Cả trường 33 học sinh đến lớp ngày đầu mở cửa, hôm sau chỉ 9 em
TP.Hà Nội đã cho học sinh lớp 12 đến trường học trực tiếp, nhưng tại Trường THPT Trần Nhân Tông, buổi đầu tiên chỉ có 33 học sinh đến trường, buổi thứ hai chỉ còn 9 em.
10 học sinh là F0, nhiều em ở vùng phong tỏa
Sau 2 ngày học sinh lớp 12 ở Hà Nội được trở lại trường, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, bà Vũ Thị Hậu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, cho biết toàn trường có 681 học sinh khối 12 chia làm 15 lớp. Theo đúng hướng dẫn của Sở GD-ĐT, mỗi buổi học chỉ có 50% số lớp 12 đến trường: các ngày chẵn (thứ hai, tư, sáu), trường cho 7 lớp học trực tiếp; ngày lẻ (thứ ba, năm, bảy) 8 lớp còn lại đến trường.
Có lớp vắng hoàn toàn. Ảnh G.V
Tuy nhiên, từ thực tế dịch bệnh tại địa bàn nên trong ngày 6.12, khối 12 chỉ có 33 học sinh đến trường và ngày 7.12, con số này dừng ở 9 học sinh. Như vậy, tổng cộng cả 2 buổi chỉ có 42/681 học sinh đi học trực tiếp, bằng hơn 6,1% tổng số học sinh khối 12.
Bà Hậu chia sẻ, nhà trường không quá bất ngờ vì con số này vì khi TP.Hà Nội có quyết định cho học sinh đi học trở lại, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 9 ý kiến phụ huynh đồng ý cho con em trở lại trường. “Con số 33 học sinh ngày đầu tiên cũng đã khiến chúng tôi rất mừng”, bà Hậu nói.
Bà Hậu phân tích, Trường THPT Trần Nhân Tông nằm ở địa bàn phường có cấp độ 2 về dịch bệnh nên đủ điều kiện dạy học trực tiếp theo hướng dẫn của thành phố. Tuy nhiên, rất đông học sinh lại cư trú ở khu vực lân cận có dịch bệnh phức tạp, nhiều ổ dịch phát sinh như P.Phố Huế, không ít học sinh ở khu vực phong tỏa hoặc phải đi cách ly y tế.
Giáo viên vừa dạy trực tiếp vừa dạy trực tuyến cho học sinh chưa đến trường trong cùng một tiết. Ảnh V.H
Trong đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh THPT, có một học sinh lớp 12 của trường đến tiêm là F0, dẫn tới cả lớp cùng giáo viên chủ nhiệm trở thành F1 và đang phải cách ly tập trung. Toàn trường hiện có tới 10 học sinh là F0 đang điều trị tại cơ sở y tế… “Tất cả những thông tin đó khiến phụ huynh và học sinh không yên tâm đến trường và chúng tôi phải tôn trọng quyết định của họ”, bà Hậu chia sẻ.
Tuy nhiên, nhà trường cũng đỡ lo lắng phần nào khi 10 học sinh F0 đều ở tình trạng nhẹ hoặc không có triệu chứng, các học sinh đang điều trị hoặc cách ly vẫn tham gia lớp học trực tuyến đều đặn.
Vì sao TP.HCM tạm hoãn cho học sinh lớp 1 và trẻ mầm non đến trường?
Dù chỉ có một học sinh vẫn mở cửa trường
Bà Vũ Thị Hậu cho rằng, quan điểm của trường là chấp hành nghiêm văn bản chỉ đạo của thành phố và Sở GD-ĐT Hà Nội nên dù chỉ có một học sinh đi học cũng phải có giáo viên giảng dạy, nhà trường vẫn quyết định mở cửa trường đón các em với các phương án phòng dịch kỹ càng.
