Cả nước thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu học
Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu học. Tuy nhiên, ở bậc THCS, THPT lại thừa tới 17.000 người. Đây là bài toán nan giải đối với ngành giáo dục.
Thiếu giáo viên tin học, ngoại ngữ
Bộ GD&ĐT cho biết, theo thống kê của các địa phương, thừa 12.165 giáo viên trung học cơ sở và 4.260 giáo viên trung học phổ thông.
Nguyên nhân là do phát triển đội ngũ nhà giáo thời gian qua bộc lộ một số bất cập. Đặc biệt, một số địa phương để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ gây bức xúc dư luận. Chất lượng đào tạo sư phạm gây quan ngại cho xã hội.
Cụ thể, cả nước hiện có 13 cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên về sư phạm và 61 cơ sở giáo dục đại học đa ngành có đào tạo sư phạm.
Nếu tính cả đào tạo giáo viên trình độ trung cấp và cao đẳng, cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở giáo dục đào tạo được phép đào tạo giáo viên các cấp (hầu hết tỉnh/thành nào cũng có cơ sở đào tạo sư phạm). Hàng năm, số lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp đều tăng.
Theo kế hoạch, đến năm 2020 quy mô đào tạo sư phạm chiếm 10% trong tổng số sinh viên tuyển mới. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến 2016, chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm luôn cao hơn mục tiêu đề ra. Trong khi đó, những năm gần đây chất lượng đầu vào sư phạm nhìn chung còn thấp, không thu hút được học sinh xuất sắc theo học ngành sư phạm.
Hiện nay cả nước thiếu 34.641 giáo viên mầm non do nhu cầu gửi trẻ tăng cao. (Ảnh: Mỹ Hà)
Hiện nay, giáo viên tiêu hoc, trung học cơ sở, trung học phổ thông về cơ bản đã đủ và thừa. Tuy nhiên, vân co tinh trang thưa, thiêu cuc bô va thiếu giáo viên ở một số môn học như: Tin học, ngoại ngữ ở bậc trung học cơ sở va tiêu hoc do nhu cầu dạy học 02 buổi/ngày, thừa giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc bậc tiểu học.
Video đang HOT
Nhu cầu trẻ tăng cao
Cũng theo Bộ GD&ĐT, hiện cả nước thiếu 5.315 giáo viên tiểu học; đôi vơi bậc mâm non thiếu 34.641 giáo viên do nhu cầu gửi trẻ tăng cao, trong khi tổng biên chế giáo viên của các tỉnh/thành phố có xu hướng giảm (do thực hiện tinh giản biên chế) nhưng số lượng giáo viên tuyển ở các bậc học trên (đặc biệt là trung học cơ sở và trung học phổ thông) có xu hướng thừa so với nhu cầu, do đó không còn biên chế cho bậc học mầm non.
Bộ GD&ĐT thừa nhận, nguyên nhân của các bất cập này là do việc biến động về quy mô trường/lớp vì dồn cơ cấu lại các trường hoặc do tăng dân số cơ học tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp dẫn tới việc thừa/thiếu cục bộ tại một số địa phương, khu vực nhất định.
Chưa có chính sách đột phá để thu hút học sinh giỏi vào sư phạm; chưa có chính sách đột phá đối với nhà giáo. (Ảnh: Minh họa).
Quy hoạch hệ thống các trường sư phạm không còn phù hợp. Công tác dự báo nhu cầu nhân lực sư phạm còn hạn chế, chưa sát với nhu cầu thực tế. Chỉ tiêu đào tạo của các trường sư phạm chủ yếu dựa trên số lượng giảng viên và cơ sở vật chất của nhà trường mà chưa có sự kết nối chặt chẽ với các địa phương để xác định số lượng giáo viên các bậc học, các môn học cần bổ sung.
Hiện nay, ở các địa phương, Sở GD&ĐT/Phòng GD&ĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.
Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp cũng chưa có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục đối với công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên.
Chưa có chính sách đột phá để thu hút học sinh giỏi vào sư phạm; chưa có chính sách đột phá đối với nhà giáo.
“Bộ GD&ĐT đã nắm được các bất cập này và đã chỉ đạo các địa phương, các trường sư phạm có các giải pháp để sớm khắc phục”, Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Nghỉ hè của con, nỗi lo của cha mẹ
Nghỉ hè là khoảng thời gian rất nhiều trẻ em mong đợi để được vui chơi sau 9 tháng học tập vất vả và cũng là những ngày cha mẹ lo lắng.
ảnh minh họa
Ngược lại với sự háo hức, mong đợi của con trẻ, kỳ nghỉ hè lại là nỗi lo của không ít gia đình có con ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, đặc biệt là các gia đình ở thành phố vì không biết gửi con ở đâu, làm thế nào để con có một mùa hè bổ ích trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm hàng ngày.
Trước khi kỳ nghỉ hè của các con bắt đầu, từ giữa tháng 5, vợ chồng chị Nguyễn Hồng Thanh ở phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã phải dành thời gian lên mạng tìm các khóa học hè cho 2 con, một bé học lớp 2 và một bé 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.
Chị cũng tới trung tâm văn hóa gần nhà và một vài trường tiểu học hỏi về các chương trình học hè để mong có chỗ gửi con. Thế nhưng, khi kỳ nghỉ hè của các con vừa bắt đầu, vợ chồng chị đành phải đưa cả 2 con về quê ở Hải Phòng gửi ông bà ngoại chăm sóc.
