Các bài tập tốt cho mắt của trẻ
Để tránh cho mắt con mỏi, mệt, phụ huynh nên luyện cho bé chớp mắt 10 lần; tập trung nhìn vào 1 điểm ở xa khoảng 10 giây; hướng dẫn trẻ nhắm mắt lại và dùng khum bàn tay che ánh sáng cho mắt…
Mùa thi sắp đến là thời gian trẻ phải nỗ lực rất nhiều, tập trung cao độ cho việc học tập để có kết quả học tập tốt. Lượng lớn thông tin não thu nhận được qua mắt, với áp lực thi cử khiến mắt trẻ phải hoạt động với cường độ cao. Chương trình học tập chính khóa quá tải so với lứa tuổi các em như thời gian học tại lớp quá đài (6- 7 giờ trong ngày hoặc 30-36 giờ trong tuần). Ngoài ra, các em còn phải học thêm từ 1-2 buổi trong 1 tuần, do đó mắt lại càng bị căng thẳng thêm. Từ đó, đôi mắt trong sáng có thể chuyển dần sang mệt mỏi, dẫn tới tình trạng cận thị, nhất là trong mùa thi cử. Khả năng trẻ bị cận thị hoặc tiến triển cận thị càng tăng lên gấp bội.
Bản thân trẻ chưa thể tự biết cách chăm sóc cho đôi mắt của mình, một đôi mắt sáng, tinh anh sẽ giúp trẻ tập trung và tiếp thu tốt. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” cho con ngay từ thời gian trẻ bắt đầu ôn thi. Theo đó, bạn nên dạy trẻ thực hiện một số bài tập thể dục rất tốt cho mắt như chớp mắt liên tục 10 lần; nhắm mắt lại và từ từ xoay tròn nhãn cầu theo chiều kim đồng hồ 2 lần, sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ 2 lần.
Ngoài ra bé cũng nên đảo tròng mắt từ trái sang phải 2 lần rồi nhắm mắt lại, sau đó tiếp tục nhìn lên trên và hướng xuống 2 lần. Lưu ý là phụ huynh cần phải hướng dẫn trẻ chuyển động tròng mắt một cách từ từ; tập trung nhìn vào 1 điểm ở xa khoảng 10 giây, sau đó tiếp tục nhìn 1 điểm khác ở gần hơn khoảng 10 giây. Thực hiện lặp lại 5 lần.
Mẹ luôn quan tâm chăm sóc và động viên con trong mùa thi.
Bố mẹ cũng hướng dẫn trẻ nhắm mắt lại và dùng khum bàn tay che ánh sáng cho mắt, tránh áp đẩy lực lên nhãn cầu. Điều này giúp thư giãn và xóa tan mệt mỏi cho đôi mắt của trẻ khi phải làm việc liên tục quá nhiều.
Thói quen sinh hoạt, chăm sóc cơ thể thiếu khoa học sẽ làm ảnh hưởng xấu tới mắt của trẻ. Do đó, nhiệm vụ của phụ huynh là giúp con trẻ điều chỉnh thói quen sinh hoạt đúng cách để duy trì đôi mắt khỏe. Bạn có thể khuyến khích trẻ uống nhiều nước (uống nhiều lần, không uống 1 lần nhiều) dù không cảm thấy khát. Việc này sẽ giúp giữ ẩm cho mắt của trẻ. Sau mỗi 45 phút học tập liên tục, hãy để trẻ nghỉ giải lao khoảng 10 phút. Trẻ cũng hạn chế tiếp xúc với TV các thiết bị công nghệ như điện thoại cảm ứng, máy tính bảng… trong giai đoạn này.
Trẻ cần được học tập và giải trí trong điều kiện ánh sáng phù hợp. Ở trường, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên. Nếu sử dụng đèn chiếu sáng thì không được rọi trực tiếp vào bảng đen gây loá, không phủ sơn bóng lên bảng. Độ cao của bàn ghế phải phù hợp với chiều cao của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Ở nhà, không để trẻ nằm, quỳ khi học bài. Bố mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen để sách, vở cách mắt ít nhất 30cm, 45 – 60cm đối với màn hình vi tính và 3m trở lên đối với TV. Đồng thời, không được để trẻ nằm nghiêng khi đọc sách.
Video đang HOT
Phụ huynh lưu ý cho con ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày để đảm bảo sức khoẻ cho mắt; bổ sung các dưỡng chất sau để đảm bảo sức khỏe cho mắt bé; đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng với đa dạng thực phẩm màu đỏ, xanh như cải bó xôi, cà-rốt, củ cải đường; cùng các loại trái cây màu vàng như xoài, đu đủ… cho trẻ. Những thực phẩm này giàu vitamin A, carotene nên rất tốt cho mắt bé.
