Cá voi Sei khổng lồ tái xuất sau 100 năm
Sau một thế kỷ vắng bóng do nạn săn bắt, những con cá voi Sei khổng lồ màu xanh xám đang quay trở lại vùng biển Patagonia của Argentina.
Cá voi Sei – Ảnh: marinebio.org
Vào những năm 1920 và 1930, hoạt động săn bắt cá voi dọc theo bờ biển Argentina và nhiều nơi khác đã khiến số lượng cá voi Sei sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ lệnh cấm săn bắt cá voi toàn cầu vì mục đích thương mại được áp dụng trong 50 năm qua, quần thể cá voi Sei cùng nhiều loài khác đã có cơ hội hồi sinh.
Ông Mariano Coscarella, nhà sinh vật học và chuyên gia nghiên cứu hệ sinh thái biển tại CONICET – cơ quan khoa học nhà nước Argentina, chia sẻ: “Cá voi Sei biến mất không phải do tuyệt chủng mà do bị săn bắt đến mức không ai nhìn thấy chúng nữa”.
Ông Coscarella cho biết việc phục hồi số lượng cá voi Sei đến mức có thể nhìn thấy thường xuyên ngoài khơi Argentina có thể mất nhiều thập kỷ.
Ông cho biết cá voi Sei sinh sản 2-3 năm một lần, vì vậy phải mất gần 100 năm để số lượng của loài cá này tăng lên mức đáng kể để mọi người nhận ra sự hiện diện của chúng.
Tháng trước, nhóm nghiên cứu đã gắn thiết bị theo dõi qua vệ tinh lên một số cá voi Sei để lập bản đồ hành trình di cư của chúng. Họ đã ghi lại hình ảnh của những con cá voi này từ thuyền, máy bay không người lái và dưới nước.
Ông Coscarella khẳng định đây là minh chứng cho thành công của công tác bảo tồn trên quy mô toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh rằng lệnh cấm săn bắt cá voi toàn cầu đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng số lượng cá voi Sei.
Loài cá voi lớn thứ ba
Với chiều dài có thể tới 20,5m và nặng đến 75 tấn, cá voi Sei là loài cá voi lớn thứ ba sau cá voi xanh và cá voi vây. Chúng cũng là một trong số động vật biển có vú có tốc độ nhanh nhất, có thể đạt tốc độ lên đến 50km/h trong quãng đường ngắn.
Video đang HOT
Cá voi Sei sinh sống chủ yếu ở các đại dương và các vùng biển liền kề, ưa thích vùng biển ngoài khơi nước sâu. Mỗi ngày chúng tiêu thụ trung bình khoảng 900kg thức ăn, chủ yếu là các sinh vật phù du, động vật giáp xác nhỏ và các nhuyễn thể.
Loài vật đã tiến hóa thế nào để trở nên đặc biệt?
Tại sao cá voi có kích thước khổng lồ? Tại sao rùa có mai hay cổ của hươu cao cổ dài như vậy?
Cổ của hươu cao cổ tiến hoá sau những màn giao chiến với đồng loại.
Những điểm nổi bật trên đã tiến hóa theo thời gian nhằm giúp các loài động vật thích nghi với cuộc sống ngoài tự nhiên.
Mai rùa
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tranh luận về quá trình tiến hoá của mai rùa. Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà cổ sinh vật học từng tin rằng lớp vỏ được hình thành thông qua sự hợp nhất của các vảy xương, giống như những mảng xương tạo nên lớp vảy trên lưng cá sấu hay tatu.
Nhưng các nhà sinh học phát triển không đồng ý với lý thuyết này vì họ quan sát thấy phôi thai rùa phát triển khác với cá sấu hay tatu. Thay vào đó, họ tin rằng mai rùa được tiến hoá thông qua quá trình các xương sườn dần dần mở rộng và hợp nhất trên cơ thể.
Cuộc tranh cãi nảy lửa đến năm 2008, khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra hoá thạch của rùa nửa mai có răng. Dù lớp mai không hoàn chỉnh nhưng nó không có vảy xương mà xương sườn mở rộng, khẳng định lý thuyết của các nhà sinh vật học phát triển. Các nhà khoa học tin rằng việc xương sườn mở rộng ra là bước trung gian trong quá trình tiến hoá của mai rùa.
Cổ của hươu cao cổ
Phần cổ của hươu cao cổ có thể dài đến 3m, cho phép chúng ăn những chiếc lá ở trên cây cao. Tuy nhiên, không phải tổ tiên của hươu cao cổ hiện nay đã sở hữu chiếc cổ ấn tượng này.
Các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch của Discokeryx xiezhi, họ hàng của hươu cao cổ hiện đại, sống cách đây khoảng 17 triệu năm. Loài này có kích thước nhỏ hơn hươu cao cổ hiện đại, cổ ngắn và hộp sọ dày hình đĩa.
Năm 2022, giới khoa học đặt ra giả thuyết rằng hộp sọ dày của D. xiezhi đã tiến hoá để chịu những cú đánh mạnh giáng vào đầu trong cuộc chiến giữa các con đực. Sau những cuộc chiến như vậy, cổ của chúng ngày càng dài ra để hỗ trợ việc chiến đấu.