Dù biết ông bà đã lớn tuổi, lại phải chăm sóc cháu nhỏ sẽ rất mệt mỏi, nhưng với gia đình chị, đây là giải pháp duy nhất gửi con trong dịp hè này để đảm bảo an toàn vì các con còn quá nhỏ, không thể để ở nhà một mình cả ngày trong khi bố mẹ đi làm.
Chị Nguyễn Hồng Thanh nói: "Đúng là rất bí vì nhà không có người đưa đón các cháu mà cũng không có người chăm các cháu, bố mẹ vẫn phải đi làm từ sáng đến tối. Vì vậy chúng tôi dù rất nhớ con nhưng đành phải có phương án là gửi con về ông bà chăm sóc.
Những khóa bán trú tôi cũng tìm hiểu, ví dụ con tôi trước khi vào lớp 1 cũng tiền tiểu học, các con học những khóa đấy chỉ trong 1 đến 2 tháng nhưng nộp đến cả chục triệu đồng thì gia đình cũng hơi khó khăn về mặt tài chính".
Cùng cảnh ngộ không có người trông con trong dịp hè, vợ chồng chị Bùi Tâm Trang ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình cũng phải tìm hiểu các lớp học hè bán trú cho 2 con ở lứa tuổi tiểu học với mục tiêu quản lý con là chính.
Tuy nhiên, đa phần các lớp mà chị tìm thấy lại không đảm bảo về mặt thời gian theo yêu cầu của gia đình, còn những lớp dạy kỹ năng sống bán trú như: học kỳ quân đội, các lớp tu ở chùa, trải nghiệm bán trú hè... chi phí lại quá đắt so với thu nhập của 2 vợ chồng.
Chị Bùi Tâm Trang bộc bạch: "Nhưng chương trình trên cũng chỉ hoạt động trong khoảng 2 tiếng, học vẽ, bơi hoặc các môn ngoại khóa khác và bố mẹ vẫn phải đưa đi đón về. Trong những khoảng thời gian trùng vào thời gian đi làm của bố mẹ cũng rất khó. Các phương tiện công cộng nhiều nhưng không an toàn tuyệt đối cho con".
Câu chuyện của gia đình chị Nguyễn Hồng Thanh và Bùi Tâm Trang cũng là tình cảnh chung của nhiều gia đình ở thành phố hiện nay. Con được nghỉ 3 tháng hè đang trở thành nỗi ám ảnh đối với các bậc phụ huynh vì không thể thu xếp được thời gian để trông con.
Nhiều gia đình không có người trông con, không có ông bà ở quê, cũng không có điều kiện cho con theo học những khóa học đắt tiền buộc phải áp dụng giải pháp là "nhốt" con trong nhà để đi làm, nghỉ làm luân phiên để trông con, hoặc đưa con đến cơ quan. Vậy là kỳ nghỉ hè của con trẻ bất đắc dĩ đã trở thành gánh nặng cho bố mẹ, còn các con cũng không được nghỉ ngơi, vui chơi đúng nghĩa.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Thanh, 3 tháng hè là thời gian để các con nghỉ ngơi sau 9 tháng học tập vất vả. Vì vậy, nếu nghỉ hè các con vẫn đi học, dù chỉ là các môn năng khiếu và học bán trú thì đều gây quá tải cho các con.
Chuyên gia Nguyễn Ngọc Thanh cho biết: "Một mùa hè đúng nghĩa là các con được rời xa sách vở trong vòng 2-3 tháng để giải tỏa áp lực. Khi có mùa hè nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích, các con sẽ trở lại năm học mới với năng lực tràn trề hơn.
Thứ hai là dịp hè chính là dịp để các con có rất nhiều những hoạt động bổ trợ và có ích để các con nâng cao kỹ năng, nâng cao khả năng hiểu biết và nâng cao các trải nghiệm sống. Đấy là một mong muốn chính đáng của các con".
Nói về những kỳ nghỉ hè cho trẻ, nhiều chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng, trẻ em ở Việt Nam đang không có tuổi thơ vì các con luôn phải đi học và đến hè cũng phải đi học.
Nếu như phụ huynh cố gắng nhồi nhét kiến thức, hoặc nhốt con trong bốn bức tường để bảo đảm an toàn thì đều không tốt cho sức khỏe và tâm lý của trẻ. Thế nhưng, mặc dù phụ huynh không muốn, trẻ không hào hứng, nhưng cuối cùng học thêm các môn năng khiếu trong dịp hè đối với trẻ tiểu học, trung học cơ sở và tiếp tục đi học với trẻ mẫu giáo vẫn là giải pháp mà đa số phụ huynh buộc phải lựa chọn để có thể yên tâm đi làm.
Theo Zing
Thông tin mới nhất về tuyển sinh lớp 6 tại Hà Nội Chiều 29/5, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố phương án tuyển sinh đầu cấp của các trường mầm non, tiểu học, THCS của 30 quận, huyện, thị xã. ảnh minh họa Theo đó, năm học 2018-2019, tất cả các trường THCS công lập ở Hà Nội, kể cả các trường "đặc thù" trước đó được cho vào danh sách được tuyển sinh bằng...