Giáo viên dạy khối 12 có tiết dạy theo thời khóa biểu vẫn phải có mặt đầy đủ ở trường để sẵn sàng dạy trực tiếp, nếu học sinh không đến học thì chuyển sang dạy trực tuyến ngay tại lớp học. Nhà trường hỗ trợ cho mỗi giáo viên 200.000 đồng để mua thêm gói cước 3G, đề phòng mạng internet ở trường quá tải hoặc chập chờn.
Do quá ít học sinh trở lại trường nên nhiều lớp giáo viên ngồi trên bục giảng dạy trực tuyến nhưng ở dưới không có học sinh nào, với những lớp này thì giáo viên chuyển sang dạy trực tuyến như từ khai giảng năm học đến nay.
Lớp học hiếm hoi có đông học sinh . Ảnh V.H
Các lớp còn lại có một số lớp khá đông học sinh nhưng có lớp chỉ một vài em, giáo viên sẽ lên lớp dạy trực tiếp như bình thường nhưng với phần lớn học sinh ở nhà hoặc ở khu cách ly sẽ không học trực tuyến theo cách đơn thuần mà được kết nối trực tuyến qua màn hình máy chiếu của lớp học trực tiếp, vẫn cảm nhận được không khí của lớp học với giáo viên đứng trên bục giảng và các bạn ngồi ở dưới; học sinh không đến lớp cũng được tương tác, nêu câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi khi giáo viên gọi tên.
Bà Hậu cho biết, cách làm này áp dụng đồng loạt ở các lớp học do trường có may mắn là được trang bị cơ sở vật chất hiện đại từ trước: phòng học nào cũng có máy chiếu, camera, kết nối mạng; giáo viên nào cũng có máy tính xách tay nên sẵn sàng để thích ứng linh hoạt với các hình thức dạy học khác nhau trong cùng một lớp học.
Học sinh đến trường bày tỏ sự hào hứng khi được gặp gỡ bạn bè, thầy cô . Ảnh V.H
Bà Hậu cho biết, buổi đầu tiên mở cửa trường, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã đến kiểm tra, động viên thầy trò nhà trường. Tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Sở vẫn là tiếp tục duy trì dạy học trực tiếp, dù có ít học sinh.
“Tôi hy vọng rằng ít ngày nữa học sinh lớp 12 sẽ trở lại trường nhiều hơn sau khi nhận được phản hồi từ bạn bè về công tác phòng dịch bệnh ở trường. Dù thế nào, dạy học trực tiếp cũng hiệu quả hơn với học trực tuyến, điều này rất quan trọng với học sinh cuối cấp”, bà Hậu bày tỏ.
Về việc kiểm tra cuối học kỳ 1 sẽ diễn ra cuối tháng 12 này, mong muốn của nhà trường là tổ chức trực tiếp với khối lớp 12 vì đây là một đợt tập dượt rất cần thiết cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Chưa có thống kê học sinh lớp 12 đến trường
Sau 2 ngày học sinh lớp 12 đi học trở lại, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn không công bố thống kê số trường THPT, trung tâm GDTX trên toàn thành phố mở cửa trở lại ra sao, tổng số học sinh đi học thế nào. Trong khi 18 huyện, thị xã ngoại thành đón học sinh lớp 9 thì con số này được công bố rất chi tiết.
Như Thanh Niên đã phản ánh, nếu như các trường THPT công lập hầu hết đều mở cửa trường theo cấp độ dịch thì khối các trường tư thục hoặc trường chuyên trực thuộc các trường đại học lại thuận theo ý kiến số đông phụ huynh học sinh, hoặc chưa dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 12, dù đóng trên địa bàn dịch bệnh ở cấp độ 1, cấp độ 2.
