Các biện pháp hỗ trợ trị rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là bệnh rất hay tái phát. Thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng, nhưng chúng có thể có tác dụng phụ.
Do đó bên cạnh thuốc cần phối hợp các liệu pháp khác. Một số biện pháp tự nhiên được giới thiệu sau đây cũng có thể hữu ích trong điều trị căn bệnh này.
Rối loạn lưỡng cực là rối loạn cảm xúc, đặc trưng bằng một giai đoạn rối loạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ phối hợp với các giai đoạn rối loạn trầm cảm trong quá trình phát triển của bệnh. Rối loạn lưỡng cực hiện không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng cũng như làm giảm các ảnh hưởng của bệnh về lâu dài.
Cùng với thuốc, tư vấn, liệu pháp nhận thức hành vi và một loạt các thay đổi lối sống có thể giúp người bị rối loạn lưỡng cực kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Kiểm soát giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với những người bị rối loạn lưỡng cực. Rối loạn lưỡng cực có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh. Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh có thể ngủ rất ít, nhưng trong giai đoạn trầm cảm, họ có thể ngủ rất nhiều. Ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ tốt là điều cần thiết để kiểm soát tâm trạng người bệnh. Áp dụng các mẹo sau đây để có được giấc ngủ tốt:
Đi ngủ và thức dậy vào những giờ phù hợp sinh lý cơ thể.
Đảm bảo nơi ngủ, phòng ngủ được thoải mái nhất có thể.
Tránh sử dụng thiết bị như TV, điện thoại, máy vi tính… và các tình huống căng thẳng trước khi đi ngủ.
Không ăn một bữa lớn quá gần thời gian đi ngủ.
Tránh hoặc hạn chế uống rượu.
Những người bị rối loạn lưỡng cực khó ngủ nên trao đổi với bác sĩ của mình để có biện pháp điều trị.
Video đang HOT
Bổ sung magie có tác dụng tăng cường tâm trạng cho người bệnh rối loạn lưỡng cực.
Chế độ ăn
Chế độ ăn uống lành mạnh là một thói quen sống quan trọng đối với người bị rối loạn lưỡng cực. Một nghiên cứu cho thấy có tới 68% người đang điều trị chứng rối loạn lưỡng cực bị thừa cân hoặc béo phì. Một nghiên cứu khác cho thấy những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có xu hướng ăn uống vô độ hơn so với người khác. Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc do sự mất cân bằng của các chất hóa học trong não ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Thừa cân có thể làm phức tạp quá trình hồi phục và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và lo âu. Do vậy thiết lập thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh có thể giúp người bị rối loạn lưỡng cực sống khỏe mạnh và tránh tăng cân quá mức. Lời khuyên để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:
Đảm bảo thời gian ăn uống đều đặn, không bỏ bữa, không ăn thêm bữa phụ.
Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng, cân đối và có nhiều trái cây tươi và rau.
Nên lên trước thực đơn cho cả tuần, và tuân thủ kế hoạch đó.
Học và thực hành các công thức nấu ăn mới trong thời gian tâm trạng tích cực có thể giúp người bệnh hình thành những thói quen tốt này.
Các nghiên cứu đều cho thấy, tập thể dục vừa phải và thường xuyên có thể giúp cân bằng tâm trạng (nhất là giai đoạn trầm cảm), ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, bệnh tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sống lành mạnh, điều độ
Những người bị rối loạn lưỡng cực có nguy cơ cao hơn trong lạm dụng chất gây nghiện. Một nghiên cứu cho thấy 56% những người mắc chứng này đã từng bị nghiện rượu hoặc ma túy. Vấn đề này có liên quan tới cơ chế hoạt động của não bộ. Điều này, một mặt khiến người mắc rối loạn lưỡng cực dễ có những hành vi nguy hiểm, chỉ tập trung vào cái nhất thời trong khi bỏ qua những rủi ro dài hạn có thể xảy ra. Mặt khác, nó khuyến khích người bệnh hành động tích cực với năng lượng cao để hướng tới mục tiêu và tham vọng của họ. Biện pháp để tránh những vấn đề này là:
Người bệnh cần nhận thức rõ hơn về bất kỳ xu hướng tham gia vào các hành vi mạo hiểm nào – ví dụ, như sử dụng chất gây nghiện.
Nên tìm kiếm sự giúp đỡ ở bạn bè, người thân, chuyên gia nếu đã có vấn đề. Bởi bạn bè và những người thân yêu sẽ giúp giám sát bạn để tránh các hành vi nguy hiểm hoặc gây nghiện.
