhà bếp để ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh cúm nhé!
Chế độ ăn uống và rèn luyện hợp lý
Chúng ta có thể nâng cao sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống và tập luyện hàng ngày. Các bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh cúm như tỏi, cá, thịt bò, sò, khoai lang, yến mạch, sữa chua… Bên cạnh đó, chúng mình cũng nên có chế độ tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe. Một sức khỏe tốt với khả năng kháng bệnh cao là cách tốt nhất để “chiến đấu” với dịch cúm đấy!
Tiêm vắc-xin phòng ngừa
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chúng ta nên chủ động tiêm vắc-xin phòng ngừa dịch cúm ngay khi có thể. Vắc-xin cúm được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi. Khoảng 2 tuần sau khi chủng ngừa, cơ thể sẽ tạo được đầy đủ các kháng thể giúp chúng ta chống lại bệnh cúm một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng với trứng gà hoặc thịt gà, chúng mình nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm chủng ngừa. Nguyên nhân là do điều này có thể dẫn đến dị ứng và nhiều hậu quả nghiêm trọng khi chúng ta thực hiện tiêm vắc-xin ngừa cúm.
Bảo vệ cơ thể khi đến chỗ đông người
Những nơi đông người thường ẩn chứa nhiều nguy cơ lây lan virus cúm khi chúng ta tiếp xúc. Vì thế, các bạn nên tránh di chuyển đến các địa điểm được khoanh vùng là khu vực dịch cúm. Đồng thời, chúng mình cũng nên hạn chế tiếp xúc gần với những người đang bị cúm, sốt, ho… Khi đến những khu vực đông người, các bạn nhớ đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Lưu ý
Khi có các biểu hiện của bệnh cúm như sốt cao, ho, đau đầu, khó thở…, các bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời theo đúng quy định của ngành y tế. Chúng mình cũng nên hạn chế tiếp xúc với nhiều người cho đến khi điều trị khỏi hẳn để tránh trường hợp làm bệnh lây lan nhé!
Theo VNE
Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp
Bất cứ điều gì cũng có thể làm bạn chú ý cùng một lúc. nếu bạn cố làm mọi việc ngay lập tức, bạn có thể dễ dàng làm những việc không cần thiết trước.
Kiểm tra cảm giác của bạn.
Dành một phút để suy nghĩ.
Video đang HOT
Đừng đặt mình vào tình cảnh nguy hiểm khi cứu người.
Sử dụng kinh nghiệm của bạn. đừng cố làm quá nhiều việc một mình.
Thẩm định tình huồng
Bạn nên có mặt ở hiện trường sớm, nhưng bình tĩnh để có thể biết được càng nhiều thông tin càng tốt. Trách nhiệm của bạn là nhận định những nguy hiểm nào có thể xảy đến với bản thân, với nạn nhân và những người xung quanh, sau đó ước định bạn có thể giúp đỡ điều gì và bạn cần sự giúp đỡ nào nữa. Hãy nói rằng bạn có chuyên môn khi ngỏ lời giúp đỡ nạn nhân. Nếu không có bác sĩ, y tá hay những người có kinh nghiệm nào khác, bạn phải bình tĩnh gánh vác mọi việc. Trước tiên, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:
Có sự nguy hiểm nào sẽ xảy ra nữa không ?
Có còn ai đang trong tình trạng nguy cấp không ?
Những người đứng gần có thể giúp đỡ không ?
Mình có cần chuyên viên giúp đỡ không?
Làm cho hiện trường an toàn
Những yếu tố gây ra tai nạn có thể sẽ tạo thêm nguy hiểm. Hãy nhớ là bạn phải bảo vệ an toàn cho bản thân mình trước đã. Bạn không thể giúp đỡ những người khác nếu bản thân bạn cũng trở thành nạn nhân.
Thường thì những biện pháp đơn giản nhất như tắt công tắc điện cũng đủ làm cho nơi đó an toàn. Đôi khi cũng cần có những biện pháp phức tạp hơn. Đừng bao giờ để cho bản thân mình và nạn nhân gặp nguy hiểm do bạn cố làm quá sức. Hãy chú ý đến
những điều kiện hạn chế của bạn.
Giải quyết nguy hiểm đang xảy đến
Nếu bạn không thể loại bỏ được mối nguy hiểm đe dọa đến mạng sống, bạn phải cố gắng đưa nạn nhân tránh ra xa đến một khoảng cách an toàn nào đó. Trước tiên, hãy thử đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. trong nhiều tình huống bạn sẽ cần người giúp đỡ và các dụng cụ chuyên môn.
Gọi cấp cứu
Để bảo đảm an toàn, hãy kiểm tra từng nạn nhân bằng cách dùng phương pháp hồi sức abc. Những gì bạn phát hiện được sẽ giúp bạn quyết định khi nào thì cần gọi người giúp đỡ và mức giúp đỡ đến đâu là cần thiết nếu như bạn chỉ có một mình.
Mau chóng thẩm định xem nạn nhân thuộc trường hợp nào sau đây:
Hoàn toàn tỉnh táo.
Bất tỉnh nhưng còn thở.
Tắt thở nhưng mạch còn đập.
Mạch không đập nữa.