Tuyên Quang: Ngôi trường đoàn kết, tích cực trong thi đua dạy và học
Với nhiều nỗ lực, Chi bộ trường PTDTNT THCS huyện Hàm Yên là đơn vị tiêu biểu trong thực hiện Chị thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chi bộ nhà trường được Huyện ủy Hàm Yên biểu dương trong công tác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trong những năm qua, Chi bộ trường PTDTNT THCS huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) luôn quan tâm chỉ đạo cán bộ, đảng viên, giáo viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ dạy học gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua của ngành và địa phương.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao để mỗi thầy cô giáo chủ động rèn luyện và tu dưỡng trở thành những tấm gương đạo đức, tự học tự sáng tạo, góp phần xây dựng nhà trường là một điểm đến đáng tin cậy của phụ huynh và học sinh.
Hàng năm Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường đều tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giáo viên đăng ký các hoạt động làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với vị trí và năng lực của từng người để các hoạt động đó đạt hiệu quả cao nhất.
Chi bộ nhà trường nhận Giấy khen cho tập thể có thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2021
Qua nhiều năm đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05, Chi bộ nhà trường đã và đang đạt được những kết quả quan trọng. Rõ nét nhất có thể nhận thấy là sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và giáo viên đối với chức trách, nhiệm vụ được giao; thái độ ứng xử, phong cách giao tiếp với học sinh nói riêng và nhân dân nói chung; lề lối, tác phong làm việc hiệu quả. Chi bộ đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, cách làm mới, việc làm tốt, có sức lan tỏa được ghi nhận.
Thầy giáo Lê Thành Tuyên, nguyên Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã vận động gia đình dỡ bỏ tường rào và công trình kiên cố để hiến đất làm đường, vận động nhân dân cùng hiến đất góp phần chỉnh trang đô thị; ủng hộ xi măng làm nhà tạm cho hộ nghèo; ủng hộ gạo và tiền mặt để phòng chống dịch Covid-19 trị giá hơn 3 triệu đồng; tặng học bổng và nhiều đồ dùng cá nhân cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vận động nhân dân làm 2 tuyến đường bê tông trên địa bàn thị trấn.
Việc đẩy mạnh đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ dạy học đã xây dựng trường PTDTNT THCS huyện Hàm Yên trở thành một tập thể nhà trường đoàn kết, thống nhất. Nhà trường vừa là đơn vị có chất lượng dạy và học có chuyển biến tốt, vừa tích cực trong các hoạt động phong trào thi đua.
Những thành tích mà thầy và trò nhà trường đã đạt được trong thời gian qua có thể kể đến như: Kết quả thi chọn học sinh giỏi các cấp, kết quả tuyển sinh vào lớp 10 thường xuyên xếp vị trí thứ nhất, thứ nhì trong toàn huyện; nhiều thầy cô giáo luôn tâm huyết, nhiệt tình, có tinh thần tránh nhiệm cao trong công việc, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; nhiều năm đạt giáo viên giỏi cấp huyện.
Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu; nhà trường đạt tập thể Lao động tiên tiến và Lao động xuất sắc; các tổ chức đoàn thể đều đạt vững mạnh, được nhận nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Bộ GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Tỉnh đoàn.
Đặc biệt năm 2020, nhà trường là tập thể duy nhất của ngành giáo dục Tuyên Quang vinh dự được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc ngành Giáo dục và Đào tạo.
Chi bộ nhà trường cũng rất vinh dự khi tại lễ Sơ kết thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2021 diễn ra ngày 9/4 vừa qua, thầy Lê Thành Tuyên, nguyên Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng và Chi bộ trường Phổ thông DTNT THCS Hàm Yên được Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên biểu dương, khen thưởng.
Mất mát giữa sân trường Thông tin về nam sinh lớp 8 tử vong do bạn cùng trường học lớp 9 tại huyện Đan Phượng - Hà Nội gần đây làm những người đã và đang giảng dạy đau lòng. Phiên tòa giả định, một hình thức tuyên truyền hiệu quả, góp phần giảm bạo lực học đường. Ảnh minh họa (Nguồn: baoquangbinh.vn) Thật ra đây không phải...