Cà phê lợi hại sức khỏe thế nào, cập nhật từ nghiên cứu
Cà phê từng “mang tiếng xấu” đối với sức khỏe, thậm chí còn được liệt kê vào nhóm chất có thể gây ung thư bởi Tổ chức Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư đầu những năm 90.
Tuy nhiên, trong 25 năm qua, dữ liệu từ nghiên cứu khoa học cũng như sự hiểu biết ngày một sâu sắc hơn về “loại hạt kỳ diệu” này, chưa có bằng chứng nào cho thấy cà phê gây hại cho sức khỏe, các chuyên gia nói rõ.
Cho thêm đường, sữa và các loại kem béo vào cà phê có thể làm giảm công dụng của cà phê với sức khỏe
“Bản thân cà phê không bất lợi cho sức khỏe; nếu bạn uống cà phê kèm với đường hay các sản phẩm kem béo – những thành phần cho thêm vào làm giảm lợi ích đối với sức khỏe của cà phê. Ngoài ra, để khỏe mạnh, chúng ta cần có chế độ cân bằng và tiêu thụ có tiết chế” – Ginger Hultin, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng & Chế độ ăn Hoa Kỳ nhấn mạnh.
1. Cà phê chứa nhiều thành phần chống oxy hóa
Cà phê nằm trong số các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Các chất chống oxy hóa năm 2014. Theo đó, 1 cốc cà phê chứa hơn 1.000 hợp chất có khả năng chống oxy hóa cao.
Cả cà phê thông thường hay cà phê đã loại bỏ caffeine (cà phê decaf) đều chứa các thành phần chống oxy hóa như nhau; tuy nhiên quá trình loại bỏ caffeine có thể làm giảm số lượng phenolic acid cũng như khả năng chống oxy hóa của cà phê decaf.
2. Cà phê giúp giảm viêm nhiễm
Video đang HOT
Cà phê chứa các thành phần chống oxy hóa và kháng viêm nên giúp cơ thể giảm viêm nhiễm, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2, bệnh Parkinson – theo nghiên cứu năm 2017 đăng trên tạp chí Biên niên về Dinh dưỡng.
3. Cà phê giúp ngăn ngừa ung thư
Các chuỗi nghiên cứu quan sát cho thấy tiêu thụ cà phê giúp giảm nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết. Uống từ 4-5 cốc cà phê mỗi ngày được cho là giúp giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư.
Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả từ nghiên cứu quan sát chứ chưa phải khẳng định mang tính nhân quả – các chuyên gia nhấn mạnh.
4. Cà phê giúp giảm suy nhược tinh thần
Các nghiên cứu của Đại học Harvard, tiến hành trên 50.000 người nữ, cho thấy người nữ tiêu thụ cà phê với lượng vừa phải giảm được nguy cơ suy nhược tinh thần, trầm cảm.
Theo đó, người nữ uống từ 2-3 cốc cà phê mỗi ngày giảm được nguy cơ suy nhược tinh thần so với người uống 1 cốc cà phê/ tuần. Và cà phê decaf không liên quan đến quan sát này, nghiên cứu đăng trên tạp chí Nội khoa JAMA gần đây.
5. Cà phê hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Đây là tin vui với người có lịch sử gia đình với bất ổn tim mạch. Thói quen uống cà phê giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, khi uống từ 3-5 cốc cà phê mỗi ngày – theo tạp chí Tuần hoàn.
Thông tin từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), có thể giảm 7% nguy cơ phát triển chứng suy tim và giảm 8% nguy cơ đột quỵ nếu uống thêm 1 cốc cà phê mỗi tuần, so với người không uống cà phê.
Bên cạnh đó, uống cà phê cũng giúp giảm nguy cơ rung nhĩ – nguyên nhân dẫn đến đột quỵ được AHA khuyến cáo. Ngoài ra, hấp thu khoảng 300 mg caffeine mỗi ngày cũng bảo vệ chúng ta khỏi các bất ổn về nhịp tim – theo nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí JACC: Điện sinh lý Lâm sàng.