Quả việt quất được kiểm nghiệm cho thấy giúp tăng cường thị lực và ngăn ngừa cận thị cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung cho con mình những dưỡng chất tốt cho mắt từ quả việt quất. Hiện nay, nhiều tổ chức chăm sóc sức khỏe cũng nhắc đến Anthocyanidin chiết xuất từ quả việt quất có hàm lượng chất chống ôxy hóa giúp tăng cường thị lực cho mắt. Tuy nhiên, loại quả việt quất có tác dụng tốt là những quả ở cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi châu Âu và miền Bắc nước Mỹ. Công ty Chr. Hansen với truyền thống trên 100 năm là thương hiệu được các nước trên thế giới tin dùng về nguồn quả việt quất đông lạnh. Tại Việt Nam công nghệ bào chế hiện đại đã đưa hoạt chất Anthocyanidin vào sản phẩm dưới dạng viên hoàn có thể giúp hấp thụ tối đa khi vào cơ thể.
Theo VNE
Khám bệnh cho bé qua hơi thở
Dựa vào hơi thở của trẻ, người lớn có thể đoán biết được tình trạng sức khỏe cũng như có những phán đoán ban đầu xem trẻ có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe.
1. Trẻ khó thở, thở nhanh
Nếu bé thở nhanh, thở thành tiếng hoặc dường như khó thở, bạn nên đưa con tới bác sĩ ngay lập tức. Bé bệnh nặng nếu bạn nhìn thấy môi của bé tím tái hoặc dường như có lúc ngừng thở.
2. Hơi thở có mùi hôi nồng
Khi thấy hơi thở của trẻ có mùi hôi nồng, tương tự như mùi trứng thối tức là khi đó gan của trẻ đã có vấn đề. Rất có thể chức năng gan của trẻ không khỏe hoặc trẻ mắc bệnh về gan. Người lớn cần đưa trẻ tới bệnh viện khám để có cách điều trị kịp thời và khoa học
3. Hơi thở có mùi hôi
Nếu hơi thở của trẻ có mùi hôi sau khi trẻ ăn hoặc lúc sáng khi chưa vệ sinh răng miệng thì trẻ có thể mắc phải các bệnh về răng miệng như viêm nướu hoặc chảy máu chân răng.
Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi hôi.
Nếu hơi thở của bé có mùi hôi kèm theo những triệu chứng khác như nôn, trớ sau khi ăn thì có thể bé bị trào ngược dạ dày.
4. Mùi táo ủng
Khi hơi thở của trẻ có mùi như mùi táo ủng thì trẻ có thể bị tiểu đường hay nhiễm ceton acid do dịch chảy ra từ khoang mũi.
5. Hơi thở có mùi chua
Khi hơi thở của trẻ có mùi chua thì trẻ có thể bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
6. Hơi thở có mùi tanh
Đây là bệnh do hệ trao đổi chất của trẻ có vấn đề khiến hơi thở có mùi tanh nồng rất khó chịu.
7. Hơi thở giống mùi nước tiểu của mèo
Người lớn cần phải chú ý khi trẻ có dấu hiệu như vậy vì rất có thể trẻ đang mắc chứng chậm phát triển tâm thần, lượng tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu giản, dễ bị nhiễm trùng và chảy máu.
Cha mẹ nên xứ lý như nào?
- Việc đầu tiên cần làm để giúp trẻ không còn bị hôi miệng, đó là rèn cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ tơ nha khoa hằng ngày.
- Người lớn nên dạy trẻ khi đánh răng thì nên vệ sinh cả lưỡi nữa bởi vì vi khuẩn cũng phát triển rất mạnh ở đây. Ngoài ra, dùng chỉ tơ nha khoa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ các mảng bám nằm giữa 2 khe răng.
- Việc tiếp theo chính là đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng cho trẻ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ một cách chính xác nhất và có chế độ điều trị cũng như chăm sóc hợp lý.
Theo VNE
Cách đo thân nhiệt đơn giản khi trẻ nóng sốt Các loại nhiệt kế hồng ngoại, điện tử đều cho kết quả nhanh, chính xác nếu như bạn biết cách lựa chọn, sử dụng sản phẩm đúng cách. Dùng nhiệt kế hồng ngoại Nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở lỗ tai hoặc vùng trán. Đây là cách đo nhanh nhất (không quá 3 giây), rất thuận tiện và ít xâm lấn...