Yêu cầu giúp đỡ
Bạn có thể phải làm nhiều việc cùng một lúc như duy trì sự an toàn, điện thoại cầu cứu sự giúp đỡ và bắt dầu sơ cấp cứu. Hãy tận dụng tốt mọi nguồn giúp đỡ có thể có, có thể yêu cầu những người khác :
Làm cho hiện trường an toàn.
Gọi điện cầu cứu sự giúp đỡ.
Đi lấy dụng cụ sơ cấp cứu.
Điều khiển giao thông và những người đứng xem.
Cầm máu hay đỡ giữ tay chân nạn nhân.
Giữ cho nạn nhân được yên tĩnh.
Giúp di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn.
Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và kiểm tra việc thực hiện chúng.
Phản ứng của những người đứng xem
Không được bực tức vì những người đứng xem không trợ giúp bạn. Có thể có những lý do hợp lý khiến họ thấy không thể can thiệp vào thường là vì họ bối rối trước sự việc xảy ra. Tuy nhiên, việc giao những công việc đơn giản cho họ có thể tránh được sự hốt hoảng hay sự lo âu nơi họ, do đó giúp đỡ được nạn nhân và cả bản thân bạn.
Gọi điện yêu cầu sự giúp đỡ
Khi gọi điện cho các trung tâm cấp cứu, bạn phải cung cấp các thông tin sau:
Số điện thoại của bạn.
Vị trí chính xác nơi xảy ra sự cố, tên đường, số nhà và nếu có thể cho biết thêm giao lộ hoặc điểm chú ý đặc biệt nào đó trên đường.
Loại tai nạn và tính chất trầm trọng của nó. Ví dụ: "Tai nạn xe cộ, hai xe hơi, kẹt đường, ba người bị kẹt trong xe."
Số lượng, giới tính, tuổi chính xác của các nạn nhân và bất cứ điều gì bạn biết về căn bệnh của họ. Ví dụ: "Nam, hơn năm mươi tuổi, nghi bị bệnh tim, tim ngừng đập."
Chi tiết về các nguy hiểm như gas, các chất nguy hiểm, dây điện hư hoặc sương mù.
Nhiều nạn nhân
Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi phải giải quyết sơ cấp cứu cho nhiều nạn nhân cùng một lúc. Thứ tự bạn điều trị cho họ có thể nguy hại đến sự sống còn của họ. Trước tiên hãy chú ý tới những người bất tỉnh trước. Theo sát phương pháp hồi sức abc để xác định sự ưu tiên trong chữa trị cho họ.
Hãy nhớ là bạn chỉ có thể cố gắng hết sức mình: bạn không được trông mong để phán đoán trúng người này sẽ chết, người kia sẽ sống và sẽ không bị chỉ trích nếu sự việc tiến triển xấu.
Tai nạn nghiêm trọng
Đặc điểm của tai nạn nghiêm trọng là có nhiều nạn nhân, mất trật tự và do đó đặt ra trách nhiệm hết sức nặng nề đối với người cấp cứu.
Trước tiên, trung tâm cấp cứu cần biết rõ thông tin về điều gì đã xảy ra để họ không chỉ giúp đỡ theo yêu cầu mà còn gửi dụng cụ và chuyên viên đến cứu trợ và chữa trị. Khi đã chắc chắn là đã gọi điện xong, bạn hãy xem xét lại hiện trường, bắt đầu sơ cấp cứu mà không gây thương tổn cho bản thân.
Khi đội cấp cứu đến, nhân viên cấp cứu đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn. Thường cảnh sát sẽ kiểm tra hiện trường xảy ra tai nạn trong khi nhân viên cứu thương cử người làm các việc khác nhau.
Nhiệm vụ của người sơ cấp cứu
Hãy nhớ là nhân viên cấp cứu có nhiều việc phải bận tâm hơn là bảo người sơ cấp cứu phải làm điều gì. Đừng mặc cảm bị xa lánh nếu họ không lưu tâm đến sự giúp đỡ của bạn. Quan trọng hơn là bạn phải rời khỏi hiện trường nếu được nhân viên cứu thương yêu cầu.
Tuy nhiên, có nhiều cách bạn có thể giúp đỡ một cách hữu ích. Ví dụ như điều trị những vết thương nhẹ hay chăm sóc dứa bé khi mẹ chúng đang được chữa trị. Giác quan của bạn sẽ chỉ cho bạn phải làm gì là tốt nhất.
Bạn có thể giúp đỡ bằng cách nào
Nạn nhân bị thương nhẹ nên được sớm di chuyển ra khỏi hiện trường để rộng chỗ giải quyết cho những trường hợp nặng hơn .
Không nên quan tâm nhiều đến những người đã chết dể tập trung chăm sóc cho những nạn nhân khác đang cần giúp đỡ.
Nên hỏi những người có liên quan và các nạn nhân để viết các báo cáo chính xác.
Công nhân hoặc cư dân ở gần hay tại hiện trường xảy ra tai nạn nên đề phòng các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra nữa.
Bất kỳ bàng chứng có liên quan nào cũng nên giữ cẩn thận.
Theo VNE
Nguy cơ dịch cúm bùng phát đầu xuân Các chuyên gia y tế lo ngại rằng mùa đông xuân là mùa cúm, lại vào dịp tết nên làm tăng nguy cơ bùng phát và lan rộng dịch cúm nguy hiểm. Nhiều chủng cúm bùng phát Như thông tin đã đưa, một bệnh nhân nam 52 tuổi, ở xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Bình Phước, đã tử vong do cúm A/H5N1...