6. Cà phê giúp tăng sự tập trung
Cà phê giúp tỉnh táo, cải thiện năng suất công việc và giúp tập trung tốt hơn đối với các nhiệm vụ phức tạp. Caffeine giúp tăng cường sự tập trung chứ không phải sự sáng tạo, theo một nghiên cứu nhỏ phát hành vào tháng 3-2020 trên tạp chí Nhận thức và Sự tỉnh táo.
Theo đó, trong nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa caffeine với khả năng giải quyết vấn đề, khởi phát ý tưởng, trí nhớ khi làm việc, cải thiện trạng thái tinh thần, các chuyên gia phát hiện caffeine tác động tích cực đến khả năng giải quyết vấn đề.
Nên tiêu thụ bao nhiêu cà phê để lợi ích và an toàn với sức khỏe?
Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên hấp thu ở mức 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương 3-5 cốc cà phê.
Nhiều nghiên cứu gợi ý chỉ nên hấp thu cà phê ở mức vừa phải, thai phụ không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine mỗi ngày.
Hấp thu quá nhiều caffeine có thể gây hại cơ thể. Cụ thể, uống quá 5 cốc cà phê trong ngày có thể dẫn đến trạng thái lo lắng, nhịp tim nhanh, khó chịu dạ dày và huyết áp cao. Tác động của caffeine lên cơ thể mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào cấu tạo gene và cách thức cơ thể chuyển hóa caffeine.
Tất nhiên, nếu không quen uống cà phê, bạn không nhất thiết phải cố gắng hình thành thói quen uống cà phê để được khỏe mạnh. Một trong những lợi ích lớn của cà phê đến từ thành phần chống oxy hóa; chúng ta có thể tìm thấy các thành phần này từ các thực phẩm khác như trà, rau củ quả.
Điều quan trọng để có sức khỏe tốt là đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.
Đẩy lùi căn bệnh đáng sợ nhờ uống... cà phê!
Thói quen uống cà phê hằng ngày có thể giúp giảm rõ ràng nguy cơ rối loạn nhịp tim - một tình trạng có thể khởi nguồn cho nhiều vấn đề tim mạch nguy hiểm.
Nghiên cứu vừa được trình bày tại hội nghị trực tuyến của Hiệp hội Nhịp tim - HRS 2020 - cho thấy càng uống nhiều tách mỗi ngày thì lợi ích càng gia tăng.
Để đi đến kết luận trên, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Eun-Jeong Kim từ Đại học California ở San Francisco (Mỹ) đã khảo sát hơn 357.000 người về sức khỏe tim mạch và mức độ tiêu thụ caffein.
Cà phê có thể giúp đẩy lùi chứng rối loạn nhịp tim - ảnh minh hoạt từ Internet
Kết quả này hoàn toàn ngược lại với mối lo ngại của nhiều người rằng cà phê sẽ kích thích khiến nhịp tim bị nhanh và bất ốn. Vì vậy, những người gặp vấn đề về nhịp tim không những không cần tránh né loại thức uống ngon lành này, mà còn có thể tiêu thụ khá nhiều - vì khảo sát cho thấy lợi ích phát huy tốt nhất ở nhóm uống 5 ly/ngày trở lên.
Đây không phải lần đầu tiên cà phê được chứng minh là thức uống tốt cho sức khỏe. Từng có các công trình cho thấy thức uống này có lợi cho hệ tim mạch, gan, thận, hệ thống chuyển hóa, chức năng tình dục... với mức khuyến cáo phổ biến là từ 1-6 ly/ngày.
Rối loạn nhịp tim có thể gây ra các triệu chứng phổ biến như dễ hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, hoặc cũng có trường hợp không rõ triệu chứng. Nếu không được điều trị, kiểm soát, tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng nặng, đe dọa sức khỏe và thậm chí gây tư vong, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Cơ thể thay đổi thế nào khi ngừng uống cà phê? Uống cà phê là thói quen hàng ngày của nhiều người, mang lại lợi ích sức khỏe và tinh thần đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mình đang uống quá nhiều cà phê (hấp thu caffeine ở mức cao) và muốn ngừng uống cà phê để bảo vệ sức khỏe, những thay đổi sau sẽ diễn xảy...