Quản lý giai đoạn bệnh
Người mắc bệnh và người thân trong gia đình cần được hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết tình trạng hưng cảm hoặc trầm cảm nếu có của bản thân để có hướng điều trị thích hợp, giúp phòng ngừa khởi phát cơn nặng và không làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Người bệnh nhận diện ra các triệu chứng càng sớm thì khả năng phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng càng cao. Những thay đổi dù là nhỏ trong tâm trạng, giấc ngủ, năng lượng, sự hấp dẫn giới tính, khả năng tập trung, động lực, suy nghĩ về cái chết, thậm chí cả những thay đổi trong cách giữ vệ sinh cơ thể hay trang phục cũng có thể là dấu hiệu sớm khởi phát bệnh. Dưới đây là một số cách ứng phó khi điều này xảy ra:
Đi khám bác sĩ nếu đây là lần đầu tiên, hoặc nếu người bệnh đã ngừng điều trị hoặc nếu việc điều trị không có kết quả.
Tuân thủ phác đồ điều trị và đảm bảo tất cả các cuộc hẹn tái khám, vì trong các lần tái khám bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Cố gắng duy trì thói quen ngủ đều đặn và tránh căng thẳng không cần thiết.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ.
Tránh rượu và các chất gây nghiện khác.
Có ý thức theo dõi tâm trạng và cảm xúc của bản thân.
Hãy cố gắng chia sẻ với bạn bè, người thân những gì đang xảy ra để họ có thể hỗ trợ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Người mắc rối loạn lưỡng cực nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bổ sung hoặc liệu pháp thay thế. Lý do là thuốc hoặc các chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc khác và chúng có thể có tác dụng phụ. Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh cần điều trị suốt đời, vì thế ngay cả khi bệnh nhân mắc chứng này cảm thấy tốt hơn cũng không được tự ý bỏ điều trị. Bên cạnh thuốc men, một số điều chỉnh về lối sống có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh dễ dàng hơn cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cơ thể cần bao nhiêu magie mỗi ngày?
Magie có tác dụng giảm tình trạng mất ngủ, giúp tim khỏe mạnh, chữa táo bón, đầy hơi...
Magie là khoáng chất chủ yếu được lưu trữ trong xương, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và giúp cơ thể sản xuất hoóc-môn. Nhờ đó magie đóng vài trò quan trọng trong hơn 300 hệ thống enzym điều chỉnh việc kiểm soát đường huyết và huyết áp. Nó cũng là "chìa khóa" cho chức năng thần kinh, hoạt động cơ và nhịp tim.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu magie
Nồng độ magie trong máu giảm thấp có thể là dấu hiệu cơ thể không hấp thụ đủ hoặc bài tiết quá nhiều magie. Sự thiếu hụt magie thường thấy trong những trường hợp sau: tiêu chảy kéo dài, rối loạn tiêu hóa (bệnh Crohn), tiểu đường không kiểm soát tốt, suy tuyến giáp, sử dụng thuốc lợi tiểu dài ngày, bỏng nặng, nhiễm độc thai nghén ở phụ nữ mang thai.
Những dấu hiệu lâm sàng của thiếu hụt magie có khả năng chỉ xuất hiện khi nồng độ magie huyết thanh giảm dưới 0,5mmol/L.
Cung cấp magie thể nào?
Hàm lượng magiê trong xương giảm dần theo tuổi tác, vì vậy đối với người cao tuổi phải cung cấp đủ magie thông qua chế độ ăn uống. Theo NHS, người lớn nên nạp 270mg magie mỗi ngày. Hãy cẩn thận khi bổ sung magie liều cao (hơn 400mg), vì nó có thể gây tiêu chảy. Ngoài ra trẻ em từ 1-3 tuổi cần 65 mg magie/ngày và trẻ từ 4 - 8 tuổi cần110 mg magie/ngày.
Hãy sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh, bí, các loạt hạt (đặc biệt là hạnh nhân), ngũ cốc và các loại đậu vì chúng đều là nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể. Các sản phẩm từ sữa và thịt, chocolate, cà phê và nước cũng có hàm lượng magie cao.
Sự thật việc nằm xem tivi, uống rượu dễ ngủ hơn Khoảng 1/3 cuộc đời mỗi người dành cho giấc ngủ và nhiều người vẫn cho rằng nằm xem tivi, uống rượu sẽ dễ ngủ hơn. Liệu sự thật có như vậy? Người lớn chỉ cần ngủ 5 giờ hoặc ít hơn mỗi đêm Theo thống kê của "Ngày ngủ thế giới", thiếu ngủ đang đe dọa sức khỏe của 45% dân số toàn...