Cá quả nướng đất sét
Người miền Tây Nam bộ nổi tiếng với những món ăn dân Dã, gần gũi mà đậm đà khó quên.
Xuất phát từ lối sống đạm bạc mà cách chế biến món ăn của những người dân nghèo miền sông nước cũng mộc mạc như chính con người lao động chân chất ấy. Theo năm tháng và xu hướng chung, những món ăn đơn giản đã dần nâng tầm và trở thành đặc sản khiến cho thực khách khó lòng nguôi quên sau khi được trải nghiệm dù chỉ một lần. Cá quả nướng đất sét chính là một món ăn như thế.
Theo đầu bếp của nhà hàng Gà Quê – 97 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội, để món cá quả bọc đất sét ngon thực ra cách chế biến cũng khá đơn giản, ai cũng có thể làm được. Quan trọng là phải chọn được loại cá quả ta nuôi thả trong điều kiện tự nhiên, trước khi chế biến đảm bảo cá phải luôn tươi sống.
Cá quả ta sau khi được rửa sạch với nhiều nước, đem xát với muối hạt cho sạch nhớt, thấm lại với giấy cho khô rồi đem ướp với chút muối, hành khô, tiêu xanh vừa đủ tùy theo trọng lượng của cá, để chừng hai chục phút cho ngấm. Xếp một lớp lá chuối lên trên mặt giấy bạc sau đó đặt cá vào giữa và gói kín lại. Trải 1 lớp đất sét mỏng chừng 0,5cm lên một miếng nilon mỏng sau đó đặt bọc cá vào giữa, dùng tay xoa cho lớp đất sét phủ kín mặt giấy bạc sau đó gỡ bỏ lớp nilon.
Video đang HOT
Tiếp theo, cho cá vào lò than hoa hoặc lò điện nướng trong khoảng 25 phút là chín. Lấy cá ra ngoài, đập cho vỡ lớp đất sét bên ngoài, dùng kéo cắt đôi lớp giấy bạc và đặt cá lên mẹt hoặc đĩa trình bày với các loại rau củ. Thịt cá đắp đất nướng có màu trắng ngần, vị béo bùi, thơm nức, giữ nguyên được vị ngọt tự nhiên của cá, mềm mà chắc chứ không hề bở nhão. Khi ăn, cuốn cùng các loại rau sống như ớt chuông, dưa chuột, cà rốt, rau thơm, vài cọng bún, chấm với nước mắm tỏi ớt tạo thành một món ăn chơi cực kỳ độc đáo.
Về miền Tây Nam bộ vào mùa nào trong năm cũng có thể được thưởng thức những món ăn dân dã, tự nhiên mang đậm hơi thở và phong cách của những người dân vùng sông nước. Tuy nhiên, nếu không thể đi xa, có thể tìm món cá quả bọc đất sét trứ danh này ngay tại Hà Nội mà hương vị của nó cũng đủ cho thực khách trải nghiệm và hài lòng.
3 bộ phận độc hại nhất ai cũng khen ngon, bạn nên cân nhắc trước khi ăn kẻo ngộ độc
3 bộ phận này của thực phẩm dù ngon đến mấy cũng chớ dại mà ăn kẻo 'nuôi lớn' mầm bệnh và dễ ngộ độc thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Đầu Tôm
Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.
Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.
Phao câu gà
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn trong gà bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái "nhà kho lớn" chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi. Vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều bộ phận này.
Phổi lợn
Với đặc điểm là dán mũi xuống đất, lợn có nhiều khả năng tích tụ rất nhiều bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày. Khi ăn phần này, rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên, nếu chế biến sạch và sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều.
Quỳnh Anh
Món khoai xéo 'ngon quay quắt' của xứ Nghệ, tùy sở thích mà xéo nhiều hay xéo ít Mấy nay Sài Gòn cứ mưa rả rích làm tôi nhớ "quay quắt" món khoai xéo. Gọi điện về cho mẹ nũng nịu: "Tự nhiên con thấy thèm khoai xéo quá!". Mẹ cười nói qua điện thoại "giờ kiếm mô (đâu) ra khoai mà ăn hả con"... Nồi khoai xéo đơn thuần, dung dị nhưng chính là món ngon của tôi Từng là...