Những con đực thắng trận sẽ truyền gen này cho con cháu, tạo ra giống hươu cao cổ hiện nay. Còn những con thua cuộc có thể đã chết hoặc không có bạn tình. Giả thuyết trên được gọi là "cổ dựa trên giới tính".
Kích thước của cá voi
Cá voi xanh hiện là loài động vật lớn nhất thế giới. Chúng đã tiến hoá từ tổ tiên Pakicetus, vốn có kích thước chỉ bằng một con chó. Theo nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Biology Letters, kích thước của cá voi, bao gồm cá voi xanh, đã tăng lên đáng kể trong 5,3 triệu năm qua.
Một trong những nguyên nhân cho sự tiến hoá vượt bậc này là hành vi lọc mồi của cá voi. Để kiếm ăn, cá voi di chuyển đến những nơi có nhiều sinh vật phù du, há miệng và hút một lượng lớn nước và mồi.
Sau đó, chúng dùng những chiếc răng giống như lông cứng để sàng lọc thức ăn. Chiến lược kiếm ăn có phần thụ động này gắn liền với quá trình trao đổi chất hiệu quả cao, cho phép cá voi tiết kiệm lượng lớn năng lượng khi di chuyển quãng đường dài.
Các nhà khoa học cho rằng trong quá khứ, nguồn sinh vật phù du, do băng tan tràn vào đại dương, là khổng lồ, giàu dinh dưỡng. Nguồn thức ăn dồi dào, kết hợp với việc tiêu tốn ít năng lượng đã thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của cá voi và cho phép chúng đạt đến kích thước khổng lồ như hiện nay.
Sọc hổ
Những chiếc sọc giúp hổ nguỵ trang khi bắt mồi.
Những con hổ có sọc khác nhau, giống như dấu vân tay ở người. Chúng giúp loài hổ dễ dàng ẩn nấp trong đám cỏ khi đi săn mồi.
Năm 1952, nhà toán học người Anh Alan Turing đưa ra giả thuyết rằng phản ứng hoá học giữa hai chất không đồng nhất là nguyên nhân tạo ra những "hoa văn" này. Ông gọi các chất đó là "morphogens", nằm trong các lớp da của hổ.
Một loại đóng vai trò là chất kích hoạt còn loại kia là chất ức chế. Chất kích hoạt sẽ tạo nên những đường sọc trên người hổ còn chất ức chế làm nên khoảng trống giữ các sọc.
Giả thuyết này đã được chứng minh vào năm 2012 trên tạp chí Nature Genetics.
Rắn đuôi chuông
Âm thanh từ đuôi của rắn đuôi chuông khiến bất cứ ai nghe thấy đều ớn lạnh. Theo một nghiên cứu vào năm 2016 trên tạp chí The American Naturalist, các nhà khoa học đã quan sát 56 loài rắn thuộc họ Viperidae, bao gồm rắn đuôi chuông, và Colubridae, một trong những họ rắn lớn nhất.
Khi đối mặt với mối đe dọa, các loài rắn thuộc hai họ bắt đầu lắc và rung phần đuôi, cho thấy hành vi này là điểm chung của họ nhà rắn. Tiếng động phát ra từ đuôi rắn chuông khi rung lắc là do hai lớp chất sừng keratin, cùng chất liệu cấu thành móng tay của con người, ở cuối đuôi va chạm nhau. Bên trong chiếc đuôi, ngoài lớp sừng thì rỗng nên âm thanh vang và rắt réo hơn.
Những con rắn lắc đuôi nhanh nhất đã tạo thành một tập thể, gọi là rắn đuôi chuông, cũng là loài tiến hoá tốt nhất trong họ nhà rắn.
Càng tôm hùm
Động vật giáp xác giống tôm hùm xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 400 triệu năm trước nhưng càng của chúng phát triển to lớn sau đó khoảng 200 triệu năm. Thời kỳ này, sự cạnh tranh thức ăn giữa những loài ăn mồi dưới biển ngày càng gia tăng, đòi hỏi càng của tôm hùm phải trở nên to khoẻ hơn.
Đến nay, tôm hùm sở hữu hai chiếc cực lớn, sắc nhọn, cứng cáp nhưng kích thước hai bên không bằng nhau. Chiếc to hơn là càng thuận của tôm hùm với các cơ sợi nhanh, có thể bắt mồi với tốc độ 20 mili/giây. Chiếc còn lại nhỏ hơn nhưng sắc nhọn, cứng cáp giống như một chiếc máy nghiền để xé nhỏ con mồi.
Khi mới sinh ra, hai chiếc càng của tôm hùm to bằng nhau. Nhưng chúng thay đổi kích thước theo thời gian để phù hợp với cách chúng được sử dụng.
Sinh vật màu tím có thể đang sống trên nhiều hành tinh khác Các nhà sinh vật học vũ trụ Mỹ đã khoanh vùng được dạng sự sống phổ biến nhất mà chúng ta có thể tìm thấy ở các ngoại hành tinh. Theo Sci-News, một nghiên cứu từ Đại học Cornell và Đại học Minnesota (Mỹ) chỉ ra một dạng sự sống ngoài hành tinh có thể rất phổ biến, là một nhóm vi sinh...