Cả nước vẫn còn gần 9.000 phòng học tạm mầm non trong tình trạng xuống cấp
Trước thềm năm học mới 2019 -2020, giáo dục mầm non vẫn đứng trước nhiều khó khăn. Cả nước còn 5.159 phòng học tạm, 3.789 phòng học nhờ, trong điều kiện công trình vệ sinh, nước sạch, bếp ăn… xuống cấp nghiêm trọng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, tình trạng trên tồn tại ở hầu hết các địa phương. Các phòng học tạm, nhờ bậc học mầm non đều thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chưa đáp ứng theo quy định tối thiểu. Đặc biệt, ở các phòng học tư, đa số thiếu diện tích, thiếu công trình vệ sinh liền kề, thiết kế không phù hợp với trẻ, chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ, diện tích sân chơi hạn chế, nhất là vấn đề phòng chống cháy nổ không đảm bỏ an toàn…
Năm học 2018 – 2019, Bộ GD&ĐT đã thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm về tình trạng này ở một số địa phương. Tuy nhiên, vẫn “lực bất tòng tâm”.
Cơ sở vật chất, phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo ngay ở những cơ sở giáo dục mầm non ở Thủ đô. Ảnh: Chụp từ cllip.
Video đang HOT
Nguyên nhân chủ yếu là do mối quan hệ giữa các cơ sở mầm non, cha mẹ trẻ và cộng đồng chưa gắn kết, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; công tác quy hoạch, sắp xếp mạng lưới lớp học chưa phù hợp; nhiều địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể quỹ đất để xây dựng trường lớp mầm non; công tác sáp nhập trường mầm non với trường phổ thông chưa theo quy định; tồn tại quá nhiều nhóm nhà trẻ, lớp mẫu giáo tư thục chưa được cấp phép (gần 1.695 nhóm/lớp)…
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu giáo viên chưa được khắc phục, tạo áp lực lớn cho ngành Giáo dục các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em (toàn quốc thiếu trên 49.000 giáo viên mầm non); giáo viên mầm non có năng lực nghề nghiệp sư phạm hạn chế, chưa biết tận dụng các điểm mạnh, khắc phục hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất sẵn có.
Ngoài ra, thu nhập của giáo viên mầm non thấp, thời gian làm việc ở trường dài, áp lực công việc lớn, ảnh hưởng đến đời sống của giáo viên, dẫn đến tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc tại các địa phương nhiều.
Trước thực trạng này, năm học 2019 – 2020, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương chủ động kế hoạch, nhanh chóng kiện toàn hệ thống phòng học mầm non tại các cơ sở giáo dục trước thềm năm học mới; bổ sung kịp thời những điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi đồng bộ trường lớp; đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản trị nhà trường gắn với thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non; giải quyết tình trạng thiếu giáo viên; tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Bộ GD&ĐT cũng đang tập trung phối hợp với các địa phương huy động các nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú và chất lượng bữa ăn bán trú; tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ; đồng thời, tuyên truyền hướng dẫn cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ.
Theo Lê Vân/ Báo Tin tức
Lào Cai: Đầu tư mạnh cơ sở vật chất trường lớp
Thông tin từ Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết: Năm học 2018 - 2019, tỉnh Lào Cai tiếp tục ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư và được lồng ghép với các chương trình, dự án, xã hội hóa giáo dục. Cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa.
100% các cơ sở giáo dục đã có lớp học kiên cố tại trường chính.
Việc đầu tư được gắn với Đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học và chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ở vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.
Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục đã có nhà lớp học kiên cố tại trường chính, với diện tích đất cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập và các hoạt động của nhà trường; cơ sở vật chất trường, lớp học sạch, đẹp từng, bước hiện đại từ vùng thấp, đến vùng cao, thôn, bản.
Lào Cai cũng là một trong các tỉnh có tỷ lệ phòng học/lớp học cao (đạt gần 1 phòng/1 lớp học, toàn quốc trung bình 0,7 phòng học/lớp), cơ bản đảm bảo học 2 buổi/ngày; đủ nhà ở công vụ giáo viên, nhà ở học sinh bán trú (738 phòng ở HS bán trú, 1.140 phòng công vụ GV, kinh phí 200 tỷ đồng); nhà vệ sinh, nhà tắm cho trường bán trú (872 công trình, trong đó, xây mới 555 công trình, kinh phí 105,4 tỷ đồng).
Ngành Giáo dục tích cực triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng phòng học (xóa phòng học tạm) nhà ăn, bếp giai đoạn 2018 - 2020 (714 phòng học, kinh phí: 358 tỷ đồng; 148 nhà ăn bếp, kinh phí: 21,5 tỷ đồng). Xây dựng trường PTDT nội trú, bán trú, trường chất lượng cao. Tích cực xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới, hiện có 359/617 trường đạt chuẩn, đạt 58,18%, đứng tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Trường cấp 3 nứt toác, học sinh và thầy cô lo ngay ngáy giữa Thủ đô Ngôi trường có tuổi đời hàng chục năm với 2 dãy nhà và trên 20 phòng học đang có hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng khiến học sinh, thầy cô luôn trong tình trạng lo lắng. Từ nhiều năm nay, trường THPT Trương Định (Hoàng Mai - Hà Nội) xuất hiện nhiều khe nứt, mảng tường bong tróc nghiêm trọng. Trước sự việc...